Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Khi chảy máu cam, ta ngả đầu về phía trước hay phía sau? Vì thằng bạn em nó nói về phía sau, sách cũng nói vậy. Nhưng tivi lại nói ngả về phía trước. Sẵn tiện cho em biết chảy máu cam có phải do thiếu vitamin C không và cách sơ cứu?

Hùng hay thắc mắc
18/09/2016 06:05:13
1.698 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.898
21/09/2016 11:12:38
Chảy máu cam hay chảy máu mũi hiện tượng niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch dày, thành mạch đàn hồi kém.
Khi bị chảy máu cam, không ngả đầu ra phía sau, vì ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng, không được nuốt mà hãy đẩy chúng ra ngoài ngay lập tức.

Chảy máu cam là gì,cách sơ cứu khi bị chảy máu cam,Khi chảy máu cam ta ngả đầu về phía trước hay phía sau,chảy máu cam có phải do thiếu vitamin C không,chảy máu cam phải làm sao,vì sao bị chảy máu cam,vì sao bị chảy máu cam,chảy máu cam có nguy hiểm không,cách phòng tránh chảy máu cam,phòng ngừa chảy máu cam,câu hỏi sức khỏe
Tư thế đúng và sai khi bị chảy máu cam (sai là hình bên phải)

I. Nguyên nhân cục bộ
1. Tổn thương khoang mũi
- Chấn thương cơ học như tai nạn, ngã, hay các tác động dùng lực mạnh tác động trực tiếplên mũi là một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi.
- Chấn thương khí áp Khi ngồi máy bay trên cao, khi lặn, nếu sự thay đổi khí áp bên trong xoang mũi và bên ngoài thay đổi đột ngột chênh lệch quá lớn sẽ làm niêm mạc trong xoang mũi,khoang mũi giản nở gây chảy máu.
- Chấn thương do điều trị trong giai đoạn điều trị bệnh lý vùng cổ,đầu hoặc sau khi điều trị,niêm mạc mũi phát sinh triệu chứng xuất huyết phù nề triệu chứng bong da cũng có thể xuất hiện triệu chứng viêm mũi.

2. Vẹo vách ngăn mũi
Chủ yếu xảy ra ở xương sườn xương sống mũi hoặc vách ngăn lệch bề mặt lồi,niêm mạc thưởng mỏng hơn. Lượng không khí lưu thông ra vào thay đổi làm cho niêm mạc trở lên khô, làm giãn nứt mạch máu và gây chảy máu. Người đang có bệnh lý về vách ngăn mũi, do niêm mạc thành khoang mũi khô, gây bào mòn khô khan bong tróc dễ gây ra tình trạng chảy máu cam.

3. Các chứng viêm trong khoang mũi
- Trong khoang mũi có các triệu chứng viêm khác như viêm xoang cấp tính, viêm mũi dạng khô, viêm mũi dạng co..vv rất dễ dẫn đến tình trạng chảy máu cam nhưng lượng máu chảy không nhiều.
- Các bệnh truyền nhiễm khác trong khoang mũi lao, giang mai mũi, lupus, mề đay, bạch hầu và các bệnh truyền nhiễm khác. Bởi vì sẽ làm bào mòn niêm mạc gây viêm loét, nổi hạch thủng vách ngăn mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi.

4. U lành tính trong khoang mũi, xoang mũi
Trong đó những trường hợp dễ bị chảy máu cam thường do một số nguyên nhân bệnh lý trongk haong mũi như u mạch máu mũi, u xơ vòm mũi họng, polyp mũi xuất huyết và u nang ác tính khoang mũi, xoang mũi. Chảy máu cam lượng ít hoặc nhầy mũi dính máu là một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh u nang ác tính.

5. Khoang mũi có dị vật
Thường gặp ở trẻ em, đa số là chảy máu ở một bên mũi. Do dị vật tích tụ lâu trong khoang mũi gây tình trạng cọ sát niêm mạc mũi và chảy máu. Dị vật dạng động vật trong khoang mũi ví dụ như đỉa có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên chảy máu lượng lớn.

II. Yếu tố cơ thể
1. Các bệnh lý về máu
- Các bệnh lý giảm thiểu chức năng, kết cấu thành mạch máu   Như chứng giãn mao mạch tính di truyền, chứng thiếu vitamin C, ban xuất huyết Henoch-Schonlein, ban xuất huyết do thuốc, ban xuất huyết mạch máu do nhiễm khuẩn..vv ②Bệnh lý rối loạn chức năng, thay đổi số lượng tiểu cầu   Như xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn hoặc các nguyên nhân dẫn đến chứng giảm tiểu cầu thứ phát. ③Bệnh lý rối loạn chức năng đông máu   Như các loại bệnh xuất huyết, chứng thiếu hụt vitamin K..vv ④ Tác dụng của thuốc chống đông máu quá mạnh   Chẳng hạn như việc sử dụng thuốc chống đông máu không đúng cách, các chất chống đông và anti-fibrinogen tồn tại trọng máu, các yếu tố đông máu được làm tan nhanh chóng và một số triệu chứng đông máu rải rác trong nội mạch.

2. Bệnh sốt truyền nhiễm cấp tính
Như sốt vi rút, sốt xuất huyết, sốt tinh hồng nhiệt, sốt rét, sởi, bệnh thương hàn..vv. Do sốt cao, gây tổn hại đến mạch máu, niêm mạc mũi xung huyết, khô rát, áp xe dẫn đến tình trạng mao mạch giản nở và chảy máu. Thường thì lượng máu chảy ra ít, thường xuất hiện khi đang bị sốt, vị trí chảy máu thường ở trước khoang mũi.

3. Các bệnh lý tim mạch
- Huyết áp cao và xơ cứng động mạch cao huyết áp và xơ cứng động mạch là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu mũi ở người lớn tuổi, xơ cứng động mạch là yếu tố cơ bản tạo ra các loại bệnh lý khác. Huyết áp tăng cao,đặc biệt là táo bón, dùng sức quá độ hoặc khi bị kích động có thể gây giãn nứt mạch máu và chảy máu mũi. Ngoài ra, khi hắt xì hơi, ho quá độ,thở mạnh hoặc xoa bóp mũi mạnh là một trong những yếu tố khó khống chế và gây tái phát chảy máu mũi.  ②Tăng huyết áp tĩnh mạch bệnh khí phế thủng, bệnh tim mạch, hẹp van tim hai lá, tổn thương trung thất, tổn thương vùng cổ hoặc các bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp tĩnh mạch. Những trường hợp người bệnh này thường có triệu chứng tắc nghẽn ứ huyết, khi người bệnh dùng lực ho quá mức hoặc một số yếu tố liên quan khác sẽ dẫn tình trạng giãn nứt mạch máu. Vị trí chảy máu thường là ở phần tĩnh mạch ở phía sau khoang mũi.

4. Các bệnh lý trong cơ thể khác
Thời ký mang thai, tiền mãn kinh, trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây chảy máu cam,có thể là do tính cứng giòn mao mạch tăng cao. Người bệnh bị bệnh gan nặng có thể do nguyên nhân rối loạn yếu tố đông máu dẫn đến tình trạng chảy máu mũi. Chững nhiễm độc niệu đạo cũng có thể gây chảy máu mũi. Chảy máu mũi còn là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thấp khớp.

Cách phòng tránh
Một số cách phòng tránh chảy máu cam:
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, thường xuyên cắt móng tay;
- Không ngoáy mũi;
- Tránh ra vào nóng, lạnh đột ngột;
- Khi thời tiết quá oi bức hoặc quá lạnh: nên bảo vệ mũi bằng cách ở trong phòng và làm gì đó để cho không khí trong phòng được ổn định, ví dụ như bật quạt hay máy điều hòa nhiệt độ…;
- Duy trì độ ẩm nhất định;
- Ngoài ra, 2 lần một tuần có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi và cũng không nên rửa nước muối nhiều lần...

Sơ cứu khi bị chảy máu cam
- Để bệnh nhân ngồi thẳng lưng để hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.
- Bóp chặt mũi: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 - 10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.
- Không ngả đầu ra phía sau, vì ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng, không được nuốt mà hãy đẩy chúng ra ngoài ngay lập tức.
- Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Giữ đầu ở mức cao hơn tim.
- Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và gọi bác sĩ.
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo