1. Ai là người phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá?
- A. A.Smith
- B. D.Ricardo
- C. C.Mác
- D. Ph. Ăng ghen
2. Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?
- A. Học thuyết giá trị
- B. Học thuyết giá trị thặng dư
- C. Học thuyết tích lũy tư bản
- D. Học thuyết tái sản xuấ tư bản xã hội
3. Tư bản cố định là:
- A. Bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị của nó chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ khấu hao
- B. Bộ phân tư bản sản xuất mà giá trị của nó chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
- C. Tư bản cố định là tư bản bất biến
- D. Tư bản cố định là tư bản khả biến
4. Theo quan điểm C.Mác: Tư bản nào đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra giá trị thặng dư?
- A. Tư bản bất biến
- B. Tư bản khả biến
- C. Tư bản cố định
- D. Tư bản lưu động
5. Giá cả sản xuất được xác định theo công thức nào?
- A. c + v + m
- B. c + v
- C. K + P
- D. K + P bình quân
6. Nhân tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?
- A. Tỷ suất giá trị thặng dư
- B. Cạnh tranh
- C. Tốc độ chu chuyển của tư bản
- D. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
7. Tư bản bất biến (C) là:
- A. Giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm qua khấu hao
- B. Giá trị của nó lớn lên trong quá trình sản xuất
- C. Giá trị của nó không thay đổi và được chuyển sang sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất
- D. Giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm.
8. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là:
- A. Giá trị của lao động
- B. Sự trả công lao động
- C. Giá cả của sức lao động
- D. Giá trị sức lao động
9. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố:
- A. Sức lao động với công cụ lao động
- B. Lao động với tự liệu lao động
- C. Sức lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động
- D. Lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động
10. Điều kiện tất yếu để sức lao động trở thành hàng hóa là gì?
- A. Người lao động tự nguyện đi làm thuê vì họ tự do về mặt thân thể.
- B. Người lao động được tự do về mặt thân thể và không có tư liệu sản xuất.
- C. Người lao động hoàn toàn không có tư liệu sản xuất và của cải.
- D. Người lao động được tự do về mặt thân thể và làm chủ quá trình sản xuất.
11. Ai là người đã dự báo rằng: “cạnh tranh tự do sinh ra tập trung sản xuất và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ dẫn tới độc quyền”
- A. C. Mác
- B. Ph.Ăngghen
- C. V.I. Lênin
- D. Cả C.Mác và Ph.Ăngghen
12. Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả của sự phát triển
- A. Độc quyền ngân hàng
- B. Sự phát triển của thị trường tài chính
- C. Độc quyền công nghiệp
- D. Quá trình xâm nhập liên kết độc quyền ngân hàng với độc quyền công nghiệp
13. Xuất khẩu tư bản tư nhân thường hướng vào ngành:
- A. Vốn chu chuyển nhanh
- B. Vốn chu chuyển nhanh, lợi nhuận cao
- C. Lợi nhuận cao, vốn chu chuyển chậm
- D. Kết cấu hạ tầng sản xuất, xã hội
14. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì? (Chọn đáp án đúng nhất)
- A. Trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê
- B. Năng lực cạnh tranh và sản xuất của các nhà tư bản.
- C. Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận
- D. Lợi ích kinh tế và hiệu quả kinh doanh của nhà tư bản
15. Chọn câu sai khi nói về kinh tế thị trường:
- A. Đối lập với kinh tế tự nhiên
- B. Đối lập với các chế độ xã hội
- C. Là thành tựu chung của nhân loại
- D. Phát triển mạnh nhất trong xã hội CNTB
16. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà khi các......... được phân bố bằng nguyên tắc thị trường.
- A. Điều kiện kinh tế.
- B. Môi trường kinh tế.
- C. Nguồn lực kinh tế.
- D. Quan hệ kinh tế.
17. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam những năm 1960 có đặc điểm giống với mô hình công nghiệp hóa nào?
- A. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
- B. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
- C. Mô hình công nghiệp hóa của các nước công nghiệp mới (NICs)
- D. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản
18. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây?
- A. Hiện đại hoá
- B. Công nghiệp hoá
- C. Tự động hoá
- D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
19. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thành phần kinh tế tư nhân có vai trò gì?
- A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
- B. Giữ vai trò nền tảng nền kinh tế
- C. Giữ vai trò là động lực quan trọng đối với nền kinh tế
- D. Giữ vai trò định hướng nền kinh tế
20. Đâu là chức năng cơ bản nhất của tiền?
- A. Chức năng thước đo giá trị
- B. Chức năng phương tiện lưu thông
- C. Chức năng phương tiện cất trữ
- D. Chức năng phương tiện thanh toán
21. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nước đế quốc có thuộc địa nhiều nhất xếp theo thứ tự nào?
- A. Anh - Nga-Pháp- Mỹ
- B. Anh- Pháp-Nga-Mỹ
- C. Pháp-Anh-Nga-Mỹ
- D. Nga-Anh-Mỹ-Pháp
22. Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi:
- A. Tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
- B. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết
- C. Tỷ lệ nghịch với cường độ lao động
- D. Cả A, B và C
23. Quy luật giá trị có yêu cầu gì?
- A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết
- B. Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá
- C. Hao phí sức lao động cá biệt phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết
- D. Cả A, B và C
24. Bản chất tiền tệ là gì? Chọn các ý đúng:
- A. Là hàng hóa đặc biệt, làm vật ngang giá cho các hàng hóa khác
- B. Thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa
- C. Phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau
- D. Cả A,B và C
25. Phân phối theo lao động là:
- A. Lao động ngang nhau, trả công bằng nhau.
- B. Phân phối theo số lượng lao động và chất lượng lao động đã cống hiến cho xã hội.
- C. Phân phối theo sức lao động.
- D. phân phối theo mức đóng góp vào quá trình sản xuất