Chương trình sinh học lớp 7 đề cập đến mấy ngành động vậtCâu 1:Chương trình sinh học lớp 7 đề cập đến mấy ngành động vật: A. 5 ngành. B. 6 ngành. C. 7 ngành. D. 8 ngành. Câu2:Trùng roi thường tìm thấy ở đâu? A. Trong không khí. B. Trong đất khô. C. Trong cơ thể người. D. Trong nước. Câu3: Trùng sốt rét có lối sống: A. Sống bám B. Sống tự dưỡng C. Sống kí sinh D. Sống tự do Câu4: Trùng giày lấy thức ăn nhờ A. Chân giả B. Lỗ thoát C. Lông bơi D. Không bào co bóp Câu5: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là: A. Trùng roi B. Tập đoàn vôn vốc C. Trùng biến hình D. Trùng lỗ Câu6: Nơi sống của thuỷ tức: A. Trong đất B. Trên mặt đấ C. Nước ngọt D. Nước mặn Câu7: Cơ thể sứa có dạng: A. Hình trụ B. Hình dù C. Hình cầu D. Hình que Câu8: Thức ăn của sứa là: A. Thịt động vật B. Cây cỏ C. Vụn hữu cơ D. Rong và tảo Câu9: Hải quỳ có lối sống: A. Bơi lội tự do B. Trôi nổi C. Sống bám D. Sống tập đoàn Câu11: Nơi kí sinh của giun đũa là: A. Ruột thẳng B. Ruột non C. Ruột ngang D. Ruột già Câu12: Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt: A. Thủy tức B. Sứa C. San hô D. Hải quỳ Câu13: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là A. Trong máu. B. Khoang miệng. C. Ở gan. D. Ở thành ruột. Câu14: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là A. Quang tự dưỡng. B. Hoá tự dưỡng. C. Dị dưỡng. D. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp. Câu15: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn? A. Đỉa, giun đất. B. Giun kim, giun đũa. C. Giun đỏ, vắt. D. Lươn, sá sùng. Câu16: Trùng sốt rét có đặc điểm: A. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. B. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. C. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. Câu17: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. Câu18: Phát biểu nào sau đây đúng vể thuỷ tức ? A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử. C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng. D. Có khả năng tái sinh. Câu19:Trùng dày di chuyển được là nhờ: A. Roi bơi B. Chân bơi C. Vây bơi D. Lông bơi Câu20: Nơi kí sinh của trùng kiết lỵ là: A. Bạch cầu B. Ruột người C. Hồng cầu D. Máu Câu21:Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua: A. Qua lỗ miệng B. Tế bào gai C. Màng cơ thể D. Không bào Câu22: Cấu tạo thành cơ thể thuỷ tức gồm: A. 1 lớp tế bào B. 2 lớp tế bào C. 3 lớp tế bào D. Gồm nhiều lớp tế bào Câu23: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là A. Giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng. B. Tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn. C. Tăng khả năng trao đổi khí. D. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá. Câu24:Đặc điểm cấu tạo cơ thể ruột khoang: A. Cơ thể đối xứng toả tròn B. Cơ thể đối xứng hai bên C. Cơ thể không đối xứng D. Cơ thể dẹp Câu25: Sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: A. Có lối sống bám B. Kích thước nhỏ C. Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên D. Có lối sống tự do Câu26:Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là A. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi B. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn C. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài D. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát Câu27:Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. Sán lá gan, sán dây và sán lông. B. Sán dây và sán lá gan. C. Sán lông và sán lá gan. D. Sán dây và sán lông. Câu28: Lợn gạo mang ấu trùng của: A. Sán lá gan B. Sán bả trầu C. Sán lá máu D. Sán dây Câu29: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường bài tiết nước tiểu. D. Đường sinh dục. Câu30: Sự trao đổi khí của trùng roi là: A. Nhân B. Màng cơ thể C. Roi D. Hạt dự trữ Câu31: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hóa, làm cơ thể suy nhược. B. Số lượng trứng ít không làm tắc ruột, không gây nguy hiểm đến tính mạng C. Làm tăng hiệu quả tiêu hóa, cơ thể béo phì, không gây nguy hiểm đến tính mạng. D. Hút chất dinh dưỡng ở máu, làm cơ thể mệt mỏi, tăng hiệu quả tiêu hóa Câu32: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét? A. Mắc màn khi ngủ B. Rửa tay trước khi ăn C. Ăn chín, uống sôi D. Ăn uống hợp vệ sinh Câu33: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Sán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành …(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. A. : có lông bơi ; (2) : ốc ; (3) : có đuôi ; (4) : kén sán B. (1): có đuôi ; (2) : ốc ; (3) : có lông bơi ; (4) : kén sán C. : có đuôi ; (2) : cá ; (3) : có lông bơi ; (4) : trứng sán D. : có lông bơi ; (2) : cá ; (3) : kén sán ; (4) : trứng sán Câu34: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? A. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. C. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. Câu35: Ngành giun dẹp gồm có các đại diện sau: A. Trùng giày, sán lông, sán dây. B. Sán lá gan, sán lông, sán dây. C. Sán lá gan, sán dây, thủy tức. D. Sán bã trầu, sán chó, hải quỳ. Câu36: Để phòng giun đũa kí sinh ta cần: A. Mang ủng khi vào vùng nước bẩn B. Tiêm văc xin chủng ngừa C. Đeo khẩu trang nơi nhiều bụi D. Giữ vệ sinh trong ăn uống Câu37: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người là: A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng. B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt. C. Gây ngứa ở hậu môn. D. Gây tắc ruột, tắc ống mật. Câu38: Muốn phòng bệnh kiết lị ta phải: A. Uống thuốc phòng bệnh. B. Giữ vệ sinh ăn uống. C. Thường xuyên tắm rửa. D. Đeo khẩu trang. Câu39: Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1 – 2 lần trong một năm? A. Vì ở ruột có nhiều giun đũa kí sinh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ đường ruột B. Vì ở ruột có ít giun đũa kí sinh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe C. Vì ở máu có nhiều giun đũa kí sinh, làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn D. Vì ở ruột có nhiều giun đũa kí sinh, nhưng không ảnh hưởng đến đường ruột Câu40: Sán lông và sán lá gan được xếp chung vào ngành giun dẹp vì: A. chúng có lối sống kí sinh. B. chúng đều là sán. C. cơ thể dẹp có đối xứng hai bên. D. chúng có lối sống tự do. Câu 41: Vì sao giun dẹp thường kí sinh ở ruột, gan, máu người và động vật? A. Vì là nơi có nhiều chất dinh dưỡng B. Vì là nơi dễ di chuyển C. Vì là nơi dễ đẻ trứng D. Vì là nơi sống vừa với cơ thể Câu42: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa? A. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể. B. Vì giun đũa có lớp vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể C. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác D. Vì giun đũa có lớp vỏ kitin bọc ngoài cơ thể Câu43: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu. B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu. C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu. D. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu. Câu44: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? A. Vì muỗi Anophen sống chủ yếu ở miền núi B. Vì muỗi Mansonia sống chủ yếu ở miền núi C. Vì ở miền núi số dân đông D. Vì muỗi Aedes sống chủ yếu ở miền núi Câu45: Vì sao tỉ lệ mắc giun sán ở nước ta còn cao? A. Điều kiện khí hậu không thuận lợi cho giun sán phát tán quanh năm. B. Việc phòng trừ bệnh giun sán nhằm chữa và hạn chế mầm bệnh ở các giai đoạn được coi trọng. C. Các thói quen: không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; ăn gỏi sống; ăn thức ăn tái; dùng phân tươi tưới rau... thường xảy ra. D. Vì còn ăn thịt chó mèo. Câu46: Vai trò quan trọng của các loài Ruột khoang với môi trường là điểm nào: A. Tạo cảnh quan đẹp. B. Làm sạch môi trường sinh thái nước. C. Có tế bào gai tự vệ, tấn công D. Nguyên liệu quý giá để trang trí. |