Hằng Phạm | Chat Online
16/12 20:06:05

Rút ra bài học từ lịch sử là chức năng nào của sử học? Em hãy nêu khái niệm của Sử học?


Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án(6 điểm)

Câu 1.Rút ra bài học từ lịch sử là chức năng nào của sử học?
A. Chức năng khoa học. B. Chức năng xã hội.
C. Chức năng giáo dục. D. Chức năng hướng nghiệp.
Câu 2. Em hãy nêu khái niệm của Sử học?
A. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là khoa học dự đoán những gì xảy ra trong tương lai.
D. Là tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
D. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai.
Câu 4. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tắt cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sông hiện đại.
Câu 5. Ngành nào sao đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia ?
A. Du lịch. B. Kiến trúc. C. Kinh tế. D. Dịch vụ.
Câu 6. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?
A. Gắn bó mật thiết.
B. Tồn tại biệt lập.
C. Cạnh tranh.
D. Đối kháng.
Câu 7. Di sản nào dưới đây thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể?
A. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
B. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
D. Đờn ca tài tử (Nam Bộ).
Câu 8. Phát huy giá trị di sản là
A. Giữ nguyên dạng giá trị của di sản như ban đầu.
B. Giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.
C. Sử dụng hiệu quả giá trị của di sản trong đời sống.
D. Khắc phục tác động xấu từ bên ngoài lên di sản.
Câu 9. Đâu là khái niệm văn hóa của loài người?
A. Là những đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần.
B. Là sự phát triển rất cao về giáo dục và khoa học công nghệ.
C. Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
D. Là những tiêu chuẩn cơ bản để cải thiện cuộc sống của con người.
Câu 10. Văn minh là gì?
A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
B. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
C. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
D. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Câu11. Thời cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Ấn Độ.
B. La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Trung Quốc.
Câu 12.Thành tựu nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại?
A. Kĩ thuật làm giấy. B. Kĩ thuật làm lịch.
C. Thuốc súng. D. La bàn.
Câu 13. Tại sao các nền văn minh lại xuất hiện sớm ở phương Đông?
A. Kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh.
B. Học tập các thành tựu của phương Tây.
C. Nhờ sự bồi đắp phù sa của các dòng sông.
D. Nhờ có những người tài giỏi giúp đỡ.
Câu 14.Thành tựu tiêu biểu của người Hy lạp?
A. Đền Pác – tê – nông. B. Vạn lí trường thành.
C. Lăng Tagiơ Mahan. D. Tượng Đức Mẹ sầu bi (Va – ti – căng)
Câu 15. Tại sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một“Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
B. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển
C. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới
D. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó
Câu 16. Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã là gì?
A. Bảng chữ cái gồm 26 chữ. B. Đền Pác-tê-nông.
C. Giấy, thuốc súng, la bàn. D. Đấu trường La Mã.
Câu 17. Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là một cuộc cách mạng có tính chất như thế nào?
A. Tiến bộ vĩ đại. B. Dân chủ tư sản.
C. Xã hội. D. Tư sản.
Câu 18. “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói của ai?
A. Ác-si-mét.
B. Ta-lét.
C. Tu-xi-đít.
D. A-ri-xtốt.
Câu 1. Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỉ XVIII - XIX là máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước và
A. đầu máy xe lửa. B. máy bay, ô tô.
C. điện thoại. D. tàu thủy, máy bay.
Câu 20. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Hà Lan.
D. Mĩ.
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn