Quản trị viên: | |
Thành viên: | 21 thành viên (xem) |
Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm | |
433 lượt xem
If you are not willing to learn, no one can help you. If you are determined to learn, no one can stop you.
Đăng ký tài khoản để cùng chia sẻ những điều thú vị lên nhóm!
Đăng ký qua Facebook hoặc Google:
Hoặc lựa chọn: | |
Đăng ký bằng email, điện thoại | Đăng nhập bằng email, điện thoại |
Lan Chi | ||
2022-07-01 12:00:04 | ||
Chat Online |
Hè này rảnh rỗi hãy bắt đầu học đi nào. Thời điểm tốt nhất để bạn học là:
NGAY BÂY GIỜ
NGAY BÂY GIỜ
Lan Chi | ||
2022-06-30 10:16:24 | ||
Chat Online |
Chúng ta mất 4 năm cấp 2 để kì vọng vào 3 năm học cấp 3.
Chúng ta mất 3 năm cấp 3 để khát khao về 4 năm đại học.
Chúng ta mất 4 năm đại học để nhớ về 7 năm trung học.
Cuối cùng, chúng ta mất cả đời để tượng niệm về tuổi trẻ của chúng ta...
Chúng ta mất 3 năm cấp 3 để khát khao về 4 năm đại học.
Chúng ta mất 4 năm đại học để nhớ về 7 năm trung học.
Cuối cùng, chúng ta mất cả đời để tượng niệm về tuổi trẻ của chúng ta...
Lan Chi | ||
2022-06-29 15:18:15 | ||
Chat Online |
ĐẠI HỌC CÓ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
Sợ nhất mấy em chưa đi học mà cứ phải nghe “Bằng đại học không quan trọng.”
Nhiều người buồn cười lắm, cứ lấy chuyện sếp này sếp kia học thấp hơn nhân viên rồi bảo rằng “Học đại học chỉ đi làm thuê thôi”.
Rồi có người cứ bảo bằng cấp sau này đều bỏ, chê bai sinh viên bằng giỏi là “mọt”, chê cả sinh viên trường Top chả biết gì…
Nhưng mình thì nghĩ khác.
Đi làm quan trọng là năng lực, khả năng thích nghi thật, nhưng môi trường, nơi thai nghén để phát triển và có cái "năng lực", "khả năng thích nghi" đó cũng quan trọng.
Trường top đầu cả nước - họ ở top đầu - là có lí do của họ.
Nếu như vào trường học, được đào tạo bài bản quy trình, nghiêm túc với mục tiêu học tập, nghề nghiệp, tận dụng tốt khoảng thời gian thực tập, và biết đi làm thêm, tự định hướng... thì bạn chẳng sợ gì cả.
Tuy đại học có thể không phải phương án tốt nhất cho vài người, nhưng là lựa chọn an toàn, ổn định cho nhiều người.
Sếp học thấp hơn nhân viên có thể không hiếm. Nhưng đừng nhầm lẫn, năng lực của sếp là năng lực lãnh đạo, thứ này không phải ai cũng có, và không nhiều đâu.
Tại sao những người làm sếp mà học ít hơn lại được nói nhiều như vậy? Vì sếp mà học cao, nhiều bằng cấp... lại bình thường quá, nói thừa, chứ không phải là họ ít hơn các sếp kia!
”Đưa cái số liệu ra đây” là một câu vừa hài vừa đúng mà mình thấy nhớ nhất khi nói về mấy trường hợp kiểu này.
Quan trọng là thực lực, đúng. Nhưng suy cho cùng, thực lực đó cũng là phải học mới có được.
Người đi học đại học có thể kĩ năng thực chiến chưa nhiều, nhưng kiến thức cơ bản, tư tưởng, lý tưởng sống, tầm nhìn từ những năm tháng được tiếp xúc với nhiều người, các mối quan hệ từ bạn bè, thầy cô cũng chưa chắc đã bỏ đi…
Mình có đọc được một bình luận rất ưng ý thế này: Học đại học giống như được cấp một con dao. Đầu vào cao thì là thép tốt, trường tốt và người chăm, là mài dũa sắc. Còn không học thì phải tự đi kiếm sắt để mài. Không phải ai cũng kiếm được sắt tốt và không phải ai cũng tự mài được dao… Chỉ nằm mơ thì không thể làm ông chủ được…
Học ở đâu là chuyện của mỗi người, không nhất thiết phải so sánh với người khác làm gì cả. Nếu bạn chọn rồi, hãy cứ nghiêm túc với lựa chọn đó, nhé!
(Báo Thanh niên)
cre ảnh: Thả mình vào văn
Sợ nhất mấy em chưa đi học mà cứ phải nghe “Bằng đại học không quan trọng.”
Nhiều người buồn cười lắm, cứ lấy chuyện sếp này sếp kia học thấp hơn nhân viên rồi bảo rằng “Học đại học chỉ đi làm thuê thôi”.
Rồi có người cứ bảo bằng cấp sau này đều bỏ, chê bai sinh viên bằng giỏi là “mọt”, chê cả sinh viên trường Top chả biết gì…
Nhưng mình thì nghĩ khác.
Đi làm quan trọng là năng lực, khả năng thích nghi thật, nhưng môi trường, nơi thai nghén để phát triển và có cái "năng lực", "khả năng thích nghi" đó cũng quan trọng.
Trường top đầu cả nước - họ ở top đầu - là có lí do của họ.
Nếu như vào trường học, được đào tạo bài bản quy trình, nghiêm túc với mục tiêu học tập, nghề nghiệp, tận dụng tốt khoảng thời gian thực tập, và biết đi làm thêm, tự định hướng... thì bạn chẳng sợ gì cả.
Tuy đại học có thể không phải phương án tốt nhất cho vài người, nhưng là lựa chọn an toàn, ổn định cho nhiều người.
Sếp học thấp hơn nhân viên có thể không hiếm. Nhưng đừng nhầm lẫn, năng lực của sếp là năng lực lãnh đạo, thứ này không phải ai cũng có, và không nhiều đâu.
Tại sao những người làm sếp mà học ít hơn lại được nói nhiều như vậy? Vì sếp mà học cao, nhiều bằng cấp... lại bình thường quá, nói thừa, chứ không phải là họ ít hơn các sếp kia!
”Đưa cái số liệu ra đây” là một câu vừa hài vừa đúng mà mình thấy nhớ nhất khi nói về mấy trường hợp kiểu này.
Quan trọng là thực lực, đúng. Nhưng suy cho cùng, thực lực đó cũng là phải học mới có được.
Người đi học đại học có thể kĩ năng thực chiến chưa nhiều, nhưng kiến thức cơ bản, tư tưởng, lý tưởng sống, tầm nhìn từ những năm tháng được tiếp xúc với nhiều người, các mối quan hệ từ bạn bè, thầy cô cũng chưa chắc đã bỏ đi…
Mình có đọc được một bình luận rất ưng ý thế này: Học đại học giống như được cấp một con dao. Đầu vào cao thì là thép tốt, trường tốt và người chăm, là mài dũa sắc. Còn không học thì phải tự đi kiếm sắt để mài. Không phải ai cũng kiếm được sắt tốt và không phải ai cũng tự mài được dao… Chỉ nằm mơ thì không thể làm ông chủ được…
Học ở đâu là chuyện của mỗi người, không nhất thiết phải so sánh với người khác làm gì cả. Nếu bạn chọn rồi, hãy cứ nghiêm túc với lựa chọn đó, nhé!
(Báo Thanh niên)
cre ảnh: Thả mình vào văn
Lan Chi | ||
2022-06-29 11:32:44 | ||
Chat Online |
Đã nói là làm sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.
- Sưu tầm
- Sưu tầm
Lan Chi Chat Online Report
Bởi vậy nên mới cần suy xét trước khi hành động :))
Đâu phải cái gì cũng nói bừa xong vứt đấy được.
Bởi vậy nên mới cần suy xét trước khi hành động :))
Đâu phải cái gì cũng nói bừa xong vứt đấy được.
Lan Chi | ||
2022-06-28 18:41:29 | ||
Chat Online |
NHƯ THẾ NÀO LÀ TỰ MÌNH CỐ GẮNG?
1. Học một thứ ngôn ngữ mới, chơi một loại nhạc cụ mới, làm một kiểu món ăn mới, tất cả đều là tự nỗ lực hoàn thiện bản thân. Nhưng mà, chẳng có ai để thực hiện cùng, chẳng biết phải chia sẻ với ai.
2. Một mình chịu đau nhìn dãy hành lang trống vắng.
3. Tự mình làm bài kiểm tra, rồi nhận lấy điểm thấp nhất.
4. Cũng chẳng khác gì là cô đơn. Nhưng chỉ cần biết cố gắng thì sẽ nhận được kết quả tốt đẹp hơn cả ngày hôm qua.
5. Một mình chịu đau nhìn dòng người tấp nập xa lạ.
6. Cấp Một đứng chờ đợi phụ huynh một mình. Cấp Hai xếp hàng ở buổi ăn một mình. Cấp Ba là người khám sức khỏe cuối cùng, sau đó thì một mình lên lớp. Đại Học, lại tiếp tục dọn phòng một mình. Đó không phải là cô đơn, mà là tự mình cố gắng kiên trì và nhẫn nại.
7. Đọc một bài viết hay, chẳng biết gắn thẻ ai.
8. Học cách nói ít đi, học cách làm việc nhiều hơn, học cách an ủi bản thân: Ngoài kia ai cũng thế!
9. Buổi tối đi đường bị ngã xe. Lướt nhìn danh bạ điện thoại ít ỏi, thầm nghĩ rằng vẫn nên tự mình dắt bộ về nhà thì hơn.
10. Đến trễ là đến trễ, không ai gọi dậy sớm, không ai điểm danh giúp, không ai giữ chỗ giùm.
11. Lặng lẽ đến lớp, lặng lẽ xuống phòng ăn, lặng lẽ tan học, sau này, lặng lẽ đi làm, lặng lẽ đến các buổi họp, lặng lẽ về nhà rồi tự nhiên bật khóc.
12. Mỗi con người sinh ra đều có sứ mạng riêng của mình. Họ cố gắng vì hạnh phúc của họ, tôi nỗ lực vì hạnh phúc của tôi.
13. Tự hiểu rằng bản thân nhất định phải là một người có thực lực.
14. Đọc tới dòng này, bao nhiêu năm qua có phải bạn vẫn đang tự mình cố gắng không?
Nguồn: haukino
1. Học một thứ ngôn ngữ mới, chơi một loại nhạc cụ mới, làm một kiểu món ăn mới, tất cả đều là tự nỗ lực hoàn thiện bản thân. Nhưng mà, chẳng có ai để thực hiện cùng, chẳng biết phải chia sẻ với ai.
2. Một mình chịu đau nhìn dãy hành lang trống vắng.
3. Tự mình làm bài kiểm tra, rồi nhận lấy điểm thấp nhất.
4. Cũng chẳng khác gì là cô đơn. Nhưng chỉ cần biết cố gắng thì sẽ nhận được kết quả tốt đẹp hơn cả ngày hôm qua.
5. Một mình chịu đau nhìn dòng người tấp nập xa lạ.
6. Cấp Một đứng chờ đợi phụ huynh một mình. Cấp Hai xếp hàng ở buổi ăn một mình. Cấp Ba là người khám sức khỏe cuối cùng, sau đó thì một mình lên lớp. Đại Học, lại tiếp tục dọn phòng một mình. Đó không phải là cô đơn, mà là tự mình cố gắng kiên trì và nhẫn nại.
7. Đọc một bài viết hay, chẳng biết gắn thẻ ai.
8. Học cách nói ít đi, học cách làm việc nhiều hơn, học cách an ủi bản thân: Ngoài kia ai cũng thế!
9. Buổi tối đi đường bị ngã xe. Lướt nhìn danh bạ điện thoại ít ỏi, thầm nghĩ rằng vẫn nên tự mình dắt bộ về nhà thì hơn.
10. Đến trễ là đến trễ, không ai gọi dậy sớm, không ai điểm danh giúp, không ai giữ chỗ giùm.
11. Lặng lẽ đến lớp, lặng lẽ xuống phòng ăn, lặng lẽ tan học, sau này, lặng lẽ đi làm, lặng lẽ đến các buổi họp, lặng lẽ về nhà rồi tự nhiên bật khóc.
12. Mỗi con người sinh ra đều có sứ mạng riêng của mình. Họ cố gắng vì hạnh phúc của họ, tôi nỗ lực vì hạnh phúc của tôi.
13. Tự hiểu rằng bản thân nhất định phải là một người có thực lực.
14. Đọc tới dòng này, bao nhiêu năm qua có phải bạn vẫn đang tự mình cố gắng không?
Nguồn: haukino
Lan Chi | ||
2022-06-28 17:54:41 | ||
Chat Online |
4 KỸ NĂNG GIÚP BẠN BỨT TỐC RỰC RỠ CUỐI NĂM HỌC
Đầu hè luôn là thời gian bận rộn nhất của các bạn học sinh sinh viên với hàng loạt hoạt động thi cử. Muốn vượt qua xuất sắc thời kỳ "đau đầu hoa măt chóng mặt" này một cách nhẹ nhàng, bạn nhất định phải trang bị cho mình 4 kỹ năng "bứt tốc" dưới đây:
1. Kỷ luật - quản lý thời gian:
Một ngày có 24 tiếng đồng hồ thôi vậy nên là việc bạn cần để tâm đầu tiên đó là chọn lựa những khung giờ giúp việc học tăng hiệu quả và những khung giờ "chơi" hợp lý. Ví dụ, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 1 tiếng và tận dụng quãng thời gian không khí trong lành, không gian yên tĩnh trước bình minh để thu nạp kiến thức và chọn tầm trưa chiều để tham gia những hoạt động ngoài trời giúp thư giãn đầu óc.
2. Kỹ năng sáng tạo
Học tập mà chỉ bó gọn trong khuôn khổ "nhại lại" những kiến thức khô khan trong sách giáo khoa thì sẽ rất mất thời gian mà lại hiệu quả thấp. Vậy bạn có nghĩ đến việc biến tấu một bài thơ thành một bài rap hay biến những phản ứng hóa học thành một câu chuyện cảm xúc không,...? Cách ghi nhớ chuyển thể này sẽ khiến cho việc học không những trở nên thú vị hơn mà còn khiến não ta có ấn tượng sâu, kiến thức sẽ được lưu trữ lâu hơn đấy.
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc .
Một tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ là nền tảng tốt giúp bạn tiếp thu cảm xúc nhanh hơn, nhạy hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không được phép buồn rầu hay mệt mỏi trong quá trình học hành thi cử. Quan trọng là bạn phải kiểm soát được nó, đừng để những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh quá lâu và biết cách vực dậy tinh thần, tìm lại nhiệt huyết để tiếp tục chiến đấu.
4. Tư duy logic
Không thể làm được gì nếu bạn không trang bị cho mình một lối tư duy logic và nhạy bén. Đây sẽ là một kỹ năng bạn chỉ có thể trau dồi qua việc đọc những cuốn sách, xem những tài liệu rèn luyện tư duy, trí não. Khi đã nắm được cấu trúc và quy trình mọi thứ vận hành trong cuộc sống nói chung và trong bài vở nói riêng thì việc giải quyết chúng sẽ không còn khó khăn.
Cảm ơn!
Đầu hè luôn là thời gian bận rộn nhất của các bạn học sinh sinh viên với hàng loạt hoạt động thi cử. Muốn vượt qua xuất sắc thời kỳ "đau đầu hoa măt chóng mặt" này một cách nhẹ nhàng, bạn nhất định phải trang bị cho mình 4 kỹ năng "bứt tốc" dưới đây:
1. Kỷ luật - quản lý thời gian:
Một ngày có 24 tiếng đồng hồ thôi vậy nên là việc bạn cần để tâm đầu tiên đó là chọn lựa những khung giờ giúp việc học tăng hiệu quả và những khung giờ "chơi" hợp lý. Ví dụ, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 1 tiếng và tận dụng quãng thời gian không khí trong lành, không gian yên tĩnh trước bình minh để thu nạp kiến thức và chọn tầm trưa chiều để tham gia những hoạt động ngoài trời giúp thư giãn đầu óc.
2. Kỹ năng sáng tạo
Học tập mà chỉ bó gọn trong khuôn khổ "nhại lại" những kiến thức khô khan trong sách giáo khoa thì sẽ rất mất thời gian mà lại hiệu quả thấp. Vậy bạn có nghĩ đến việc biến tấu một bài thơ thành một bài rap hay biến những phản ứng hóa học thành một câu chuyện cảm xúc không,...? Cách ghi nhớ chuyển thể này sẽ khiến cho việc học không những trở nên thú vị hơn mà còn khiến não ta có ấn tượng sâu, kiến thức sẽ được lưu trữ lâu hơn đấy.
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc .
Một tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ là nền tảng tốt giúp bạn tiếp thu cảm xúc nhanh hơn, nhạy hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không được phép buồn rầu hay mệt mỏi trong quá trình học hành thi cử. Quan trọng là bạn phải kiểm soát được nó, đừng để những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh quá lâu và biết cách vực dậy tinh thần, tìm lại nhiệt huyết để tiếp tục chiến đấu.
4. Tư duy logic
Không thể làm được gì nếu bạn không trang bị cho mình một lối tư duy logic và nhạy bén. Đây sẽ là một kỹ năng bạn chỉ có thể trau dồi qua việc đọc những cuốn sách, xem những tài liệu rèn luyện tư duy, trí não. Khi đã nắm được cấu trúc và quy trình mọi thứ vận hành trong cuộc sống nói chung và trong bài vở nói riêng thì việc giải quyết chúng sẽ không còn khó khăn.
Cảm ơn!