Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và V (lít) khí N2O thoát ra ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m (gam) Mg trong dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được khí N2O (sản phẩm khử duy nhất) và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Tính giá trị m.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí NO ở đktc (là sản phẩm khử duy nhất). Tính % theo khối lượng của Mg trong hỗn hợp X.
Câu 4: Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,008 lít hỗn hợp hai khí NO và N2O (ở đktc, không còn sản phẩm khử khác). Sau phản ứng khối lượng dung dịch HNO3 tăng thêm 3,78 gam. Viết các phương trình phản ứng và xác định kim loại M.
Câu 5 : Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 3. Lấy m (gam) X cho phản ứng xảy ra hoàn toàn với dung dịch chứa 44,1 gam HNO3 sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 5,6 lít khí Y gồm NO và NO2 ở đktc thoát ra. Tính giá trị của m