Hà Quang Thắng | Chat Online
05/08/2021 20:25:31

Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ


ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA MÔN SỬ 6

Khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau.

Câu 1: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ?

A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.

D. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng.

Câu 2: Ngô Quyền là người thuộc?

A. làng Giàng      B. làng Đô            C. làng Đường Lâm           D. làng Lau

Câu 3: Kết quả của trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.            B. thất bại.

C. không phân thắng bại.                      D. thắng lợi một phần.

Câu 4: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước?

A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 5: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa?

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên       B. Đây là nơi ông mất

C. Đây là nơi ông xưng vương.            D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

Câu 6: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là?

A. Độc Cô Tổn              B. con trai ông là Khúc Hạo

C. Cao Chính Bình       D. Ngô Quyền

Câu 7: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa?

A. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.

B. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.

C. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.

D. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc.

Câu 8: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của?

A. Khúc Thừa Dụ.       B. Khúc Hạo.    C. Khúc Thừa Mĩ.     D. Dương Đình Nghệ.

Câu 9: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỉ X đó là?

A. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.

B. Lật đồ chính quyền đô hộ, dựng nên tự chủ.

C. Tự xưng là Tiết độ sứ.

D. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Câu 10: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã?

A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.

B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 11: Nước Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh?

A. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam.

B. Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.

C. Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.

D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp?

A. Mai Thúc Loan.          B. Phùng Hưng.     C. Khu Liên.      D. Các vua Lâm Ấp.

Câu 13: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ?

A. chữ Hán        B. chữ Phạn        C. chữ La tinh            D. chữ Nôm

Câu 14: Kinh đô của nước Chăm-pa ban đầu đóng ở?

A. Sa Huỳnh - Quảng Nam                B. Trà Kiệu - Quảng Nam.

C. Hội An - Quảng Nam.                   D. Thượng Lâm - Quảng Nam.

Câu 15: Có thể khẳng định nhân dân Chăm-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh vì họ đã?

A. biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

B. biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

C. biết buôn bán với nước ngoài.

D. tất cả các đáp án trên đúng.

Câu 16:  Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là?

A. Chùa Một Cột                  B. Chùa Tây Phương.

C. Thánh địa Mỹ Sơn           D. Cầu Trường Tiền

Câu 17: Để xiết chặt ách đô hộ đối với nước ta, nhà Đường đã thực hiện?

A. Cử quan lại người Trung Quốc cai trị trực tiêp đến cấp huyện.

B. Xây thành, đắp lũy, tăng cường quân chiếm đóng.

C. Sửa sang, làm lại đường giao thông.

D. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 18: Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức?

A. Tô thuê và công nạp rất nặng nề.             

B. Tô thuế và đi lao địch.

C. Tô thuê và đi phu.

D. Thay nhau bán quả vải sang Trung Quốc cống nộp.

Câu 19: Trong các thể kỉ VII - IX để chống ách đô hộ nhà Đường có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nỗ ra, đó là?

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Câu 20: Trong số các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương" là?

A. Lý Tự Tiên.             B. Đinh Kiến.            C. Mai Thúc Loan.   D. Phùng Hưng

Câu 21: Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Đế là?

A. Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu.

B. Lực lượng kẻ địch rất mạnh.

C. Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 22: Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của nhà Lương đối với vùng Giao Châu là gì?

A. Hà khắc, bóc lột nặng nề

B. Lỏng lẻo

C. Tương đối nhân đạo

D. Tạo điều kiện cho sản xuất Giao Châu phát triển

Câu 23. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

A. đồng hoá dân tộc ta                             

B. Tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới                      

C. Vơ vét, bóc lột của cải                        

D. Chiếm đất và cai trị nhân dân ta                                              

Câu 24.Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào dưới đây đô hộ Giao Châu?

A. Triều đại phong kiến nhà Ngô.                               

B. Triều đại phong kiến nhà Hán.                                                

C. Triều đại phong kiến nhà Lương.       

D. Triều đại phong kiến nhà Tần.

Câu 25. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm Pa là?

A. Trồng cây ăn quả                                            B. Làm gốm    

C. Trồng lúa nước                                               D. Khai thác lâm thổ sản

Câu 26.Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người nổi dậy khởi nghĩa?

A. Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với dân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan bắt nhân dân ta phải cống nộp và gánh vải sang Trung Quốc xa xôi vạn dặm.

B. Do chính sách bóc lột tàn bạo, độc ác của nhà Đường

C.Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua.

D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 27: Thành tựu nghệ thuât đặc sắc nhất của cư dân Chăm-pa là ?

A. Công trình kiến trúc đền chùa.   C.Kiến trúc nhà ở.

B. Các bức tượng phật.                  D. Kiến trúc đền tháp

Câu 28: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

A.Củng cố thế lực của họ Khúc

B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình                    

C.Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”

D.Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế

Câu 29:Nhà Đường đặt tên nước ta là gì?

A. An Nam đô hộ phủ        B.Giao Châu     C.Châu Giao            D.Giao Chỉ

Câu 30: Tình bình đất nước sau khi nhà Lý thất bại?

A. Nhà nước Vạn Xuân sụp đồ.

B. Nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

C. Nhân dân Vạn Xuân buộc phải chấp nhận sự đô hộ của nhà Lương.

D. Tình hình đất nước hỗn loạn, gặp nhiều khó khăn.

Câu 31. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm

A. Mùa xuân năm 40 TCN

B. Mùa xuân năm 40

C. 981

D. 93

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn