Love English
150 lượt xem
Đăng ký tài khoản để cùng chia sẻ những điều thú vị lên nhóm!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Kaito Yugi
Link | Report
2021-12-07 15:14:37
Chat Online
Này mik hỏi nhé các bác có thi ioe ko
0 0
_PhTrung Chat Online Report
me ko thi :>
1 0
Minh Anh Chat Online Report
Lúc trước thi còn bây h lớn rồi ko thi
1 0
Alice Trần Chat Online Report
mik có thi nhưng hơi nhác :>
1 0
Bé Cún Chat Online Report
có á, vừa thi cấp trường
1 0
Kaito Yugi Chat Online Report
ai thi ioe thì tham gia link này nha: https://go.lazi.vn/join/StAdYy
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Kaito Yugi
Link | Report
2021-12-07 15:13:31
Chat Online
Làm thế nào để nhớ lâu từ mới tiếng Anh?
Hoàng Ngọc Quỳnh, 8.5 IELTS Speaking, cho rằng người học cần vận dụng một số thuật ghi nhớ thông tin, tận dụng sơ đồ tư duy để nhớ từ mới tốt hơn.

Từ vựng là yếu tố quyết định cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của việc học ngôn ngữ. Tuy nhiên, hầu hết người học tiếng Anh cảm thấy khó ghi nhớ từ mới, học nhiều từ nhưng không dùng rồi quên. Dưới đây là những cách ghi nhớ và sử dụng từ vựng tiếng Anh mà mình thấy hiệu quả.

 

1. Không ghi chép một cách khô khan

 

Ghi chép từ để ôn tập rất cần thiết, nhưng cố gắng ghi nhớ danh sách dài từ mới kèm nghĩa tiếng Việt là cách học khô khan, làm bạn nhanh nản. Hãy biến cuốn sổ ghi chép từ của mình thành nơi để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và niềm yêu thích tiếng Anh.

Bạn có thể sử dụng bút nhiều màu sắc, vẽ các hình minh họa đơn giản hoặc sơ đồ tư duy bên cạnh từ mới học được để chúng trở nên sinh động hơn. Mỗi trang chỉ nên ghi ít từ hoặc cụm từ, để chỗ trống cho hình vẽ, câu ví dụ và các ý tưởng hay ho.

 

2.Học từ mới qua ngữ cảnh

 

Việc học từ tách rời khỏi ngữ cảnh khiến bạn nhanh quên và khó áp dụng. Do đó, bạn nên học từ trong context (ngữ cảnh) của từ thông qua hoạt động nghe, xem và đọc tiếng Anh. Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy việc học từ qua ngữ cảnh khá khó nhưng đây là cách tốt nhất để nhớ từ mới hiệu quả.

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, bạn nên học các từ và cụm từ đơn giản, thông qua các video, thẻ từ vựng, từ điển bằng hình ảnh, thuật ghi nhớ từ... Đến giai đoạn sau, khi vốn từ đã nhiều hơn, các bạn có thể tập trung nhiều vào phần nghe và đọc để nâng cao vốn từ qua ngữ cảnh.

 

3.Sử dụng thuật ghi nhớ thông tin

 

Để có thể nhớ từ mới dễ dàng và không bị nhanh quên, bạn không nên chỉ tra từ điển để biết nghĩa tiếng Việt và dừng lại ở đó. Thay vào đó, hãy dành ra một vài phút để vận dụng trí tưởng tượng của mình để nhớ "sâu" một từ mới, đặc biệt là những từ dài theo cách sau:

(1) Chia một từ ra thành các phần nhỏ, mỗi phần đọc to lên để liên tưởng với một từ tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đã biết).

(2) Liên tưởng với các hình ảnh có liên quan, rồi kết nối chúng với nhau tạo thành một câu chuyện nhỏ ngớ ngẩn hoặc hài hước. Câu chuyện càng "crazy" (điên rồ), "funny" (thú vị) bạn sẽ càng nhớ từ lâu hơn. Chẳng hạn:

Với từ "museum" (bảo tàng), phát âm tiếng Việt "mìu-dí-ừm". Hãy tưởng tượng bạn cầm hộp sữa (milk, phát âm tương tự "mìu") vào viện bảo tàng, "dí" mũi vào vật trưng bày và gật gù "ừm ừm". Hình ảnh hài hước này giúp bạn nhớ cả nghĩa và cách phát âm từ "museum".

 

 


Chị Hoàng Ngọc Quỳnh, hiện sống và làm việc tại Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

4.Liên tưởng âm thanh, hình ảnh, chuyển động với nghĩa và cách phát âm của từ

 

Với nhiều từ vựng đơn giản khác, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh, âm thanh, chuyển động trong lúc đọc to. Bạn nên dùng các trang tra từ điển có audio để vừa xem nghĩa, phiên âm lại vừa nghe được âm thanh. Với mỗi từ mới, đừng học lướt qua mà hãy đọc theo audio khoảng 10-20 lần, vừa đọc bạn vừa tưởng tượng hình ảnh liên quan đến từ đó.

Chẳng hạn, với các động từ "cut" (cắt), "run" (chạy),"fall" (rơi), "fly" (bay), "approach" (tiến lại), "expand" (mở rộng)..., bạn vừa đọc vừa tưởng tượng hình ảnh, âm thanh và chuyển động trong đầu trong lúc miệng đọc to theo audio.

Với các tính từ như "happy" (hạnh phúc), "sad" (buồn), "bored" (chán), "crazy" (điên rồ), "intelligent" (thông minh), "extraordinary" (bất thường)..., bạn có thể tưởng tượng ra một nét mặt cùng trạng thái cảm xúc đi kèm. Tương tự, hầu như từ mới nào cũng đều có thể được liên tưởng nghĩa với một hình ảnh. Hãy dừng lại một chút, sử dụng khả năng sáng tạo của mình để liên tưởng và khắc ghi từ mới thay vì chỉ học lướt qua.

 

5.Học từ vựng qua hình ảnh, thẻ từ, sơ đồ tư duy

 

Bạn cũng nên tận dụng Internet để học từ qua hình ảnh một cách hiệu quả. Khi học từ mới, thử Google từ đó và bạn có thể tìm hàng nghìn hình ảnh liên quan để dễ ghi nhớ từ hơn. Bạn cũng có thể kết hợp hình ảnh và âm thanh để đạt hiệu quả học cao nhất. Thử vào Youtube và gõ từ khóa "learning english vocabulary with pictures" (học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh), bạn sẽ tìm thấy rất nhiều video hữu ích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm các thẻ từ (flashcard: một mặt ghi từ mới và phiên âm, một mặt ghi nghĩa và hình ảnh) với những từ mới học được, biến việc học thành thú vui. Nếu là người thích sáng tạo, bạn cũng có thể học và ôn tập từ vựng với sơ đồ tư duy (mindmap). Một mindmap đơn giản bao gồm một chủ đề chính ở trung tâm, từ đó phát triển ra các ý nhỏ ở nhánh, kèm hình ảnh minh họa sinh động dễ nhớ.

 

6.Học qua từ đồng nghĩa và trái nghĩa

 

Trong khi học từ mới, việc học luôn cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa (synonyms and antonyms) với nó giúp các bạn nhớ được nhiều từ một lúc. Powerthesaurus hoặc thesaurus là hai trang khá hay để tra từ đồng nghĩa và trái nghĩa, bạn có thể tham khảo khi cần.

Nếu đặt mục tiêu mỗi ngày học "sâu" 5-10 từ mới dùng được, sau một năm bạn sẽ có thể tích lũy được 2.500 từ. Vì vậy, đừng vội vàng học lướt rất nhiều từ rồi chóng quên, cảm thấy nản và từ bỏ việc học tiếng Anh.
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Kaito Yugi
Link | Report
2021-12-06 17:29:01
Chat Online

Cách tả người bằng tiếng Anh

1.Ngoại hình

 

Để mô tả ngoại hình ai đó, bạn thường dùng tính từ. Mỗi từ này sẽ có các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Khi biết càng nhiều, bạn càng có vốn từ phong phú cho việc mô tả. Chẳng hạn:

- Chiều cao: Có thể dùng hai tính từ cơ bản "tall" (cao) và "short" (thấp). Một người gầy và cao sẽ được gọi là "lanky" (cao lêu nghêu). Để nói ai đó thấp và nhỏ, bạn có thể dùng "petie". Nếu nói về một đứa trẻ, hãy dùng "pint-sized".

- Cân nặng: Một người nặng hơn mức trung bình là "curvy" (thân hình hấp dẫn, chỉ dùng với phụ nữ), "well-built" (cân đối), "full-bodied" (đầy đặn) hoặc "heavy" (nặng). Bạn cũng có thể dụng cụm "has some meat on their bones" để chỉ người thừa cân một cách thoải mái (có phần trêu chọc, thô lỗ với một người nhạy cảm). Để mô tả người gầy, hãy dùng "thin" (gầy), "slim" (mảnh khảnh), "skinny" (da bọc xương).

- Tóc: Mái tóc màu sáng, vàng nhạt có thể dùng tính từ "blonde" để mô tả. Ngoài ra, "a blonde" cũng có nghĩa là một mái tóc vàng. Một người có mái tóc sẫm màu gọi là "a brunette", tóc đỏ là "a redhead". Ngoài màu sắc, bạn cũng cần mô tả người đó có mái tóc "short-haired" (ngắn) hay "long-haired" (dài), "straight" (thẳng) hay "curly" (xoăn). Nếu không có tóc, người đó "bald" (hói, trọc).

Với đàn ông, họ còn có "bread" (râu) hoặc "moustache" (ria mép).

- Tổng thể: Nếu bạn thấy một phụ nữ "attractive" (hấp dẫn), có thể nói rằng cô ấy "beautiful", "pretty" (xinh đẹp) hoặc "gorgeous" (lộng lẫy). Để khen một người đàn ông đẹp trai, hãy dùng "handsome".

Những tính từ được dùng với cả hai giới là "good-looking" (ưa nhìn), "hot" (nóng tính), "not much to look at" (không có nhiều thứ để nhìn = không ưa nhìn) hoặc "ugly" (xấu).

Về ăn mặc, những từ phổ biến là "smartly dressed" (mặc lịch sự), "stylish" hoặc "trendy" (hợp thời), "unfashionable" (không hợp thời trang), "frumpy" giản dị.

Ảnh: Freepik

 

 

Ảnh: Freepik

 

2.Cách cư xử

 

Khi lo lắng hoặc cảm thấy không ổn, nhiều người có thói quen bộc lộ cảm xúc này thông qua những hành động vô thức, chẳng hạn "tap their fingers" (gõ ngón tay), "crack their knuckles" (bẻ khớp ngón tay), "bite their fingernails" (cắn móng tay) hoặc "chew the tips of their pencils" (nhai đầu bút chì)...

Đôi khi, họ "roll their eyes" (đảo mắt) để thể hiện rằng họ đang mỉa mai, không nghiêm túc.

Lúc chăm chú suy nghĩ về điều gì đó, họ có thể "tilt their head to the side" (nghiêng đầu sang một bên) hoặc "stick out their tongue" (thè lưỡi).

Một số từ thông dụng khác là "rub the back of their neck" (xoay gáy), "sigh a lot" (thở dài) hoặc "clench their hands" (nắm chặt tay).

 

3.Tính cách

 

Những người "nice", "kind" (tốt bụng) thường nở nụ cười, hay giúp đỡ mọi người. Họ cũng "friendly" (thân thiện) và "generous" (hào phóng). Ngược lại, tính từ để mô tả những người thường khó chịu, xấu xa là "unpleasant", "nasty", "vicious".

Để mô tả những người luôn thể hiện sự tôn trọng với người khác, hãy dùng "polite" (lịch sự) và "well-mannered" (cư cử tốt, chỉn chu). Nếu ai đó thô lỗ, không quan tâm đến người khác, bạn dùng từ "rude" và "impolite". Khi họ dùng ngôn từ xấu, hãy mô tả họ bằng từ "vulgar", obscene" (thô tục, tục tĩu).

"Smart", "intelligent", "clever" là thông minh. Nếu họ có được điều này nhờ kinh nghiệm, bạn có thể dùng từ "wise" (khôn ngoan). Một người không thông minh có thể hơi "dumb" (đần độn, ngốc nghếch) hoặc "slow" (chậm chạp), nhưng cách dùng hay hơn là "not too bright" (không sáng dạ lắm).

Với một người không thích ra ngoài và giao tiếp nhiều, bạn dùng từ "introvert" (hướng nội). Nếu người đó không nói nhiều và không thoải mái khi ở cạnh người khác, họ "shy" (ngại ngùng). Trái ngược với những người hướng nội là "extrovert" (hướng ngoại).

Một số tính từ phổ biến khác là "ambitious" (có tham vọng), "fulfilled" (thỏa mãn, mãn nguyện), "funny", "humorous" (vui vẻ, hài hước), "witty" (dí dỏm), "serious" (nghiêm túc), "boring" (nhàm chán), "arrogant", "conceited" (kiêu căng, tự phụ), "show-off" (khoe khoang), "modest" (khiêm tốn).

 

4.Cảm xúc

 

Có nhiều cách để nói rằng ai đó đang "happy". Họ có thể "alated" (vui vẻ), "exuberant" (hồ hởi), "cheerful" (vui mừng), "delighted" (hài lòng) hoặc "ecstatic" (ngây ngất). Những cảm xúc buồn được mô tả bằng các từ "melancholy" (u sầu), "miserable" (khổ sở)...

Khi ai đó nổi điên, bạn dùng từ "angry", "mad" để mô tả. Một người tức giận sẽ có tâm trạng "livid" (xám xịt).

Nếu căng thẳng và lo lắng, bạn đã có những từ "stressed", "anxious" để mô tả. Ngược lại, thư thái, bình yên nghĩa là "tranquil", "serene" hoặc "relaxed"...

Những từ để mô tả cảm xúc khác gồm "tired" (mệt mỏi), "exhausted" (kiệt sức), "bored" (chán nản),

 

 

2 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Kaito Yugi
Link | Report
2021-12-04 18:24:50
Chat Online
Quy tắc viết câu tiếng Anh

Bạn cần nắm chắc các phần cơ bản của câu, các loại mệnh đề, loại câu để viết tiếng Anh đúng ngữ pháp.

 

1.Các phần cơ bản của một câu:

 

Câu nào cũng cần ít nhất một động từ và một chủ ngữ. Động từ chỉ hành động còn chủ ngữ là chủ thể thực hiện hành động đó.

Ví dụ: "I am waiting" (Tôi đang đợi). Trong đó, "am waiting" là động từ (động từ chính là "wait", được chia ở thì hiện tại tiếp diễn). Chủ thể là "I".

Tuy nhiên, câu mệnh lệnh là trường hợp ngoại lệ của quy tắc trên. Trong câu mệnh lệnh, bạn chỉ cần một động từ, chủ thể được hiểu là người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Ví dụ: "Stop!" (Ngừng lại).

Một số câu có thể thêm tân ngữ.

Ví dụ: "My buddy lends me their calculator". (Bạn tôi cho tôi mượn máy tính). Trong câu này, "lends" là động từ và "my buddy" là chủ ngữ. "Calculator" là tân ngữ trực tiếp - thứ được cho mượn. Tân ngữ gián tiếp là "me", nằm giữa động từ và tân ngữ trực tiếp.

Bạn có nhận thấy chủ ngữ sử dụng đại từ "I" nhưng tân ngữ là "me" không? Đại từ chủ ngữ và tân ngữ khác nhau. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết chỉ ngoại động từ mới có thể sử dụng tân ngữ.

 

 

 

2. Quy tắc ngữ pháp trong câu:

 

Ngoài việc biết các phần của một câu, bạn cũng phải tuân theo các quy tắc ngữ pháp:

- Viết hoa chữ cái đầu của từ đầu tiên trong câu.

- Kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than hoặc dấu ngoặc kép.

- Các cấu phần trong câu hầu hết theo thứ tự: chủ ngữ đứng trước, động từ đứng sau rồi đến tân ngữ.

- Nếu chủ ngữ là số ít, động từ cũng phải ở dạng số ít. Ngược lại, chủ ngữ ở dạng số nhiều, động từ phải ở dạng số nhiều.

 

3.Các loại mệnh đề trong câu:

 

Nếu mỗi câu đều đơn giản theo công thức "chủ ngữ + động từ + tân ngữ", các bài viết hay sách sẽ nhàm chán. Đó là lý do tiếng Anh đã phát triển một số cấu trúc câu để mọi thứ trở nên thú vị và cung cấp nhiều lựa chọn hơn để nói và viết.

Trước khi tìm hiểu các cấu trúc câu khác nhau đó, điều quan trọng là phải hiểu các mệnh đề trong câu. Mệnh đề là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và động từ. Đôi khi một mệnh đề tự nó là một câu hoàn chỉnh, nhưng cũng có lúc nó chỉ bổ trợ.

Mệnh đề là một câu hoàn chỉnh được gọi là mệnh đề độc lập.

Ví dụ: "We’ll eat dinner at five" (Chúng ta sẽ ăn tối lúc 5h).

Một mệnh đề không phải là câu hoàn chỉnh được gọi là mệnh đề phụ thuộc, có chức năng bổ trợ cho mệnh đề độc lập, cung cấp thêm thông tin cần thiết.

Ví dụ: "The roads are icy because it rained last night". (Những con đường đầy băng giá bởi trời mưa vào tối qua).

Câu này có hai mệnh đề, trong đó "The roads are icy" là mệnh đề độc lập còn "because it rained last night" là mệnh đề phụ, cung cấp thêm chi tiết quan trọng. Mặc dù mệnh đề phụ có cả chủ ngữ và động từ nhưng chúng không thể tự tồn tại. Chúng chứa các liên từ phụ thuộc, giúp kết nối với các mệnh đề độc lập.

Các liên từ phổ biến bao gồm: "because" (bởi vì), "since" (kể từ), "although" (mặc dù), "unless" (trừ khi, nếu không), "while" (trong khi) hay "which", "whatever", "whenever", "whoever".

 

4.Bốn kiểu câu tiếng Anh:

 

Thứ nhất là câu đơn. Câu đơn khá đơn giản, chỉ là một mệnh đề độc lập, không hơn không kém.

Ví dụ: "Life itself is the most wonderful fairy tale". (Cuộc đời là câu chuyện cổ tích tuyệt vời nhất) - Hans Christian Anderson.

Thứ hai là câu ghép. Câu ghép nối hai hay nhiều mệnh đề độc lập với nhau thành một câu duy nhất. Bạn có thể kết nối các mệnh đề độc lập theo hai cách là sử dụng dấu phẩy và các liên từ kết hợp như "for", "and", "nor", "but", "or", "yet", "so" (FANBOYS) ở gữa các mệnh đề; hoặc bạn cũng có thể dùng dấu chấm phẩy.

Ví dụ: "It may seem difficult at first, but everything is difficult at first". (Thoạt nghe có vẻ khó nhưng mọi thứ mới đầu đều khó) - Miyamoto Musashi.

Thứ ba là câu phức. Loại câu này sử dụng một mệnh đề độc lập với một số mệnh đề phụ thuộc. Trong khi câu ghép sử dụng liên từ kết hợp để nối các mệnh đề lại với nhau, các câu phức dùng các liên từ phụ thuộc.

Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước, hãy sử dụng dấu phẩy trước mệnh đề độc lập. Nếu mệnh đề độc lập đứng trước, bạn không cần dấu phẩy.

Ví dụ: "When a person can’t find a deep sense of meaning, they distract themselves with pleasure". (Khi một người không thể tìm thấy tầng sâu ý nghĩa, họ tự làm xao nhãng mình bằng niềm vui) - Viktor Frankl.

Thứ tư là câu phức hợp. Đúng như tên gọi, loại câu này là kết hợp giữa câu ghép và câu phức. Chúng yêu cầu ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ. Để kết hợp chúng, hãy tuân theo các quy tắc ngữ pháp cụ thể cho từng loại và đảm bảo dùng các liên từ ở đúng vị trí.

Ví dụ: "Don’t aim for success if you want it; just do what you love and believe in, and it will come naturally". (Đừng nhắm đến thành công nếu bạn muốn; chỉ cần làm những gì bạn yêu thích và tin tưởng, và nó sẽ đến một cách tự nhiên) - David Frost.

2 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

HOÀNG BẢO HÂN
Link | Report
2021-11-11 08:04:36
Chat Online
Cần tuyển thành viên vô: https://lazi.vn/group/d/13361/love-english Yêu cầu :
- Cần thành viên có điểm cao( từ 9-10 điểm)về môn Tiếng Anh
-Tuổi từ 2k3 tới 2k12 
Yêu cầu thế thôi ^ ^
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm

Đăng ký qua Facebook / Google:

Đăng ký qua Email / Điện thoại:

Đăng ký | Đăng nhập

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo