Câu 1.“Học đi đôi với hành” câu tục ngữ trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn? Cho ví dụ để chứng minh. Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2.Em hãy phân tích các yếu tố duy vật, duy tâm, thế giới quan trong quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” và cho biết em có tán thành quan niệm này hay không?
Câu 3.“Triết học duy vật biện chứng cho rằng nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn song nhận thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau. Bởi vậy, tri thức của con người về sự vật hiện tượng có thể đúng hoặc sai lầm”.
Nhận định trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn? Lấy ví dụ chứng minh? Qua đó, rút ra bài học cho bản thân mình?
Câu 4.Nhà triết học cổ đại Hy Lạp, Hê-ra-clit nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Câu nói trên làm em liên hệ đến nội dung phương pháp luận nào? Từ quan điểm trên, em vận dụng điều đó trong cuộc sống như thế nào?