Nhóm | Nhóm tôi tham gia | Nhóm tôi tạo ra | +Tạo nhóm

NHÓM HỌC TOÁN VÀ ÔN THI CHUYÊN TOÁN VÀO 10 THCS (6-9)

NHÓM HỌC TOÁN VÀ ÔN THI CHUYÊN TOÁN VÀO 10 THCS (6-9)
891 lượt xem
Nhóm học nhằm giúp các bạn thi 9 lên 10 môn toán và thi chuyên toán có thể trao đổi bài , học tập , giúp đỡ lẫn nhau nâng cao kiến thức toán học , cũng như cùng chung mục tiêu đạt đc kết quả cao mà mình mong muốn .
Đăng ký tài khoản để cùng chia sẻ những điều thú vị lên nhóm!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Đinh Thị Mai Hoa
Link | Report
2021-11-07 18:50:39
Chat Online
Tìm nghiệm nguyên của phương trình: 2^x + 3^x = 5^x
Mn giúp mik vs !!!
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2020-02-09 20:19:21
Chat Online
Donate cho nhóm này :

1 0
Lợi Lê Chat Online Report
nghe ok phết nhờ :3
2 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Thu Trang Phạm
Link | Report
2020-02-07 07:49:30
Chat Online
Tìm giá trị m và p để hpt: x =7 _y
                                             mx = 2y+p
a) có vô số nghiệm
b) có một nghiệm duy nhất
c)vô nghiệm
  •  Giúp mk bài này nha cảm ơn các bạn nhiều!
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2019-12-01 10:47:38
Chat Online
K5 nào chuyên toán share tài liệu cho mọi người cùng xem nhé ! 
Mình thấy nhóm dạo này ít hoạt động quá ! Năng nổ lên nào mọi người !
Hay mình tổ chức MINI GAME , mọi người thấy sao ?
2 0
Lợi Lê Chat Online Report
là gì?
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2019-10-18 12:24:25
Chat Online

Bài tập toán Hình học lớp 8 nâng cao: 2k6 cùng thử sức nha ^^

Bài 1 :
Cho tam giác nhọn ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.
Chứng minh rằng : BH.BD + CH.CE = BC^2.

Bài 2 :
Cho tam giác ABC (AB < AC) có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.
So sánh góc BAH và góc CAH.
So sánh đoạn thẳng DB và CE.
Chứng minh hai tam giác ADE và ABC đồng dạng.

Bài 3:
Cho tam giác ABC cân tại A, góc A < 90 độ. Gọi AH, BI, CK là 3 đường cao của tam giác.
a. Tứ giác BICK là hình gì? tại sao?
b. Biết AB=10, BC=12 (đơn vị độ dài). Tính BK và diện tích tam giác BIC.

Bài 4 :
Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh CD và BC lấy M, N sao choBM = DN. Gọi I là giao điểm BM và DN. Chứng minh rằng IA là phân giác góc DIB.

Bài 5:

Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. Gọi I là điểm bất kỳ trên cạnh BC. Đường thẳng qua I song song với AC cắt AB tại K. Đường thẳng qua I song song với AB cắt AC, AM theo thứ tự ở D, E.
CMR: DE = BK.

Bài 6:
Cho hình thoi ABCD có góc A = 60 độ. Gọi M là một điểm cạnh AD. Đường thẳng CM cắt AB tại N.
Chứng minh rằng : AB^2 = DM.BN
MB cắt DN tại P. tính góc DPB.

Bài 7 :
Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ BH vuông góc AC tại H. gọi M và K lần lượt là trung điểm AH và CD. Chứng minh rằng : MB vuông góc MK.

Bài 8:
Cho tam giác ABC (AB < AC), phân giác AD. Trên AB lấy điểm M, trên AC lấy điểm N sao cho BM = CN, gọi giao điểm CM và BN là O, từ O vẽ đường thẳng song song với AD cắt AC, AB tại E và F.

Chúc các bạn 2k6  học tập tốt!

3 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2019-10-15 19:17:39
Chat Online
2k5 thử sức cùng đề thi 9 vào 10 môn toán của Hà Nội thôi nào !!^^
2 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2019-10-15 12:59:12
Chat Online
Mọi người ơi ! Hãy tích cực đăng bài toán nào hay hoặc ko hiểu để nhóm cùng giải nha !
Mình cảm ơn !
3 0
Thu Trang Phạm Chat Online Report
Giúp mk bài này vs :
Tìm giá trị của m và p để hpt:
x = 7 _y 
mx=2y +p
    a) có vô số nghiệm
     b) có một nghiệm duy nhất
      c) vô nghiệm
Các bn giúp mk bài này nha cảm ơn nhìu
1 0
Hạ Chi Dương Chat Online Report
bn đưa về dạng ax=b có 1 nghiệm khi a khác 0 
vô nghiệm khi a=0 và b khác 0
vô số nghiệm khi a=0 , b=0
tức là theo bài trên bạn thay x=7y vào pt mx=2y+p sau đó đưa về dạng ax=b như trên rồi biện luận theo từng th !
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Hạ Chi Dương
Link | Report
2019-10-14 19:36:22
Chat Online
đây là một số bài hình 2k5 thi chuyên cùng làm nha ^^
Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R. C là một điểm thay đổi trên đường tròn (O) sao cho ABC không cân tại C. H là chân đường cao của tam giác ABC hạ từ C. Hạ HE,HF vuông góc với AC, BC tương ứng. Các đường thẳng AB và EF cắt nhau tại K
a/. Tính theo R diện tích tam giác CEF và độ dài các đoạn KA,KB trong trường hợp góc BAC=60
b/. Hạ EP, FQ vuông góc với AB. CM: Đường tròn đường kính PQ tiếp xúc với đường thẳng EF
c/. D là giao điểm của (O) và đường tròn đường kính CH, D khác C. Chứng minh: KA.KB=KH^2. Và giao điểm M của các đường thẳng CD và EF luôn thuộc 1 đường thẳng cố định


Cho tam giác ABC vuông tại A, O,I lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp. Đặt BC=a, AC=b, AB=c
a/. Tính độ dài IO,IO theo a,b,c
b/. Biết tam giác IOB vuông tại I. CMR: AB:AC:BC=3:4:5


Cho tứ giác lồi ABCD. Trên 2 cạnh AB và CD lấy 2 điểm E và F sao cho AE/BE=CF/DF. CMR nếu đường chéo AC đi qua trung điểm I của EF thì AC chia đôi diện tích tứ giác ABCD


Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. (C) là đường tròn ngoại tiếp tam giác IBC.
a/.CMR: Tâm của đường tròn (C) nằm trên đường thẳng AI
b/. CMR: Tam giác ABC cân tại A <=>(C) tiếp xúc với các đoạn thẳng AB, AC


Cho Hình vuông ABCD có cạnh bằng 3. Lấy M trên BC. Đường thẳng AM cắt DC kéo dài tại P.Đường thẳng DM cắt AB kéo dài tại Q. BP cắt CQ tại I
a/. Cho CM=1. TÍnh BI,CI
b/. Khi M di động trên đoạn BC, tìm quỹ tích điểm I
3 0
Hạ Chi Dương Chat Online Report
đây là một số pp về số
CÁC DẠNG SỐ NGUYÊN ĐẶC BIỆT
1/ Số chính phương
-Tc1 : Số chính phương không bao giờ có tận cùng là 2,3,7,8
-T/c2 : giữa hai số chính phương liên tiếp không có số chính phương nào cả
Không tồ tại số tự nhiên x để : a2<x2<(a+1)2a2<x2<(a+1)2
Nếu a2<x2<(a+2)2a2<x2<(a+2)2 thì x2=(a+1)2x2=(a+1)2 (a,x thuộc Z)
-Tc3: Nếu ab=m2ab=m2 và (a,b)=1 thì a và b đều là số chính phương(a,b,m thuộc Z)
-Tc4 nếu 2 số nguyên liên tiếp có tích là một số chính phương thì một tron 2 số đó bằng 0
-Tc5 : nếu ab=c2ab=c2 thì a=tm2tm2 ; b=tn2tn2 ( với a,b,c,m,n,t thuộc Z)
2/ Số nguyên tố
-Mọi số nguyên tố đều phân tích ra thừa số nguyên tố một cách duy nhất
-Có vô số các số nguyên tố . Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ
-Nếu số nguyên tố p chia hết a thì xảy ra p=a hoặc a=1
3/ Số bằng tổng các ước nhỏ hơn nó gọi là số hoàn chỉnh 2n−1(2n−1)2n−1(2n−1) với 2n−12n−1 là số nguyên tố luôn là sô hoàn chỉnh chẵn
VD : 6,28,496 là số hoàn chỉnh
4/ Hai số mà số này bằng tổng các ước không kể chính nó của số kia được gọi là cặp số bạn bè
VD:220 và 284 ;1210 và 1190
5/Phần nguyên của một số
Mọi số thực x bất kỳ đều có thể viết được dưới dạng x=n+y trong đó n thuộc N và 0 \leq y \leq 1 
Ta gọi n là phần nguyên của x và ký hiệu [x] 
           y là phần lẻ của x , ký hiệu {x} 
 1. 10 số chính phương đầu tiên là: 0,1,4,9,14,25,36,49,64,81
2. Tính chất của số chính phương:
khi phân tích một số chính phương ra thừa số nguyên tố ta được các thừa số là luỹ thừa của số nguyên tố với số mũ chẵn:
VD: 3600=602=24.32.52.3600=602=24.32.52.
- Số chính phương N chia hết cho p2k+1p2k+1 thì N chia hết cho p2k+2p2k+2
(p là số ng tố, k thuộc N)
- số chính phương chia cho 3 chỉ có thể dư 0 hoặc 1
3. nhận biết một số chính phương:
a, để cm N là 1 số chính phương ta có thể:
- biến đổi N thành bình phương của 1 số tự nhiên (hoặc số nguyên)
- vận dụng tc: nếu 2 số tự nhiên a và b ng tố cùng nhau có tích là 1 số chính phương thì mỗi số a,b cũng là 1 số chính phương
b, để cm N ko phải là số chính phương ta có thể:
- Chứng minh N có chữ số tận cùng là 2,3,7,8 hoặc có 1 số lẻ chữ số 0 tận cùng.
- chứng minh N chứa số nguyên tố với số mũ lẻ.
- Xét số dư khi chia N cho 3, cho 4 hoặc cho 5, cho 8....
VD: nếu N chia cho 3 có số dư là 2: hoặc N chia cho 4, cho 5 có số dư là 2;3 thì N ko phải là số chính phương
- Chứng minh N nằm giữa 2 số chính phương liên tiếp
3 0
Đăng nhập tài khoản để có thể chia sẻ những điều thú vị nhé!

Đăng ký | Đăng nhập

Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm

Đăng ký qua Facebook / Google:

Đăng ký qua Email / Điện thoại:

Đăng ký | Đăng nhập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×