Dương Đình Quang | Chat Online
20/12/2021 08:20:11

Các nguyên tố đa lượng có vai trò chính là


 

Câu 1. Các nguyên tố đa lượng có vai trò chính là

   A. thành phần không thể thiếu của các enzim, vitamin.

   B. cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ: prôtêin, lipit, cacbohiđrat, axit nuclêic.

   C. tham gia xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

   D. cần cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

Câu 2. Khi nói về cacbohiđrat nhận định nào sau đây sai?

   A. Cacbohiđrat gồm 3 loại: đường đôi, đường đơn, đường đa.

   B. Cacbohiđrat là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.

   C. Xenlulôzơ là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật.

   D. Cacbohiđrat tham gia cấu tạo mỡ.

Câu 3. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể là chức năng chính của

   A. mỡ.                               B. phôtpholipit.                 C. axit nuclêic.                  D. prôtêin.

Câu 4. Khi nói về đặc điểm chung của giới Thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.

   B. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.

   C. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả năng di chuyển.

   D. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.

Câu 5. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

   A. Quần thể                       B. Quần xã                        C. Cơ thể                          D. Hệ sinh thái

Câu 6. Tơ nhện, lông, tóc, móng, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng lại khác nhau về rất nhiều đặc tính do các loại prôtêin khác nhau bởi

   A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.

   B. số lượng, thành phần axit amin.

   C. trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.

   D. thành phần, số lượng các axit amin và cấu trúc không gian.

Câu 7. Một phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit, trong đó trình tự một mạch là ATG GGX ATT. Trình tự của mạch pôlinuclêôtit còn lại là

   A. UAX XXG UAA.        B. TAX XXG TAA.         C. ATG GGX ATT.          D. AUG GGX AUU.

Câu 8. rARN (ARN ribôxôm) có chức năng

   A. cấu tạo nên ribôxôm.                                              B. làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

   C. vận chuyển axit amin đến ribôxôm.                       D. cấu tạo nên enzim.

Câu 9. Gọi là tế bào nhân sơ vì tế bào

   A. Vì tế bào chưa có nhân chính thức (chưa có màng nhân).

   B. Vì tế bào có kích thước nhỏ bé.

   C. Vì tế bào không có tế bào chất.

   D. Vì tế bào không có vật chất di truyền (ADN).

Câu 10. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là

A. cacbohiđrat và prôtêin.                                              B. phôtpholipit và prôtêin.  

C. axit nucleic và prôtêin.                                              D. cacbohiđrat và phôtpholipit.

Câu 11. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

   A. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.

   B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.

   C. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.

   D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 12. Khi nói về đặc điểm chung của giới Thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.

   B. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.

   C. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả năng di chuyển.

   D. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ?

   A. Có kích thước nhỏ.

   B. Nhân chưa có màng bọc.

   C. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.

   D. Không có chứa phân tử ADN.

Câu 14. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là

A. cacbohiđrat và prôtêin.                                              B. phôtpholipit và prôtêin.  

C. axit nucleic và prôtêin.                                              D. cacbohiđrat và phôtpholipit.

Câu 15. Thành phần không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn là

   A. vỏ nhày.                       B. màng sinh chất.            C. mạng lưới nội chất. D. lông roi.

 

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn