Dương Đình Quang | Chat Online
20/12/2021 08:20:59

Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế


 

Câu 16: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế 

       A. vận chuyển chủ động              B. vận chuyển thụ động          C. thẩm tách                D. thẩm thấu

Câu 17: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

     A. Bazơ nitơ adenozin, đường ribozơ, 2 nhóm photphat.

     B. Bazơ nitơ adenozin, đường deoxiribozơ, 3 nhóm photphat.

     C. Bazơ nitơ adenin, đường ribozơ, 3 nhóm photphat.

     D. Bazơ nitơ adenin, đường deoxiribozơ, 1 nhóm photphat.

Câu 18. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ, chiếm 18,5% khối lượng của các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người là

   A. ôxi.                               B. cacbon.                         C. hiđrô,                            D. nitơ.

Câu 19. Thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống là

   A. nước.                            B. chất vô cơ.                   C. chất hữu cơ.                 D. vitamin.

Câu 20. Nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là

   A. H, Na, P, Cl.                B. C, H, Mg, Na.              C. C, H, O, N.                  D. C, Na, Mg, N.

Câu 21. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố không phải nguyên tố đa lượng là

   A. kẽm.                             B. phôtpho.                       C. canxi.                            D. magiê.

Câu 22. Loại lipit có chức năng cấu tạo nên màng tế bào là

   A. phôtpholipit.                 B. dầu.                              C. stêrôit.                          D. mỡ.

Câu 23. Nhóm chất chỉ gồm prôtêin là

   A. albumin, insulin, côlestêrôn.                                 B. insulin, cazêin, phôtpholipit.

   C. albumin, insulin, cazêin.                                        D. albumin, insulin, phôtpholipit.

Câu 24. Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là

   A. chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại.               B. chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit.

   C. chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu.     D. chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng.

Câu 25. Sau khi luộc trứng xong, albumin (prôtêin lòng trắng trứng) bị thay đổi về cấu trúc nên lòng trắng trứng đang ở trạng thái trong suốt và lỏng chuyển sang trạng thái màu trắng đục và cứng lại. Đây là một minh chứng cho hiện tượng

   A. prôtêin bị biến tính.

   B. các axit amin bị chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

   C. prôtêin thay đổi cấu trúc nhưng vẫn thực hiện chức năng của nó.

   D. prôtêin cuộn xoắn lại từ cấu trúc bậc 2 chuyển sang cấu trúc bậc 3.

Câu 26. Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

   A. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.                                        B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4.

   C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.                                        D. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.

Câu 27. Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit, số nuclêôtit T chiếm 20%. Số nuclêôtit mỗi loại trong phân tử ADN này là

   A. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->; <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->.                                  B. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->; <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->.

   C. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->.                                            D. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--><!--[if gte mso 9]--><xml> </xml><![endif]-->.

Câu 28. Lưới nội chất trơn là nơi chuyển hóa

   A. và tổng hợp prôtêin, phân hủy chất độc cho tế bào.

   B. lipit, tổng hợp đường, phân hủy chất độc cho tế bào.

   C. đường, tổng hợp lipit, phân hủy chất độc cho tế bào.

   D. đường, tổng hợp prôtêin, phân hủy chất độc cho tế bào.

Câu 29. Hoạt động nào sau đây là của enzim trong tế bào?

   A. bảo vệ.                                                                   B. xúc tác phản ứng sinh hóa.

   C. điều hoà quá trình sống.                                        D. tham gia phản ứng.

Câu 30. Điều gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng dần (tính từ nhiệt độ tối ưu của enzim)?

   A. Hoạt tính enzim tăng lên do sự kết hợp giữa enzim và cơ chất xảy ra dễ dàng hơn.

   B. Hoạt tính enzim giảm dần do nhiệt độ cao làm prôtêin biến tính

   C. Enzim không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

   D. Phản ứng sinh hóa dừng lại vì enzim bị phá hủy hoàn toàn.

 

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn