Xuân Mậu Tuất nhớ một chiến thắng Mậu Tuất
Hoàng Phương | Chat Online | |
16/01/2018 23:22:42 |
1.041 lượt xem
Sông Đằng một dải dài ghê!
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng,
Tăm kình yên lặng, non sông vững vàng.
(Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)
Mở trang sử cũ, thấy lời sử gia Ngô Thì Sĩ của thế kỷ 18: “Võ công ấy vĩ đại đến ngàn năm, chứ có phải chỉ rạng rỡ một thời mà thôi!”
Võ công vĩ đại đến ngàn năm chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng đúng 1070 năm trước - cũng vào một năm Mậu Tuất. Năm 938 đó, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm sai con là Thái tử Lưu Hoằng Thao đem thủy quân vào đất Giao Châu của ta, còn mình đóng quân giám trận ở Hải Môn từ Quảng Tây.
Nhưng sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, vận nước Nam đã hưng thịnh nhờ có Ngô Quyền.
Ông cho đóng cọc hai bên cửa sông, chọn lúc thủy triều lên thì sai thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy. Quả nhiên Hoằng Thao đem toàn bộ chiến thuyền rượt đuổi. Đợi khi thủy triều rút, Ngô Quyền mới xua quân đón đánh, thuyền giặc vướng cọc mà đắm, quân chết đuối quá nửa. Riêng Hoằng Thao bị bắt sống và bêu đầu trên Bạch Đằng Giang.
Đang cầm quân tiếp ứng từ bên kia biên giới thì có tin đại bại và mất con, Lưu Nghiễm kinh hoàng, đành thương khóc thu nhặt quân và rút lui. Sau trận đại thắng, Ngô Quyền lên ngôi là Ngô Vương Quyền, và tái lập nền độc lập sau hơn ngàn năm bị Trung Hoa thống trị. Ông được lịch sử tôn là “vua của các vị vua”.
Vì thế Ngô Thời Sĩ mới hạ bút “Chiến thắng Bạch Đằng là cơ sở phục hồi quốc thống. Về sau đến đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn nhờ vào dư âm lẫm liệt của trận ấy….”
Nhưng dư âm Bạch Đằng Giang còn lẫm liệt thêm hai lần, lần nào cũng có tướng giặc bị dìm dưới đáy sông.
Lần thứ nhì là năm 981, khi Thái Tông nhà Đại Tống sai Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, v.v… đem quân thủy bộ xâm lăng nước Nam. Chỉ vì nước Đại Cồ Việt của nhà Đinh vừa bị nạn: Đinh Tiên Hoàng Đế cùng Thế tử Đinh Liễn bị ám sát trong cung. Rất kiêu căng, triều Tống gọi đạo quân viễn chinh là Giao Chỉ Hành Doanh.
Nhưng nước Nam lại có Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn. Triều đình đưa ông lên ngôi là Đại Hành Hoàng Đế. Lê Đại Hành lập tức dựng kế chống giặc.
[Định ơi: Thật ra, Thái hậu Dương Vân Nga, một hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng đã chủ động việc đưa Lê Hoàn lên ngôi rồi thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành với tên là Đại Thắng Minh Hoàng hậu. Bà là người hai lần làm hoàng hậu cho hai vua Đinh và Lê, về sau được dân chúng thờ với pho tượng ở giữa hai vua hai bên. Chuyện Dương Vân Nga được dân ta đưa lên sân khấu nghệ thuật là tuồng, chèo và cải lương. Trong Hội Chợ Tết 2018, có thể lấy một đoạn ngắn cho thấy Thái hậu Dương Vân Nga khóac hoàng bào cho Lê Hoàn lên làm Đại Hành Hoàng đế rồi cầm quân ra trận….]
Lê Đại Hành lập mưu xin hòa để nuôi kiêu chí của địch và ra quân giằng co trận được trận thua trên nhiều chiến tuyến thủy bộ, cho tới trận quyết định làm nổi sóng Bạch Đằng vào cuối Tháng Tư năm 981. Chiến thuyền Tống bị mai phục giữa dàn cọc ngăn sông và bị tấn công tứ bề. Hầu Nhân Bảo mất mạng trong đám loạn quân, Lưu Trừng dẫn toàn quân tháo lui ra biển.
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, cánh quân của Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ vội rút chạy, liền bị quân ta truy kích và diệt quá nửa, còn tướng Triệu Phục Huân bị bắt sống giữa trận.
Sử Tống ít nói về trận Bạch Đằng ấy, nhưng ghi là các tướng viễn chinh đều bị tội và lãnh án vì thất trận. Sau đó, nhà Đại Tống xuống nước xin hòa, đến năm 986 thì công nhận Lê Hoàn là vua nước Nam.
Mừng Xuân Mậu Tuất mà nhớ chiến công hiển hách của tiền nhân trên sóng nước Bạch Đằng thì không ai quên được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và trận Bạch Đằng thứ ba, vào Tháng Tư năm 1288, 350 năm sau trận Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Đấy là trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt Nam khi Mông Cổ tấn công nước Nam lần thứ ba, dưới quyền thống soái của Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Thế Tổ Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên.
Lần này, chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phạm Nhàn, Phàn Tiếp cũng lại trúng kế vận dụng thủy triều và cọc nhọn yểm dưới lòng sông mà tan tác. Hàng trăm lâu thuyền bị chìm, 400 chiếc bị tịch thu, các tướng giặc bị bắt và bị giết. Sử viết là tám vạn quân bị chết hay bị thương làm nước sông đỏ ngầu. Còn viện binh của Thoát Hoan cố rút về thì cũng bị phục kích trên đất liền mà tổn thất nặng. Từ đó, Thoát Hoan bị thất sủng, không được phép về kinh gặp vua cha!
Cũng từ đó, nhà Nguyên Mông hết nhòm ngó nước Nam và bỏ luôn cái mộng chinh phục Đông Nam Á.
Đón Xuân Mậu Tuất, chúng ta hãy lần giở trang sử chói lọi của tiên tổ, vẫn qua lời bình của Ngô Thời Sĩ trong bộ Đại Việt Sử Ký Tiền Biên hoàn thành năm 1800:
“Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước ta…. Khi Hoằng Thao đem hàng trăm vạn lâu thuyền xuống phương Nam, cha là Nghiễm ở gần làm thanh thế viện trợ, bảo là chỉ một hồi trống có thể vừa ý. Ô Mã Nhi là tên đầu sỏ trong đám chó dê, gióng trống ra biển tự cho là không ai làm gì được. Rốt cuộc đều chết trên những chiếc cọc. Dấu vết tanh hôi của Hán và Hồ chảy cùng dòng nước. Còn sông núi nước ta, sách trời đã định cho dù người Bắc cậy vào chí lực mà lấy thì cũng không thể có mãi được…”
Vui Xuân là nhớ tiền nhân và nhiều tấm gương vằng vặc ngàn năm.
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng,
Tăm kình yên lặng, non sông vững vàng.
(Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)
Mở trang sử cũ, thấy lời sử gia Ngô Thì Sĩ của thế kỷ 18: “Võ công ấy vĩ đại đến ngàn năm, chứ có phải chỉ rạng rỡ một thời mà thôi!”
Võ công vĩ đại đến ngàn năm chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng đúng 1070 năm trước - cũng vào một năm Mậu Tuất. Năm 938 đó, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm sai con là Thái tử Lưu Hoằng Thao đem thủy quân vào đất Giao Châu của ta, còn mình đóng quân giám trận ở Hải Môn từ Quảng Tây.
Nhưng sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, vận nước Nam đã hưng thịnh nhờ có Ngô Quyền.
Ông cho đóng cọc hai bên cửa sông, chọn lúc thủy triều lên thì sai thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy. Quả nhiên Hoằng Thao đem toàn bộ chiến thuyền rượt đuổi. Đợi khi thủy triều rút, Ngô Quyền mới xua quân đón đánh, thuyền giặc vướng cọc mà đắm, quân chết đuối quá nửa. Riêng Hoằng Thao bị bắt sống và bêu đầu trên Bạch Đằng Giang.
Đang cầm quân tiếp ứng từ bên kia biên giới thì có tin đại bại và mất con, Lưu Nghiễm kinh hoàng, đành thương khóc thu nhặt quân và rút lui. Sau trận đại thắng, Ngô Quyền lên ngôi là Ngô Vương Quyền, và tái lập nền độc lập sau hơn ngàn năm bị Trung Hoa thống trị. Ông được lịch sử tôn là “vua của các vị vua”.
Vì thế Ngô Thời Sĩ mới hạ bút “Chiến thắng Bạch Đằng là cơ sở phục hồi quốc thống. Về sau đến đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn nhờ vào dư âm lẫm liệt của trận ấy….”
Nhưng dư âm Bạch Đằng Giang còn lẫm liệt thêm hai lần, lần nào cũng có tướng giặc bị dìm dưới đáy sông.
Lần thứ nhì là năm 981, khi Thái Tông nhà Đại Tống sai Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, v.v… đem quân thủy bộ xâm lăng nước Nam. Chỉ vì nước Đại Cồ Việt của nhà Đinh vừa bị nạn: Đinh Tiên Hoàng Đế cùng Thế tử Đinh Liễn bị ám sát trong cung. Rất kiêu căng, triều Tống gọi đạo quân viễn chinh là Giao Chỉ Hành Doanh.
Nhưng nước Nam lại có Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn. Triều đình đưa ông lên ngôi là Đại Hành Hoàng Đế. Lê Đại Hành lập tức dựng kế chống giặc.
[Định ơi: Thật ra, Thái hậu Dương Vân Nga, một hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng đã chủ động việc đưa Lê Hoàn lên ngôi rồi thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành với tên là Đại Thắng Minh Hoàng hậu. Bà là người hai lần làm hoàng hậu cho hai vua Đinh và Lê, về sau được dân chúng thờ với pho tượng ở giữa hai vua hai bên. Chuyện Dương Vân Nga được dân ta đưa lên sân khấu nghệ thuật là tuồng, chèo và cải lương. Trong Hội Chợ Tết 2018, có thể lấy một đoạn ngắn cho thấy Thái hậu Dương Vân Nga khóac hoàng bào cho Lê Hoàn lên làm Đại Hành Hoàng đế rồi cầm quân ra trận….]
Lê Đại Hành lập mưu xin hòa để nuôi kiêu chí của địch và ra quân giằng co trận được trận thua trên nhiều chiến tuyến thủy bộ, cho tới trận quyết định làm nổi sóng Bạch Đằng vào cuối Tháng Tư năm 981. Chiến thuyền Tống bị mai phục giữa dàn cọc ngăn sông và bị tấn công tứ bề. Hầu Nhân Bảo mất mạng trong đám loạn quân, Lưu Trừng dẫn toàn quân tháo lui ra biển.
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, cánh quân của Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ vội rút chạy, liền bị quân ta truy kích và diệt quá nửa, còn tướng Triệu Phục Huân bị bắt sống giữa trận.
Sử Tống ít nói về trận Bạch Đằng ấy, nhưng ghi là các tướng viễn chinh đều bị tội và lãnh án vì thất trận. Sau đó, nhà Đại Tống xuống nước xin hòa, đến năm 986 thì công nhận Lê Hoàn là vua nước Nam.
Mừng Xuân Mậu Tuất mà nhớ chiến công hiển hách của tiền nhân trên sóng nước Bạch Đằng thì không ai quên được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và trận Bạch Đằng thứ ba, vào Tháng Tư năm 1288, 350 năm sau trận Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Đấy là trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt Nam khi Mông Cổ tấn công nước Nam lần thứ ba, dưới quyền thống soái của Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Thế Tổ Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên.
Lần này, chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ, Phạm Nhàn, Phàn Tiếp cũng lại trúng kế vận dụng thủy triều và cọc nhọn yểm dưới lòng sông mà tan tác. Hàng trăm lâu thuyền bị chìm, 400 chiếc bị tịch thu, các tướng giặc bị bắt và bị giết. Sử viết là tám vạn quân bị chết hay bị thương làm nước sông đỏ ngầu. Còn viện binh của Thoát Hoan cố rút về thì cũng bị phục kích trên đất liền mà tổn thất nặng. Từ đó, Thoát Hoan bị thất sủng, không được phép về kinh gặp vua cha!
Cũng từ đó, nhà Nguyên Mông hết nhòm ngó nước Nam và bỏ luôn cái mộng chinh phục Đông Nam Á.
Đón Xuân Mậu Tuất, chúng ta hãy lần giở trang sử chói lọi của tiên tổ, vẫn qua lời bình của Ngô Thời Sĩ trong bộ Đại Việt Sử Ký Tiền Biên hoàn thành năm 1800:
“Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước ta…. Khi Hoằng Thao đem hàng trăm vạn lâu thuyền xuống phương Nam, cha là Nghiễm ở gần làm thanh thế viện trợ, bảo là chỉ một hồi trống có thể vừa ý. Ô Mã Nhi là tên đầu sỏ trong đám chó dê, gióng trống ra biển tự cho là không ai làm gì được. Rốt cuộc đều chết trên những chiếc cọc. Dấu vết tanh hôi của Hán và Hồ chảy cùng dòng nước. Còn sông núi nước ta, sách trời đã định cho dù người Bắc cậy vào chí lực mà lấy thì cũng không thể có mãi được…”
Vui Xuân là nhớ tiền nhân và nhiều tấm gương vằng vặc ngàn năm.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Các bài dự thi khác:
- Hà Nội bắn pháo hoa tại 30 điểm Giao thừa Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
- Xem tuổi xông nhà năm 2018 cho tuổi Giáp Tý 1984
- Xem tuổi xông nhà năm 2018 cho tuổi Bính Tý 1996
- Xem tuổi xông nhà năm 2018 cho tuổi Nhâm Tý 1972
- Xem tuổi xông nhà năm 2018 cho tuổi Canh Tý 1960
- Ngày Tết ở quê em
- Những câu ca dao hò vè về ngày Tết
- Tết - Sao thân thương thế!
- Thừa Thiên Huế: Làng hoa giấy Thanh Tiên tất bật những ngày cuối năm
- Sắp Tết, thôi thì cứ mơ ...
Gửi bài đăng ký tham gia Cuộc Thi Viết trên Lazi.vn tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi bài đăng ký dự thi