Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc làCâu 12. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng Câu 13. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á Câu 14: Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là A. Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc. B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam. C. Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo. D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật. Câu 15: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình? A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa. B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết. C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh. Câu 16: Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết: “Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...? Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì? A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI. B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á. C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công. D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam Câu 17: Qua nội dung truyền thuyết Sự tích bánh chưng bánh dày, cho em biết ngành kinh tế nào phát triển thời Văn Lang-Âu Lạc? A. Nông nghiệp trồng lúa B. Thủ công nghiệp C. Khai thác lâm thủy sản. D. Công nghiệp và thủy sản. Câu 18. Nhà nước Âu Lạc là A. Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nước Văn Lang B. Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang C. Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang D. Một nhà nước của tộc người không phải là người Việt |