Kể tên một số loài sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ1. Kể tên một số loài sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ 2. Liệt kê các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ. Cho biết vị trí của chúng trong tế bào. 3. Tại sao nên rửa tay trước khi ăn 4. “Nhờn thuốc ” là gì? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng nhờn thuốc. 5. Đưa ra biện pháp hạn chế nhờn thuốc 6. Tại sao gọi là tế bào nhân sơ? 7. Kể tên một số loài sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực 8. Liệt kê các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ. Cho biết vị trí của chúng trong tế bào. 9. Tại sao gọi là tế bào nhân thực? 10. Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực 11. So sánh cấu tạo tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ 12. So sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật 13. Liệt kê các thành phần phần cấu tạo nên màng tế bào. 14. Nêu chức năng của thành tế bào, khung xương tế bào, chất nền ngoại bào. 15. Loại tế bào nào có thành tế bào. Cho biết tên chất cấu tạo nên thành tế bào của loại tế bào đó. 16. Cơ quan nào trong cơ thể giúp giải độc? Tế bào cơ quan giải độc sẽ có số lượng lớn bào quan nào? 17. Loại tế bào nào trong cơ thể người có nhiều ti thể? 18. Tại sao con người không thể tự tổng hợp chất hữu cơ như cây xanh? 19. Tại sao cần tìm người phù hợp khi ghép nội tạng? 20. Tại sao khi rửa rau bằng nước muối với lượng nhiều thì rau thường hay bị héo? 21. Ướp cá trong muối nhằm mục đích gì? Giải thích cơ sở khoa học. 22. Tại sao ngâm rau muống chẻ trong nước cọng rau muống sẽ bị cong lại.... 23. Tại sao nồng độ iôt trong tế bào tảo gấp 1000 lần nồng độ iôt trong nước biển nhưng iôt vẫn được vận chuyển từ nước biển qua màng vào tế bào tảo. 24. Tại sao nồng độ Glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng Glucôzơ vẫn được thu hồi trở về máu? 25. Vì sao ngâm rau héo vào nước, rau có thể tươi trở lại? 26. Tại sao nên ngâm rau, củ trong nước muối loãng trước khi sử dụng? 27. Vì sao khi nhai cơm càng lâu ta thấy vị ngọt. 28. Xào thịt bò và dứa có tác dụng gì? Giải thích cơ sở khoa học 29. Kể tên một số ứng dụng của enzim trong đời sống. 30. Tại sao nói liên kết giữa enzim và cơ chất là cơ chế chìa khóa ổ khóa. 31. Tại khoang miệng, enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo. Hãy xác định đâu là enzim, đâu là cơ chất trong ví dụ trên |