Sa mạc Namib - Tham quan sao hỏa không cần ra khỏi Trái Đất
Vân Cốc | Chat Online | |
09/12/2018 10:16:57 |
1.422 lượt xem
Có lẽ, khi nhắc đến miền sa mạc ở châu Phi, bạn sẽ nghĩ ngay đây là những nơi có khí hậu khắc nghiệt với những bãi cát khô cằn và cái nóng như thiêu đốt của mặt trời. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng nếu bạn thử nhìn ngắm những phong cảnh lạ lùng của Namib.
Namib là một hoang mạc ven biển ở miền Nam Phi. Cái tên Namib bắt nguồn từ tiếng Nama và có nghĩa là "nơi rộng lớn". Theo định nghĩa rộng nhất, hoang mạc Namib kéo dài hơn 2.000 kilômét (1.200 mi) dọc miền ven biển Đại Tây Dương của Angola, Namibia, và Cộng hòa Nam Phi, từ sông Carunjamba (Angola) ở phía bắc, qua Namibia, đến sông Olifants ở Tây Cape, Nam Phi
Sa mạc Namib được du khách tham quan bằng khinh khí cầu.
Cây sống ở sa mạc.
Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Những đụn cát của sa mạc Namib nối tiếp bờ biển Đại Tây Dương.
Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C. Với nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn như vậy, sa mạc Namib là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật lạ lùng nhất trên thế giới.
Những loại cây sống trong sa mạc có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sống chủ yếu nhờ những hơi nước còn đọng lại từ sương mù được gió biển thổi vào.
Một số loài động vật và thực vật khác thường đã được tìm thấy tại sa mạc này. Trong số đó, nổi bật hơn cả, có thể kể đến Welwitschia Nirabilis vốn là loại cây bụi mọc hoang dại, có 2 dây leo phát triển liên tục trong suốt thời gian tồn tại. Loại dây leo này có thể dài cả mét, sống bám trên cây và có thể tự xoắn lại trước những cơn gió sa mạc.
Quần thể động vật tại Namib hầu hết là động vật chân khớp và động vật nhỏ, những loài có thể sống ở các khu vực khô cằn. Ngoài ra, cũng có thêm một số loài động vật lớn và đặc trưng khác như linh dương sừng kiếm, đà điểu châu Phi hay voi ở một số vùng sa mạc đặc biệt. Namib là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.
Hai chú voi trong một buổi chiều tà ở sa mạc.
Đàn đà điểu châu Phi sinh sống ở sa mạc.
Một chú báo đang trên đường đi săn mồi.
Ở sa mạc Namib còn có Sossusfley – vùng đất rộng lớn tại khu vực trung tâm phía ven biển - được biết đến là cồn cát đỏ lớn nhất thế giới. Với chiều cao có thể lên đến 400m, trong suốt thời kỳ ẩm ướt (wet period), khu vực này thường được lấp đầy bởi nước sông Tsohab vào tháng 2. Loại thực vật chính ở Sossusfleya là cây keo lạc đà (Acacia erioloba). Người ta thường gọi Sossusfley bằng một cái tên khác Dead Fley vì nơi đây như một đầm lầy chết, có khung cảnh chụp lên kỳ bí như những tranh vẽ.
Những bức ảnh chụp cây keo lạc đà ở Sossusfley làm người ta gợi nhớ đến vẻ kỳ bí trong những bức tranh cổ quái.
Những thân cây khẳng khiu trên nền cát đỏ, nhìn xa tựa như một bức tranh sơn dầu với những nét chấm phá kỳ dị, nhảy múa giữa nền sa mạc Namibia. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Vào ban ngày khi nhiệt độ lên đến đỉnh điểm, bạn có thể vùi một quả trứng xuống cát và có ngay món trứng chín chỉ trong ít phút!
Nhiều người còn tưởng tượng các thân cây chết khô ở đây như những xác sống vật vờ giữa miền sa mạc khắc nghiệt
Namib là một hoang mạc ven biển ở miền Nam Phi. Cái tên Namib bắt nguồn từ tiếng Nama và có nghĩa là "nơi rộng lớn". Theo định nghĩa rộng nhất, hoang mạc Namib kéo dài hơn 2.000 kilômét (1.200 mi) dọc miền ven biển Đại Tây Dương của Angola, Namibia, và Cộng hòa Nam Phi, từ sông Carunjamba (Angola) ở phía bắc, qua Namibia, đến sông Olifants ở Tây Cape, Nam Phi
Sa mạc Namib được du khách tham quan bằng khinh khí cầu.
Cây sống ở sa mạc.
Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Những đụn cát của sa mạc Namib nối tiếp bờ biển Đại Tây Dương.
Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C. Với nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn như vậy, sa mạc Namib là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật lạ lùng nhất trên thế giới.
Những loại cây sống trong sa mạc có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sống chủ yếu nhờ những hơi nước còn đọng lại từ sương mù được gió biển thổi vào.
Một số loài động vật và thực vật khác thường đã được tìm thấy tại sa mạc này. Trong số đó, nổi bật hơn cả, có thể kể đến Welwitschia Nirabilis vốn là loại cây bụi mọc hoang dại, có 2 dây leo phát triển liên tục trong suốt thời gian tồn tại. Loại dây leo này có thể dài cả mét, sống bám trên cây và có thể tự xoắn lại trước những cơn gió sa mạc.
Quần thể động vật tại Namib hầu hết là động vật chân khớp và động vật nhỏ, những loài có thể sống ở các khu vực khô cằn. Ngoài ra, cũng có thêm một số loài động vật lớn và đặc trưng khác như linh dương sừng kiếm, đà điểu châu Phi hay voi ở một số vùng sa mạc đặc biệt. Namib là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.
Hai chú voi trong một buổi chiều tà ở sa mạc.
Đàn đà điểu châu Phi sinh sống ở sa mạc.
Một chú báo đang trên đường đi săn mồi.
Ở sa mạc Namib còn có Sossusfley – vùng đất rộng lớn tại khu vực trung tâm phía ven biển - được biết đến là cồn cát đỏ lớn nhất thế giới. Với chiều cao có thể lên đến 400m, trong suốt thời kỳ ẩm ướt (wet period), khu vực này thường được lấp đầy bởi nước sông Tsohab vào tháng 2. Loại thực vật chính ở Sossusfleya là cây keo lạc đà (Acacia erioloba). Người ta thường gọi Sossusfley bằng một cái tên khác Dead Fley vì nơi đây như một đầm lầy chết, có khung cảnh chụp lên kỳ bí như những tranh vẽ.
Những bức ảnh chụp cây keo lạc đà ở Sossusfley làm người ta gợi nhớ đến vẻ kỳ bí trong những bức tranh cổ quái.
Những thân cây khẳng khiu trên nền cát đỏ, nhìn xa tựa như một bức tranh sơn dầu với những nét chấm phá kỳ dị, nhảy múa giữa nền sa mạc Namibia. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt. Vào ban ngày khi nhiệt độ lên đến đỉnh điểm, bạn có thể vùi một quả trứng xuống cát và có ngay món trứng chín chỉ trong ít phút!
Nhiều người còn tưởng tượng các thân cây chết khô ở đây như những xác sống vật vờ giữa miền sa mạc khắc nghiệt
Bài viết khác:
- Làng nghề tạc tượng Vũ Lăng (Dân Hòa - Thanh Oai - Hà Nội)
- Pamukkale - Lâu đài bông tuyệt đẹp ở Thổ Nhĩ Kỳ
- Sông Ngàn Phố (Hương Sơn - Hà Tĩnh)
- Bình Định quê tôi
- Cầu Vàng (Đà Nẵng)
- Vườn quốc gia Bryce Canyon (Hoa Kỳ) - Vườn đá độc đáo nhất thế giới
- Đà Lạt - Trung tâm hội tụ của danh lam thắng cảnh trong tôi
- Động Phong Nha - Kỳ quan đệ nhất động
- Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) ở Úc - Công trình kiến trúc tiêu biểu của thế kỷ 20
- Phượng Hoàng cổ trấn (Hồ Nam - Trung Quốc)
- Xem tất cả >>
Bình luận
Mọi người đánh giá giùm mk nha <3
Vân Cốc | Chat Online | |
12/12/2018 16:50:41 |
Toàn đăng bài kiểu độc vs lạ :)))
Yến Kim | Chat Online | |
12/12/2018 17:26:48 |
đã sao cho chị bài hím k à
Trương Thanh Thúy | Chat Online | |
25/12/2018 10:54:42 |
https://lazi.vn/dulich/d/118/sa-mac-namib-tham-quan-sao-hoa-khong-can-ra-khoi-trai-dat
Vân Cốc | Chat Online | |
26/12/2018 15:50:53 |
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!