Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khác - Lớp 10
10/05 11:19:55

Xác định câu lục bát ( 6-8) trong văn bản

Giúp em  đc ko ạ 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản:
Chú thích
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học 2023 – 2024
Môn: GDĐP, lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Thị Thùy. Lớp: 10A4
Dung
Họ và tên học sinh: Phạm
Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế(!) Đồng Nai.
Nước sông trong để lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ2) lạc loài tới đây.
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây mới về.
(1) Ngựa tế : ngựa chạy mau (theo dân gian ngựa chạy có ba tốc độ: nước kiệu, nước tế, nước phi) nhưng chưa
thật nhanh như phi.
(2) Người xa xứ : người ở xa đến nên gọi là xa xứ, rời xứ mà đến đây.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định câu lục bát ( 6-8) trong văn bản.
Câu 2. Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh trong hai câu thơ đầu được sắp xếp sóng đôi.
Câu 3. Hai câu thơ « Nước sông trong đổ lộn sông ngoài, / Thương người xa xứ(2) lạc loài tới
đây » giúp em hiểu thêm gì về tính cách, lối sống của người Đồng Nai ?
Câu 4. Lời mời gọi ở 2 câu cuối gợi cho em suy nghĩ gì về tâm hồn người Đồng Nai ?
II. LÀM VĂN
Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 100 từ) về ý nghĩa lối sống thân thiện của con người được gọi từ
văn bản Đọc hiểu.
-HET-
BÀI LÀM
1 trả lời
Hỏi chi tiết
23
0
0
Ngọc Hân
10/05 12:40:59
+5đ tặng
  I.ĐỌC HIỂU
1.Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây mới về.
2.Rồng chầu-ngựa tế; Huế-Đồng Nai.
3.  2 câu thơ:
"Nước sông trong đổ lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây"
  Như gợi nhắc người đời về giai đoạn lịch sử hình thành cư dân Nam bộ, còn là biểu hiện tính cách người vùng miền khác nhau..Và phản ánh tính cách mộc mạc, dân dã mà thắm đượm nghĩa tình người vùng sông nước miệt vườn.
4. Tuy họ là những người ở các vùng miền khác nhau nhưng đều mang tâm hồn vừa thật thà lại chất phác. .Người tới trước giúp đỡ người đến sau, người thuận lợi giúp người khó khăn, cứ thế đời trước truyền đời sau làm nên cốt cách “trọng nghĩa tình” của người Nam bộ như ngày nay.
II.LÀM VĂN
        Nghĩa tình là tình cảm thuỷ chung hợp với lẽ phải, với đạo lí làm người. Lối sống nghĩa tình là lối sống thủy chung, gắn bó keo sơn giữa con người với con người. Đây không chỉ là một lối sống mà từ lâu đã trở thành một đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất đạo đức của con người. Lối sống nghĩa tình thể hiện ở thái độ sống trước sau như một, yêu thương, cảm thông, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, luôn biết ơn, trân trọng sự giúp đỡ của người khác… Sống có nghĩa có tình là biết giữ lời hứa, có trước có sau và còn là sự hi sinh vì người khác. Người sống nghĩa tình, biết tôn trọng, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác, luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Người sống không tình nghĩa, phản bội bè bạn, người thân, tổ quốc …không biết yêu thương, trân trọng những người giúp đỡ mình, cho mình cuộc sống tốt đẹp… sẽ bị cười chê, lên án, xa lánh và khinh bỉ. Sống nghĩa tình là luôn vì lợi ích tập thể mà hành động, không tham lam, ích kỉ, cho đi nhiều hơn nhận về, cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn. Sự sống vốn ngắn ngủi, đừng vì lợi ích cá nhân mà tách mình ra khỏi tình yêu thương, sự chia sẻ của cộng đồng. Hãy luôn xây dựng lối sống nghĩa tình để cảm nhận được tình yêu thương trong cuộc sống này.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Câu hỏi Khác mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo