Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11Câu 11. Lép Tôn-xtôi có đóng góp cho văn hóa thời cận đại trong lĩnh vực nào sau đây? A. Hội họa. B. Văn học. C. Kiến trúc. D. Điêu khắc. Câu 12. Việc thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác, bóc lột nhân dân Lào trong những năm 1918 - 1939 đã đưa đến hệ quả nào sau đây? A. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào phát triển. B. Lào phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. C. Cuộc đấu tranh chống Pháp ở Lào giành được thắng lợi nhanh chóng. D. Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào bắt đầu bùng nổ. Câu 13. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. Câu 14. Rem-bran - họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới ở thế kỉ XVII là người nước nào? A. Pháp. B. Áo. C. Hà Lan. D. Anh. Câu 15. Những nước nào sau đây tham gia phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức C. Mĩ, Đức, Nga. D. Anh, Pháp, Nga. Câu 16. Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập sau khi A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. C. Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 17. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã tác động như thế nào đối với nước Mĩ? A. Cải thiện đời sống nhân dân. B. Khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. C. Đưa Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. D. Đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Câu 18. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Công-pông Chàm. B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prây-veng. C. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Pha-ca-đuốc. D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở tỉnh Công-pông Chơ-năng. Câu 19. Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng. B. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định. C. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. D. Bị chính quyền thực dân khống chế. Câu 20. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), thế lực phát xít đã lên cầm quyền ở nước nào sau đây vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX? A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Đức. |