LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

doan man | Chat Online
06/01/2019 20:40:36
1.601 lượt xem
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Khuê Văn Các - Thiên quang tỉnh, nơi giao hoà của đất trời,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các - Thiên quang tỉnh, nơi giao hoà của đất, trời

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

Nhà bia Tiến sĩ,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Nhà bia Tiến sĩ

Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là hạt bụi vàng tô điểm lấp lánh cho mảnh đất kinh kỳ Hà Nội trong hôm nay và cả mai sau.

Bia Tiến sĩ,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Bia Tiến sĩ

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442),Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước.

Đại trung môn,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Đại trung môn

Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa.

Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu.

Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất

Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.

Tượng vua Lý Nhân Tông,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Tượng vua Lý Nhân Tông

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Khổng Tử (551TCN - 479TCN) - Tượng thờ trong điện Đại thành được làm năm 1729

Danh sư Chu Văn An,Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Danh sư Chu Văn An

Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu - Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh - thờ bố mẹ Khổng tử).

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn "xin chữ" của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các "sĩ tử".

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam,Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Văn Miếu,Quốc Tử Giám
Bái đường Văn Miếu

Ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn cũng sẽ cảm thấy bình yên lạ kỳ, tựa như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng trước. Chạm bước chân đầu tiên vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bạn sẽ ngỡ như được rời khỏi thực tại, bỏ lại sau lưng phố thị ồn ào, sầm uất.

Những người con đất Việt mỗi khi có dịp đặt chân vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại thấy bồi hồi, bâng khuâng và xúc động lạ kỳ trước vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm của "ngôi trường đại học đầu tiên của đất Việt". Những giá trị xưa cũ từ lối kiến trúc truyền thống đến những đường nét, chi tiết chạm khắc tinh tế, sắc sảo cũng khiến mọi người cảm nhận được linh hồn cổ xưa của đất nước này.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám như một ngọn nến vẫn luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của Việt Nam. Lạc bước vào ngôi trường ấy, dường như bạn sẽ được tiếp thêm nghị lực, như được nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình khám phá tri thức nhân loại và luôn nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.

Hà Nội vẫn đang từng ngày đổi mới hiện đại và văn minh, thế nhưng đâu đó ở những góc phố của đất thủ đô vẫn luôn tồn tại những di tích cổ kính, trầm mặc và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, là hai mảnh ghép tồn tại song song cùng nhau. Chính vì thế, quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ luôn là một phần linh hồn của đất kinh kỳ Hà thành, của đất nước Việt Nam và sẽ mãi mãi là niềm tự hào của những dân đất Việt.
Bình luận
Chưa có bình luận nào!
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Quê hương em có cảnh đẹp, hãy gửi lên Lazi tại đây để bạn bè bốn phương biến đến Gửi thông tin >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư