Quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất được gọi làCâu 2: Quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất được gọi là A. quá trình nội sinh. B. quá trình ngoại sinh. C. quá trình vận chuyển. D. quá trình bồi tụ. Câu 3: Tác động của quá trình nội sinh đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua A. hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa. B. hiện tượng băng tan ở hai cực. C. hiện tượng phá vỡ, san bằng các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất. D. hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng. Câu 4: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì A. khí hậu ấm áp B. nhiều hồ nước C. đất đai màu mỡ. D. giàu thủy sản. Câu 5: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại sinh? A. sự di chuyển của các mảng kiến tạo. B. mưa lớn gây sạt lở sườn núi. C. bồi đắp các đồng bằng châu thổ. D. làm cho mặt đất trở nên bằng phẳng hơn. Câu 6: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra? A. lập trạm dự báo động đất. B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao. C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm. D. xây dựng các hệ thống đê điều. Câu 7: Nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. B. ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất. C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn. D. đối nghịch nhau, tác động đồng thời, tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. Câu 8: Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa? A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc. Câu 9: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối A. Từ 300 – 400m B. Từ 400- 500m C. Từ 200 – 300m D. Trên 500m Câu 10: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây nên động đất? A. Do hoạt động của núi lửa. B. Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. C. Sự đứt gẫy trong vỏ Trái đất. D. Do hoạt động của các cơn bão. |