Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP
Câu 31. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự khuếch tán các chất qua màng tế bào. B. Sự sinh trưởng của cây xanh. C. Sự co bóp của cơ tim. D. Sự dẫn truyền xung thần kinh. Câu 32. Mô tả nào sau đây đúng về tế bào nhân sơ? A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtêin histôn. B. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm. C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có ribôxôm. D. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan. Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ? A. Có kích thước nhỏ. B. Nhân chưa có màng bọc. C. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất. D. Không có chứa phân tử ADN. Câu 34. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. B. màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. C. tế bào chất, vùng nhân, các bào quan. D. nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất. Câu 35. Thành phần không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn là A. vỏ nhày. B. màng sinh chất. C. mạng lưới nội chất. D. lông roi. Câu 36. Đặc điểm chính phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật là A. ribôxôm. B. thành tế bào. C. ti thể. D. nhân tế bào. Câu 37. Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào A. ti thể. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. bộ máy Gôngi. Câu 38. Trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là A. tế bào cơ xương. B. tế bào biểu bì. C. tế bào cơ tim. D. tế bào hồng cầu. Câu 39. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào? A. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. B. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển. C. Vận chuyển theo cơ chế khuếch tán. D. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. Câu 40. Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng A. khí. B. rắn và dạng khí. C. hòa tan trong dung môi. D. rắn. Câu 41: Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới thực vật? A. Tảo. B. Nấm nhầy. C. Nấm. D. Rêu. Câu 42. Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống nào sau đây? A. Hệ sinh thái B. Quần thể sinh vật C. Quần xã sinh vật D. Sinh quyển Câu 43. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết peptit B. Liên kết hóa trị C. Liên kết glicôzit D. Liên kết hiđrô Câu 44: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất? A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào C. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bào D. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường Câu 45: Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây không cùng nhóm với những bào quan còn lại ? A. Ti thể B. Lục lạp C. Không bào D. Nhân II. Tự luận Bài 11 : Vận chuyển các chất qua màng - Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động, xuất- nhập bào( biến dạng của màng) Chiều đi của chất theo nồng độ? Có tiêu dùng ATP hay không? Điều kiện vận chuyển: ( đặc điểm chất tan như thế nào; chênh lệch hay không cần chênh lệch nồng độ? Có biến dạng và tái tạo lại màng hay không có Con đường vận chuyển?
- Ý nghĩa của vận chuyển chủ động - Phân biệt 3 loại môi trường ngoài tế bào: ưu trương , đẳng trương, nhược trương - Nêu hiện tựợng và giải thích hiện tượng khi đưa tế bào động vật và thực vật vào trong các môi trường đó. Bài 13 .Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - Cấu trúc ATP, vai trò ATP - Tại sao phân tử ATP được coi là hợp chất cao năng, đồng tiền năng lượng của tế bào. - Tại sao Glucozo có năng lượng lớn nhưng k đồng tiền là đồng tiền năng lượng - Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng và hoạt động không hợp lí.Từ đó đưa ra lời khuyên về việc sử dụng dinh dưỡng hàng và vận động hàng ngày cho hợp lí và liên hệ với bản thân Bài 14 : En zim: +Trình bày khái niệm, cấu tạo ,cơ chế hoạt động, yếu tố ảnh hường đến hoạt tính của enzim Cụ thể hóa hãy trình bày cơ chế tác động của 1 Enzim : ví dụ amilaza, catalaza, saccaraza., trong đó phải nêu rõ được: S: cơ chất mà enzim đó xúc tác P: sản phẩm Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim +Giải thích được một số hiện tượng như: người không tiêu hóa được xenlulozo, một số người bị dị ứng thuốc kháng sinh, cua ghẹ..
|