Kim Chíoizy | Chat Online
04/10/2021 14:28:41

Nêu hiện tượng, viết phản ứng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau



Câu 1. Nêu hiện tượng, viết phản ứng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau: 
a)    Dung dịch KOH và dung dịch FeCl3.  
 
b)    Dung dịch KOH và dung dịch CuCl2. 
 
c)    Dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH. 
 
d)    Dung dịch BaCl2 và dung dịch H2SO4. 
 
e)    Dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CO3. 
 
f)    Dung dịch Ca(NO3)2 và dung dịch Na2CO3. 
 
g)    Dung dịch Pb(NO3)2 và dung dịch H2S.      
 
h)    Dung dịch HNO3 và Cu(OH)2. 
 
i)    Dung dịch dung dịch HCl và Al(OH)3. 
 
j)    Dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH. 
      
k)    Dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4. 
 
l)    FeS và dung dịch HCl. 
 
m)    Dung dịch HCl và CaCO3. 
 
n)    Dung dịch NaOH và dung dịch NH4Cl. 
 
o)    Dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch (NH4)2SO4. 
 
p)    Dung dịch NaOH và dung dịch NaHCO3. 
 
q)    Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(HCO3)2. 
 
r)    Dung dịch NaHCO3 và dung dịch HCl.       
 
s)    Dung dịch Ca(HCO3)2 và dung dịch HCl. 
 
Câu 2. Theo em, những ion sau có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch không? Vì sao? a) Na+, Ba2+, Cl-, SO42-. 
b)    Na+, Cl-, H+ , NO3-. 
c)    Na+, OH-, H+, Cl-. 
d)    Na+ , CH3COO-,  H+, Cl-. 
e)    Na+, CO32-,  H+, Cl-. 
I.2.    Phần trắc nghiệm  
Nhận biết: Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 
Câu 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi  A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan. 
B.    các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh. 
C.    một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. 
D.    Phản ứng không phải là thuận nghịch. 
Câu 2. Phản ứng trao đổi ion sẽ không xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có  
A. một chất kết tủa          B. một chất khí      C. một axit yếu     D. các chất đều tan. 
Câu 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: 
A.    có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.      
B.    không thay đổi số oxi hóa các nguyên tố. 
C.    có thể có hoặc không thay đổi số oxi hóa các nguyên tố. 
D.    chỉ xảy ra với chất điện li mạnh. 
Câu 4. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây không đúng? Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li xảy ra khi:  
A.    có phương trình ion thu gọn.                      
B.    có sự giảm nồng độ một số các ion tham gia phản ứng. 
C.    có ít nhất một trong các sản phẩm kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.    
D.    các chất tham gia phải là chất điện li. 
Câu 5. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết 
A.    những ion nào tồn tại trong dung dịch.      
B.    bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li. 
C.    không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li. 
D.    dung dịch nào là chất điện li mạnh. 
Câu 6. Cho phương trình phản ứng xảy ra giữa dung dịch HCl và dung dịch AgNO3 như sau: HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3. Phản ứng trên xảy ra là do tạo thành: 
A. AgCl kết tủa.          B. HNO3 là axit yếu. 
C. HNO3 là chất điện li yếu.     D. HNO3 là chất khí. 
Câu 7. Cho phương trình phản ứng xảy ra giữa dung dịch HCl và dung dịch Na2S như sau: 2HCl + Na2S → NaCl + H2S. Phản ứng trên xảy ra là do tạo thành: 
A. NaCl kết tủa.     B. H2S là kết tủa.     C. H2S là chất khí.     D. NaCl chất tan. 
Thông hiểu: Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li; Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 
Câu 1. Ion SO42- có thể tác dụng với ion nào tạo ra chất kết tủa sau phản ứng? 
A. Ba2+.     B. Mg2+.                                   C. Na+.                                   D. H+. 
Câu 2. Ion CO32- có thể tác dụng với ion nào không thể tạo ra chất kết tủa sau phản ứng? 
    A. Ca2+.     B. Mg2+.                                   C. Ba2+.                               
Câu 3. Ion X tạo ra chất kết tủa khi tác dụng với ion Cl-. Ion X có thể là     D. H+. 
    A. Na+.     B. Mg2+.                                   C. Ba2+.                               
Câu 4. Ion OH- có thể tác dụng với ion nào tạo ra chất kết tủa sau phản ứng?     D. Ag+. 
    A. Cu2+.     B. Ca2+.                                   C. Ba2+.                               
Câu 5. Ion S2- có thể tác dụng với ion nào tạo ra chất khí sau phản ứng?     D. H+. 
    A. Cu2+.     B. H+.     C. Pb2+.                               
Câu 6. Trong dung dịch, ion OH- không tác dụng được với ion     D. Fe2+.              
    A. K+.      B. H+.      C. HCO3-.      D. Fe3+. 
Câu 7. (Đề TSĐH KA - 2013) Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3? 
    A. HCl.     B. K3PO4.     C. KBr.     D. HNO3. 
Câu 8. Chất nào sau đây tạo kết tủa khi cho vào dung dịch Na2SO4? 
    A. HCl.     B. K3PO4.     C. BaCl2.     D. HNO3. 
Câu 9. Chất nào sau đây tạo kết tủa khi cho vào dung dịch KOH? 
    A. HCl.     B. CuSO4.     C. BaCl2.     D. NaOH. 
Câu 10. Chất nào sau đây tạo chất khí khi cho vào dung dịch NaHCO3? 
    A. HCl.     B. CuSO4.     C. BaCl2.     D. NaOH. 
Câu 11. Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây tạo thành sản phẩm là chất kết tủa? 
    A. HCl và Na2CO3.     B. NaCl và AgNO3.     C. NaOH và K2SO4.  
Câu 12. Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây tạo sản phẩm là chất khí?     D. H2SO4 và CH3COONa.   
    A. HCl và Na2SO3.     B. NaCl và HNO3.     C. NaOH và MgSO4. 
Câu 13. Phản ứng nào dưới đây tạo sản phẩm là chất điện li yếu?     D. H2SO4 và CH3COONa. 
    A. HCl + AgNO3.     B. CuSO4 + NaOH.         C. KOH + HCl.        
Câu 14. Để có kết tủa BaSO4, cần trộn lẫn hai dung dịch nào dưới đây?     D. MgSO4 + BaCl2. 
    A. HCl + AgNO3.     B. CuSO4 + NaOH.         C. KOH + HCl.            D. MgSO4 + BaCl2. 
Câu 15. Để tạo thành chất điện li yếu là CH3COOH, cần trộn lẫn hai dung dịch nào dưới đây? 
    A. HCl và Na2SO3.     B. NaCl và HNO3.     C. NaOH và MgSO4.     D. H2SO4 và CH3COONa. 
Câu 16. Để tạo thành chất điện li rất yếu là H2O, cần trộn lẫn hai dung dịch nào dưới đây? 
    A. HCl + AgNO3.     B. CuSO4 + NaOH.         C. KOH + HCl.            D. MgSO4 + BaCl2. 
Câu 17. Để tạo thành chất axit yếu không bền H2CO3, cần trộn lẫn hai dung dịch nào dưới đây? 
    A. HCl và Na2CO3.     B. NaCl và Na2CO3.     C. CuSO4 + NaOH.         D. MgSO4 + BaCl2. 
Câu 18. Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3? 
    A. FeCl3 + NaOH.     B. Fe(NO3)3 + Fe.     C. FeCl2 + NH4NO3.     D. Fe(NO3)3 + Mg(OH)2. 
Câu 19. (Đề THPT QG - 2018) Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch 
    A. NaCl.     B. KCl.     C. CaCl2.     D. NaNO3. 
Câu 20. (Đề THPT QG - 2018) Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3? 
    A. K2SO4.     B. KNO3.     C. HCl.     D. KCl. 
Câu 21. (Đề MH - 2017) Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu 
    A. vàng nhạt.     B. trắng xanh.     C. xanh lam.     D. nâu đỏ. 
Câu 22. (Đề THPT QG - 2017) Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra? 
A. NaOH.     B. HCl.     C. Ca(OH)2.     D. H2SO4. 
Câu 23. (Đề THPT QG - 2019) Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí 
A. NH4Cl và AgNO3.     B. NaOH và H2SO4.     C. Ba(OH)2 và NH4Cl. D. Na2CO3 và KOH. 
Câu 24. (Đề THPT QG - 2019) Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa? 
A. KOH và H2SO4.     B. CuSO4 và HCl.     C. NaHCO3 và HCl.      D.Na2CO3 và Ba(HCO3)2. 
Câu 25. (Đề TN THPT - 2020) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2? 
A. HCl.     B. Na2SO4.     C. K2SO4.     D. KNO3. 
Câu 26. (Đề THPT QG - 2017) Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa? 
A. NaCl.     B. Ca(HCO3)2.     C. KCl.     D. KNO3. 
Câu 27. (Đề THPT QG - 2017) Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây? 
A. KCl.     B. KNO3.     C. NaCl.     D. Na2CO3. 
Câu 28. (Đề THPT QG - 2017) Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây? 
A. Na2SO4.     B. KNO3.     C. KOH.     D. CaCl2. 
Câu 29. Kết tủa FeS được tạo thành trong dung dịch bằng cặp chất nào dưới đây? 
A. FeCl2 + H2S.     B. FeSO4 + Na2S.     C. Fe + Na2S.     D. FeCl2 + Na2SO4. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Câu 30. Trong các dung dịch sau, dung dịch nào có thể tồn tại đồng thời các ion? 
A. Na+, Cu2+, Cl-, OH-.       B. K+, Ba2+, Cl-, SO42-. 
C. K+, Fe2+, Cl-, SO42-          D. Ag+, Na+, Br-, NO3-. 
Câu 31. Dãy nào dưới đây gồm các ion có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch? 
A. Na+, Ca2+, Cl-, CO32-.      B. Cu2+, SO42-, Ba2+, NO3-. 
C. Mg2+, NO3-, SO42-, Al3+.     D. Zn2+, S2-, Fe3+, Cl-. 
Câu 32. (Đề TSCĐ - 2009) Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là  
A. H+, Fe3+, NO3-, SO42-.     B. Ag+, Na+, NO3-, Cl-. 
C.  Mg2+, K+, SO42-, PO43-.     D. Al3+, NH4+, Br-, OH-. 
Câu 33. (TSCĐ - 2010) Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là 
A. K+, Ba2+, OH-, Cl-.           B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+.     
C. Na+ , K+, OH-, HCO3-.         D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-. 
Câu 34. Các ion nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch? 
A. Na+, Ba2+, Cl-, NO3-.                             B. Fe3+, K+, SO42-, Cl-. 
C. Mg2+, Na+, Cl-, NO3-.      D. Ca2+, NH4+, CO32-, OH-. 
Câu 35. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch? 
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.                                       B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.    
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-.                                    D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-. 
Câu 36. Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion 
A. NH4+, Na+, K+.                 B. Cu2+, Mg2+, Al3+.        
C. Fe2+, Zn2+, Al3+ .              D. Fe3+, HSO4-. 
Câu 37. Cho tập hợp các ion sau 
(I) Na+, Ca2+, Cl-, CO32-.      (II) Na+, Ca2+, Cl-, NO3-. 
(III) H+, K+, Cl-, SO32-.          (IV) H+, Ba2+, Cl-, HCO3-. 
Tập hợp các ion không thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là 
    A. (I) và (II).           B. (I) và (IV).     C. (I) và (III).               D. (I), (III) và (IV). 
Câu 38. Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch? 
    A. H+, NO3-, SO42-, Mg2+.     B. Al3+ , SO42-, Mg2+, Cl-. 
    C. Fe2+, NO3-, S2-, Na+.      D. K+, CO32-, SO42-. 
Câu 39. Chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch? 
    A. BaCl2 và H2SO4.      B. CuSO4 và NaCl.       C. FeCl3 và KOH.  
Câu 40. Cặp chất nào sau đây tồn tại trong dung dịch?     D. CaCl2 và Na3PO4. 
    A. BaCl2 và H2SO4.     B. MgSO4 và NaCl.       C. AlCl3 và KOH.     D. CaCl2 và Na3PO4. 
Câu 41. Trộn hai dung dịch sau đây với nhau trường hợp không có phản ứng là      
    A. NaCl + AgNO3.     B. BaCl2 + NaOH.     C. HCl + CaCO3.     D. FeCl2 + KOH. 
Câu 42. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch  
    A. CaCl2 và Na2CO3.      B. HCl và NaHCO3.     C. BaCl2 và KCl.     D. NaCl và AgNO3. 
Câu 43. (Đề THPT QG - 2019) Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch? 
    A. NaOH và Na2CO3.     B. Cu(NO3)2 và H2SO4. C. CuSO4 và NaOH.     D. FeCl3 và NaNO3. 
Thông hiểu: Phương trình ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. 
Câu 1. Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3 là A. H+ + OH- → H2O.                      B. 2H+ + CO32-→ CO2 + H2O.                  
    C. Na+ + Cl-→ NaCl.                           D. 2H+ + Na2CO3 → Na+ + CO2 + H2O. 
Câu 2. Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch H2SO4 và dung dịch BaCl2 là A. H+ + OH-→ H2O.                      B. 2H+ + SO42- → H2SO4. 
    C. H+ + Cl-→ HCl.                D. Ba2+ + SO42- → BaSO4 . 
Câu 3. Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch NaOH là A. H+ + OH- → H2O.                      B. 2H+ + SO42- → H2SO4. 
    C. H+ + Cl- → HCl.                D. Ba2+ + SO42- → BaSO4 . 
Câu 4. Xét:  S2- + 2H+ → H2S. Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng: 
    A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S .                      B. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S . 
    C. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.      D. 2CH3COOH + K2S→ 2CH3COOK + H2S . 
Câu 5. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học  
    A. NaOH + NaHCO3.          B. H2SO4 + Ba(OH)2.      
    C. HCl + NaOH.                  D. HCl + Na2CO3. 
Câu 6. (Đề TSĐH B - 2014) Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên? 
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.     B. HNO3 + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.      
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. 
Câu 7. Phương trình ion rút gọn không đúng là     D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. 
A. H+ + HSO3-→ SO2 + H2O.     B. Fe2+ + SO42-→ FeSO4. 
C. Mg2+ + CO32-→ MgCO3.     D. NH4+ + OH-→ NH3 + H2O 
Câu 8. (Đề THPT QG - 2009) Cho các phản ứng hóa học sau: 
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2.               (2) CuSO4 + Ba(NO3)2.                  
(3) Na2SO4 + BaCl2.                                 (4) H2SO4 + BaSO3.             
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2.                  (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2. 
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là 
A. (1), (2), (3), (6).        B. (3), (4), (5), (6).           C. (2), (3), (4), (6).        D. (1), (3), (5), (6). Câu 9. Cho các phản ứng hóa học sau 
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2.      (2) CuSO4 + Ba(NO3)2. 
(3) Na2SO4 + BaCl2.          (4) H2SO4 + BaSO3. 
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2.     (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2. 
(7) FeSO4 + Ba(OH)2.          (8) Na2SO4 + Ba(OH)2. 
Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 . 
A.  4.     B.  6.     C.  7.     D.  5. 
Câu 10. Phản ứng giữa các chất nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn? 
(1) HCl +NaOH.                                                    (2) CaCl2 + Na2CO3. 
(3) CaCO3 + HCl.                                                  (4) Ca (HCO3)2 + Na2CO3. 
(5) CaO + HCl.                                                      (6) Ca(OH)2 + CO2. 
A. (2), (3).     B. (2), (4).     C. (4), (5), (6).     D. (2), (3), (4), (5), (6). 
Câu 11. Cho các phản ứng sau: 
a)    FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S . 
b)    Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S . 
(d)    KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S . 
(e)    BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S . 
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là 
A. 4.     B. 3.     C. 2.     D. 1. 
Câu 12. Phương trình phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl. tương ứng với phương trình ion rút gọn nào sau đây? 
    A. Na+ + Cl- → NaCl.          B. Ba2+ + SO42- → BaSO4. 
C. Na+ +  SO42- → Na2SO4. Câu 13. Cho các phản ứng sau:      D. Ba2+ +Cl- + Na+ + SO42- →BaSO4 + Na+ + Cl-. 
    (1) NaOH + HCl;           (2) NaOH + CH3COOH;  
(3) Mg(OH)2 + HNO3;   
(5) NaOH + H2SO4;      (4) Ba(OH)2 + HNO3;  
Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: H+ + OH– → H2O? 
A. 5.     B. 2.     C. 4.     D. 3. 
Câu 14. Cho các phản ứng hóa học: 
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.     (b) NaHS + HCl → NaCl + H2S. 
c)    BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.     (d) K2S + 2HCl → 2KCl + H2S. 
Số phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng: Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S là 
A. 1.     B. 4.     C. 3.     D. 2. 
Vận dụng cao: Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra; Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li; Áp dụng nhận biết các dung dịch mất nhãn của hợp chất vô cơ. 
Câu 1*. Chất X có một số tính chất sau: 
-    Tác dụng với dung dịch HCl gây sủi bọt khí. 
-    Tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2.  
Vậy X là 
    A. NaOH.                B. Na2SO4.     C. NaHSO4.     D. Na2CO3. 
Câu 2*. Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau: 
Chất     X     Y     Z     T 
Dung dịch Ba(OH)2     Kết tủa trắng     Khí có mùi khai     Không hiện tượng     Kết tủa trắng, khí có mùi khai 
Nhận xét nào sau đây đúng? 
    A. T là dung dịch (NH4)2CO3.     B. X là dung dịch NaNO3.  
    C.  Y là dung dịch NaHCO3.     D. Z là dung dịch NH4NO3.        
Câu 3*. Trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm để nhận xét chúng và có được kết quả như sau: 
Chất     X     Z     T     Y 
Dung dịch Ba(OH)2, to     Có kết tủa xuất hiện     Không hiện tượng     Kết tủa và khí thoát ra     Có khí thoát ra 
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là 
A. K2SO4, (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3.     B. (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3, K2SO4. 
C. KOH, NH4NO3, K2SO4, (NH4)2SO4.     D. K2SO4, NH4NO3, KOH, (NH4)2SO4. 
Câu 4*. Cho dung dịch chứa ion OH- (ví dụ NaOH) vào 4 ống nghiệm chứa các ion NH4+, Fe3+, Cu2+, Na+. 
  
Hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là 
A.    có khí mùi khai, có kết tủa nâu đỏ, có kết tủa xanh, không có hiện tượng. 
B.    không có hiện tượng, có khí mùi khai, có kết tủa nâu đỏ, có kết tủa xanh. 
C.    có khí mùi khai, có kết tủa xanh, không có hiện tượng, có kết tủa nâu đỏ. 
D.    có khí mùi khai, có kết tủa nâu đỏ, không có hiện tượng, có kết tủa xanh. 
Câu 5*. (Đề TSCĐ - 2014) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là 
    A. 1.     B. 4.     C. 2.     D. 3. 
Câu 6*. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), 
(2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau: 
Dung dịch     (1)     (2)     (4)     (5) 
(1)          Khí thoát ra     Có kết tủa      
(2)     Khí thoát ra          Có kết tủa     Có kết tủa 
(4)     Có kết tủa     Có kết tủa           
(5)          Có kết tủa           
 
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là 
A. H2SO4, NaOH, MgCl2.     B. H2SO4, MgCl2, BaCl2. 
C. Na2CO3, NaOH, BaCl2.     D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2. 
 
Câu 7*. Cho 42,75 gam Ba(OH)2 vào 400 ml dung dịch MgSO4 0,5M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
    A. 46,6 gam.     B. 11,6 gam.     C. 58,2 gam.     D. 58,25 gam. 
 
Câu 8*. (Đề TSCĐ - 2009) Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
    A. 39,4.     B. 17,1.     C. 15,5.     D. 19,7. 
 
 
 
 
 
 
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn