Cây nêu ngày Tết
Biết Tuốt | Chat Online | |
15/01/2018 17:12:57 |
896 lượt xem
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 - 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: "bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơiđây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi".
Cây nêu ngày Tết
Xem thêm: Tết Nguyên Đán
Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơiđây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi".
Cây nêu ngày Tết
Xem thêm: Tết Nguyên Đán
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Các bài dự thi khác:
- Tết
- Chúc Tết các bạn
- Lời chúc Tết hài hước: Trẻ trung như heo sữa, Bốc lửa như heo hơi, Chịu chơi như heo nái, Hăng hái như heo con
- Bài văn Tết bằng tiếng Anh
- Tết - Một ngày mà tôi không thể quên
- Mâm ngũ quả ngày Tết: Cách bày mâm ngũ quả đẹp
- Lời chúc Tết: CHÚC BẠN: Có 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương, 1 đại dương tình bạn, 1 điệp khúc tình yêu, 1 người yêu chung thủy
- Lời chúc Tết: Đong cho đầy Hạnh phúc, Gói cho trọn Lộc tài, Giữ cho mãi An khang, Thắt cho chặt Phú quý
- Lễ cúng Giao thừa: 12 vị hành binh, hành khiển, phán quan
- Tết cùng vui vẻ nhé: Chàng Dậu vui vẻ mời, Nàng Tuất 2018 tươi trẻ tới
Gửi bài đăng ký tham gia Cuộc Thi Viết trên Lazi.vn tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi bài đăng ký dự thi