Cách mạng tháng Mười Nga đã giải quyết nhiệm vụ nào mà cách mạng tháng Hai vẫn còn tồn tạiCâu 15. Cách mạng tháng Mười Nga đã giải quyết nhiệm vụ nào mà cách mạng tháng Hai vẫn còn tồn tại ? A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hòan tòan tình hình đất nước Nga. B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước. C. Làm thay đổi cục diện thế giới: xuất hiện nước XHCN đầu tiên trên thế giới. D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Câu 17. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế Câu 18. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là A. Nguyễn Ái Quốc B. Trần Phú C. Lê Hồng Phong D. Nguyễn Văn Cừ
BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Câu 1. Nội dung nào không phải là nguyên nhân Nước Nga xô viết thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) A. Tình hình chính trị không ổn định B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn Câu 2. Tháng 3 – 1921 Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện A. cải cách ruộng đất B. Chính sách cộng sản thời chiến C. Chính sách kinh tế mới D. hợp tác hóa nông nghiệp Câu 3. Người đề xướng Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô Viết là A. Xtalin B. Khơrútxốp C. Lênin D. Đimitơrốp Câu 4. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền D. Khuyến khích nông dân tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp Câu 5. Chính sách kinh tế mới (1921) không đề ra chủ trương nào trong lĩnh vực công nghiệp? A. Cho phép tư nhân lập xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước. B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. C. Thành lập Ban quản lí dự án các khu công nghiệp nặng. D. Nhà nước khôi phục phát triển công nghiệp nặng. Câu 6. Nội dung nào sau đây không thuộc Chính sách kinh tế mới? A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch toán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương Câu 7. Trong thương nghiệp và tiền tệ, Chính sách kinh tế mới không đề cập đến vấn đề nào sau đây? A. Cho phép mở lại các chợ B. Đánh thuế lưu thông hàng hóa C. Cho phép tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi D. Khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn Câu 8. Việc nước Nga Xô Viết thực hiện Chính sách kinh tế mới đã ghóp phần? A. nhận được sự giúp đỡ của các nước láng giềng. B. đánh bại các nước đế quốc tiến hành chiến tranh phá hoại. C. bước đầu đất nước được khôi phục sau chiến tranh. D. làm nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. Câu 9. Ý nghĩa lớn nhất mà Chính sách kinh tế mới (1921) đem lại với nước Nga Xô viết là A. giúp nước Nga chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng B. giúp nước Nga chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng C. giúp nhân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế D. giúp nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân Câu 10. Bản chất Chính sách Kinh tế mới được Đảng Bonsevich tiến hành ở nước Nga Xô Viết năm 1921 là: C. chuyển sang nền kinh tế kinh doanh theo hướng Tư bản Chủ nghĩa D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa A. Các nghành kinh tế đặt dưới sự quản lí của nhà nước. B. Nhà nước kiểm soát nghành công nghiệp D. Nhà nước kiểm soát nghành nông nghiệp Câu 14. Thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – đến năm 1941 là A. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp B. đã xóa nạn mù chữ cho trên 60 triệu người dân C. đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên D. từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp
CHỦ ĐỀ: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)- (bài 11,12,13,14) Câu 1. Hội nghị nào ghi nhận các nước đế quốc đã kí kết thoả thuận phân chia quyền lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị hòa bình Vécxai - Oasinhtơn. C. Hội nghị hòa bình tại Véc-xai. D. Hội nghị hòa bình tại Oa-sinh-tơn. Câu 2. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi. Câu 3. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản Câu 4. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì: A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận. B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa. D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 5. Thực chất của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận. C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, các nước thuộc địa và phụ thuộc. D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa. Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là A. hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923. C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản. D. sản xuất thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, “cung vượt quá cầu”. Câu 7. Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực A. xã hội B. kinh tế C. văn hóa D. chính trị Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra trầm trọng nhất vào năm A. 1929 B. 1930 C. 1931 D. 1932 Câu 10. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã A. kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài B. đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân C. quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước Câu 11. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã làm gì? A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít C. Kêu gọi viện trợ từ bên ngoài. D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. Câu 12. Quốc gia nào dưới đây đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 13. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là A. phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp B. các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động D. một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp diễn ra Câu 14. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập (Mĩ – Anh – Pháp và Đức – Italia – Nhật Bản) và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết trong những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu điều gì? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được B. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là? A. Hàng chục triệu người trên thế giới bị thất nghiệp. B. Nhiều người bị pha sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Lạm phát tăng, nhiều nước không thể điều tiết được nền kinh tế. Câu 16. Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi A. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm B. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929 D. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ Câu 17. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. công nghiệp nặng. B. tài chính ngân hàng. C. sản xuất hàng hóa. D. nông nghiệp. Câu 18. Chính phủ Mĩ đã thực hiện biện pháp nào sau đây để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Thực hiện Chính sách mới. B. Thực hiện đạo luật Phục hưng nước Mĩ. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. D. Gây chiến tranh với các nước láng giềng. Câu 19. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế là A. H.Huvơ B. H.Truman C. D.Aixenhao D. Ph.Rudơven Câu 20. Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới (năm 1932) ở nước Mĩ là A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật phục hưng nước Mĩ Câu 21. Nội dung chủ yếu của Đạo luật Phục hưng công nghiệp là A. tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ B. kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn C. cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận D. tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản Câu 22. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới Câu 23. Các nước Anh, Pháp, Mĩ đã sử dụng lợi thế nào để thóat ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Tiềm lực tài chính mạnh và thuộc địa rộng lớn B. Lãnh thổ rộng với tài nguyên phong phú C. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. Câu 24. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức? A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Giao thông vận tải D. Du lịch và dịch vụ Câu 25. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức? A. Đảng Dân chủ B. Đảng Quốc xã C. Đảng Xã hội dân chủ D. Đảng Đoàn kết dân tộc Câu 26. Người đứng đầu Đảng Quốc xã là A. Hítle B. Hinđenbua C. Rommen D. Manxtên Câu 27. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng A. tập trung quan liêu, bao cấp. B. thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa. C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. D. nhà nước độc quyền mọi ngành kinh tế. Câu 28. Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là A. công nghiệp dệt B. công nghiệp quân sự C. công nghiệp khai khoáng. D. công nghiệp cơ khí, chế tạo Câu 29. Những lĩnh vực kinh tế nào được Hít-le tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự? A. Công nghiệp và giao thông vận tải. B. Giao thông vận tải và xây dựng đường sá. C. Giao thông vận tải và dịch vụ. D. Công nghiệp và nông nghiệp. Câu 30. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là A. bắt tay với các nước phát xít B. thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh D. mở rộng hợp tác với các nước tư bản châu Âu Câu 31. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào? A. Tài chính, ngân hàng B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Thương mại, dịch vụ Câu 32. Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô trên toàn nước Nhật B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ Câu 33. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX tập trung nhất vấn đề nào? A. Quân phiệt hoá lực lượng quốc phòng B. Quân phiệt hoá lực lượng an ninh quốc gia C. Quân phiệt hoá lực lượng phòng vệ D. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước Câu 34. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược A. Hàn Quốc B. Trung Quốc C. Triều Tiên D. Đài Loan Câu 35. Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới I là: A. Trật tự 2 cực IANTA. B. Trật tự thế giới đa cực C. Trật tự thế giới theo hệ thống Vescxai -Oasinhtơn. D. Trật tự thế giới đơn cực. |