Quang Vũ | Chat Online
14/12/2021 15:20:27

Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra


Câu 1. Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu.
B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
Câu 2. Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt.
B. Đồng thau.
C. Đồng đỏ.
D. Thiếc.
Câu 3. Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?
A. Sơ kì đá cũ
B. Sơ kì đá mới
C. Sơ kì đá giữa
D. Hậu kì đá mới
Câu 4. Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ
A. phát minh ra lửa.
B.chế tạo đồ đá.
C. lao động .
D. sự thay đổi của thiên nhiên.
Câu 5. Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan
trọng nhất là về
A. não bộ.
B. dáng đứng.
C. da.
D. bàn tay.
Câu 6. Thị tộc là
A. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
B. tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá.
C. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
D. tập hợp những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
Câu 7. Bộ lạc là
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Câu 8. Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 9. Hãy ghép thông tin cột A với cột B cho phù hợp về phương thức kiếm sống và chế tác công cụ
của người nguyên thủy

2

CỘT A CỘT B
1. Vượn cổ
2. Người tối cổ
3. Người tinh khôn giai
đoạn đầu

a. Ghè đẽo thô sơ những mảnh đá, hòn cuội để làm công cụ.
b. Hái hoa, quả, lá, bắt cả động vật nhỏ làm thức ăn.
c. Biết tạo ra lửa.
d. Ghè sắc, mài nhẵn mảnh đá thành hình công cụ
e. Chế tạo cung tên làm công cụ và tự vệ.

A. 1- b; 2- a, c; 3- d, e.
B. 1- a, c; 2- b; 3- d, e.
C. 1- b, e; 2- d, a; 3- c.
D. 1- a, b; 2- c; 3- d, e.
Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
Câu 10. Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là
A. giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
C. giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
D. giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
Câu 11. Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì
A. mọi người sống trong cộng đồng
B. đó là quy định của các thị tộc.
C. phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
D. là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.
Câu 12. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện
1. Đồ đá ghè đẽo thô sơ; 2. Đồ đồng thau; 3. Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá; 4. Chế tạo cung tên; 5.
Đồng đỏ; 6. Đồ sắt.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 3, 5, 6, 4, 2. C. 1, 2, 5, 4, 3, 6. D. 1, 3, 4, 5, 2, 6.
Câu 13. So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã
A. biết chế tạo công cụ lao động.
B. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
C. biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
D. tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
Câu 14. Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của
A. Người tinh khôn.
B. Người vượn cổ.
C. Người tối cổ.
D. Người hiện đại.
Câu 15. Việc chế tạo được cung tên có ý nghĩa như thế nào với Người tinh khôn?
A. Tạo tiền đề cho con người tập trung làm ra các giá trị văn hóa, văn minh.
B. Sản phẩm làm ra nhiều, giúp cuộc sống con người no đủ, dư thừa.
C. Trợ giúp công việc săn bắn hiệu quả và an toàn hơn.

3

D. Trợ giúp cho ngành săn bắt, chăn nuôi hiệu quả hơn.
Câu 16. Người tinh khôn đã sử dụng phương thức nào để tăng thêm nguồn thức ăn?
A. Tìm ra cách sử dụng công cụ bằng đá.
B. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắn.
C. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
D. Ghè đẽo đồ kim loại thật sắc bén để giết thú vật.
Câu 17. Đâu không phải điểm giống nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
A. Tập hợp nhóm người có chung dòng máu, nguồn gốc tổ tiên
B. Công bằng, bình đẳng là “nguyên tắc vàng”
C. Đều là đơn vị tổ chức xã hội của Người tinh khôn.
D. Có cùng quy mô tổ chức, mối quan hệ gắn bó tự nhiên.
Câu 18. Hãy kết nối mốc thời gian ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải cho phù hợp

1. 4 triệu năm trước đây.
2. 4 vạn năm trước đây.
3. 1 vạn năm trước đây.
4. 5500 năm trước đây.
5. 4000 năm trước đây.
6. 3000 năm trước đây.

a) Xuất hiện đồng đỏ
b) Xuất hiện đồng thau
c) Xuất hiện đồ sắt
d) Chế tạo cung tên
e) Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá
h) Đồ đá ghè đẽo thô sơ.

A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e, 6 – h.
B. 1 – h, 2 – e, 3 – d, 4 – b, 5 – a, 6 – c.
C. 1 – h, 2 – e, 3 – d, 4 – a, 5 – b, 6 – c.
D. 1 – d, 2 – h, 3 – e, 4 – a, 5 – b, 6 – c.
Câu 19. Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá.
B. làm đồ gốm.
C. cung tên.
D. đá mài sắc, gọn.
Câu 20. Chế tạo ra lửa của thời nguyên thủy là một phát minh lớn đầu tiên của loài người. Quá trình ấy
diễn ra như thế nào?
A. Lợi dụng khi cháy rừng để lấy lửa.
B. Từ chỗ giữ lửa, đến chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.
C. Lợi dụng các vụ cháy rừng, tìm cách làm cho rừng cháy.
D. Liên tục đi tìm nguồn lửa trong tự nhiên hàng vạn năm.
Câu 21. Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn?
A. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
B. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.
C. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
D. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
Câu 22. Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?
A. Ghè đẽo thô sơ.
B. Ghè sắc cạnh.
C. Mài nhẵn hai mặt.
D. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán, ...
Câu 23. Điều kiện tự nhiên nào không phải cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
B. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
D. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

4

Câu 24. Chữ số A rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của
A. người Ai cập cổ đại
B. người Lưỡng Hà
C. người La Mã cổ đại
D. người Ấn Độ cổ đại
Câu 25. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Thương nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Trồng trọt, chăn nuôi.
D. Thủ công nghiệp.
Câu 26. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã. B. Vua, quý tộc, nô lệ.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 27. Đâu không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
A. Được coi là “công cụ biết nói”.
B. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
C. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
D. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.
Câu 28. Hãy kết nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp về sự hình thành các quốc gia cổ đại ở
phương Đông với các dòng sông tương ứng.

CỘT A CỘT B

1. Sông Nin
2. Hoàng Hà, Trường Giang
3. Sông Ti – gơ - rơ và Ơ – phơ - rát
4. Sông Ấn, sông Hằng

a. Ấn Độ
b. Lưỡng Hà
c. Ai Cập
d. Trung Quốc

A. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a. B. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a.
C. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d. D. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.
Câu 29. Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu
A. phục vụ việc buôn bán bằng đường biển.
B. cúng tế các vị thần linh.
C. tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.
D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 30. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu
cầu
A. trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
B. tự vệ, chống xâm lăng.
C. xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
D. phát triển kinh tế.
Câu 31. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của nhà nước
A. độc tài quân sự.
B. quân chủ chuyên chế cổ đại.
C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

5

D. dân chủ tập quyền.
Câu 32. Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):
“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không
tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi
đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”
Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?
A. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
C. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
D. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại?
A. Xuất hiện sớm trong lịch sử.
B. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
C. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
D. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
Câu 34. Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam
B. Tây Á, Ai Cập
C. In-đô-nê-xi-a
D. Đông Phi, Bắc Á.
Câu 35. Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức
công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thủy
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công
Câu 36. Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu
tiên?
A. Lưu vực sông Nin
B. Lưu vực sông Hằng
C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ
D. Lưu vực sông Mê Kông
Câu 37. Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. Vua chuyên chế
B. Tầng lớp tăng lữ
C. Pha-ra-ông
D. Thiên tử
Câu 38. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.
B. nô lệ.
C. quý tộc.
D. tăng lữ.
Câu 39. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong
bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa

6

B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Câu 40. Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?
A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
B. Do nhu cầu chống thú dữ.
C. Do nhu cầu xây dựng.
D. Do nhu cầu chống ngoại xâm
Câu 41. Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ
đại phương Đông là
A. chữ viết.
B. toán học.
C. thiên văn học và lịch pháp.
d. chữ viết và lịch pháp.
Câu 42. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là?
A. Nông nghiệp thâm canh
B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá
C. Làm gốm, dệt vải
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 43. Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?
A. Rôma
B. Hi Lạp
C. Trung Quốc
D. Ấn Độ
Câu 44. Nhận xét nào không đúng về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi Lạp,
Rôma thời cổ đại?
A. Những hiểu biết đó là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại
B. Các công trình không dừng lại ở việc ghi chép và giá trị mà nâng lên tầm khái quát hóa, trừu tượng
hóa cao
C. Đây là những công trình khoa học lớn, còn có giá trị tới ngày nay.
D. Tạo nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại
Câu 45. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là
A. Dân chủ chủ nô
B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ nhân dân
D. Dân chủ quý tộc
Câu 46. Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là đô thị
A. với các phường hội thủ công rất phát triển
B. đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất
C. buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ
D. rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh
Câu 47. So sánh điểm khác nhau về vai trò nền văn hóa cổ đại phương Tây và phương Đông?
A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại
B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học, ...

7

C. Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại
D. Những thành tựu về khoa học đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này
Câu 48. Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển như ở phương Đông cổ
đại là vì
A. các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải
B. khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
C. phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác
D. sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán
Câu 49. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ
điều gì về thời kì này?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển.
B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính.
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt.
D. Đô thị rất phát triển.
Câu 50. Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn
rất gần gũi với cuộc sống ngày nay?
A. Các đền thờ ở Hi lạp
B. Đền đài, đấu trường ở Rôma
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập
D. Các thành quách ở Trung Quốc
Câu 51. Những thành tựu về mặt khoa học của người phương Tây cổ đại có sự phát triển hơn so với
người phương Đông cổ đại ra sao?
A. Đó là những hiểu biết về khoa học thực sự có giá trị.
B. Đã ghi chép giải được các bài toán riêng biệt.
C. Thực sự trở thành khoa học với những định lí, định đề có giá trị khái quát cao.
D. Đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa.
Câu 52. Hãy kết nối địa danh ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở côt bên phải về các thành tựu văn hóa
của các quốc gia cổ đại phương tây
1. Hi Lạp
2. Rô - ma
3. Trai - an
4. Đền Pác – tê - nông
5. Đấu trường Cô – li - dê

a) Là khải hoàn môn nổi tiếng của Rôma
b) Là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hi Lạp
c) Là công trình kiến trúc đồ sộ của Rô - ma
d) Là quê hương của hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã
e) Là quê hương của bản trường ca nổi tiếng “I – li - át và Ô
– đi - xê”

A. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – a; 5 – b.
B. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d.
C. 1 – d; 2 – e; 3 – a; 4 – c; 5 – b.
D. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – b; 5 – c.
Câu 53. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
A. Nhà Chu.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Hạ.
Câu 54. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong
kiến Trung Quốc?
A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ.
B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực.
C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực.

8

D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân.
Câu 55. Vì sao vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đều xuất hiện các cuộc khởi nghĩa nông
dân?
A. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân khổ cực.
B. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân.
C. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống nông dân cực khổ.
D. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân khổ cực.
Câu 56. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên
B. La Quán Trung
C. Thi Nại Am
D. Ngô Thừa Ân
Câu 57. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng
B. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng
C. Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc sung
D. Phương pháp luyện sắt, đúc sung, thuốc sung, làm men gốm
Câu 58. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là
A. nhà nước thực hiện chế độ quân điền
B. nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu
C. áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất
D. nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch
Câu 59. Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?
A. Luôn đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
B. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”
C. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu
D. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng
Câu 60. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu 61. Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-
nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng

A. công cụ đá mới.
B. công cụ bằng kim loại.
C. công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
Câu 62. Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?
A. Phân chia giàu nghèo.
B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.
C. Người giàu có phung phí tài sản.
D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.
Câu 63. Cách ngày nay khoảng 30-40 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện ở đâu trên đất nước Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai.
B. Hà Nội, Đồng Nai, Lai Châu.

9

C. Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên.
D. Hòa Bình, Bình Phước, Thanh Hóa.
Câu 64. Chủ nhân của nền văn hoá nào mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam?
A. Hoa Lộc.
B. Sa Huỳnh.
C. Phùng Nguyên.
D. Đông Nai.
Câu 65. Đặc trưng kinh tế nổi bật của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. nông nghiệp lúa nước.
B. làm đồ gỗ, dệt vải
C. chăn nuôi gia súc.
D. buôn bán giữa các vùng.
Câu 66. Các quốc gia cổ đại phương Tây, Hi Lạp – Rôma được hình thành chủ yếu ở
A. lưu vực các dòng sông lớn.
B. ven các cao nguyên rộng lớn.
C. ven bờ Bắc Địa Trung Hải.
D. ở các đồng bằng phì nhiêu.
Câu 67. Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ và nông dân
B. Quý tộc và nông dân
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Chủ nô và nông dân công xã.
Câu 68. Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày?
A. 360 ngày.
B. 365 ngày.
C. 366 ngày.
D. 365 ngày và 1⁄4 ngày.
Câu 69. Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao dưới triều đại nào?
A. Nhà Tần
B. Nhà Đường
C. Nhà Minh
D. Nhà Thanh
Câu 70. Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là
A. giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. giúp cho việc hình thành và gắn kết mối quan hệ cộng đồng.
Câu 71. Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?
A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
Câu 72 Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?
A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.
B. Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi.
C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 73. Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ chuyên chế cổ đại ?
A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu.
B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.

10

C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.
D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại.
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn