Quản trị viên: | |
Thành viên: | 2 thành viên (xem) |
Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm | |
Đăng ký qua Facebook hoặc Google:
Hoặc lựa chọn: | |
Đăng ký bằng email, điện thoại | Đăng nhập bằng email, điện thoại |
ChankXank♡♡♡ | ||
2020-04-19 10:01:59 | ||
Chat Online |
otaku là những đứa ngày đêm miệt mài cầy anime nên đếch có chuyện chui vô đây đâu :-)))
_
là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), Vocaloid hay trò chơi điện tử, cosplay (hóa trang), những thứ 2D (nhân vật trên giấy). Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình, phần lớn mang nghĩa tiêu cực. Theo các nghiên cứu được công bố vào năm 2013, cụm từ này đã trở nên ít tiêu cực hơn và ngày càng có nhiều người bây giờ tự coi mình là otaku. [1]
Nền văn hóa Otaku là một chủ đề chính của nhiều anime và các tác phẩm manga, cũng như tài liệu và nghiên cứu học thuật. Văn hóa otaku bắt đầu vào những năm 1980, như thay đổi tâm lý xã hội và nuôi dưỡng các đặc điểm của otaku tại các trường học Nhật Bản, kết hợp với việc những cá nhân như vậy, tự rút lui để trở thành những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Sự ra đời của tổ chức này, trùng hợp với sự bùng nổ anime, sau khi phát hành các tác phẩm như Mobile Suit Gundam trước khi nó được phân nhánh thành Comic Market.
Định nghĩa của otaku sau đó đã trở nên phức tạp hơn, và nhiều phân loại của otaku nổi lên. Năm 2005, học viện nghiên cứu Nomura chia otaku thành mười hai nhóm, sau đó ước tính quy mô và tác động của thị trường đối với mỗi nhóm này. Các tổ chức khác đã chia tách nó chi tiết hơn hoặc tập trung vào một mối quan tâm otaku duy nhất. Những ấn bản này, phân loại các nhóm otaku khác nhau, bao gồm anime, manga, máy ảnh, ô tô, thần tượng và otaku điện tử. Tác động kinh tế của otaku đã được ước tính cao tới 2 nghìn tỷ yên (18 tỷ USD).[2]
_Nguồn : Mạng
Không phải chỉ đơn giản là ngồi xem manga/anime cả ngày như nhiều người nghĩ, một Otaku đích thực thường có 5 dấu hiệu nhận biết như sau:
1. Xem manga/anime mọi lúc mọi nơi (đương nhiên rồi!)
Đây là đặc điểm đầu tiên và tất cả otaku nào cũng có. Không chỉ xem những bộ truyền thống như Naruto, Bleach, Dragon Ball Z… mà hầu như bộ nào cũng đọc, phim nào cũng xem. Bất kể là ngày hay đêm, nếu có thời gian rảnh rỗi thì việc đầu tiên các otaku sẽ làm là vùi mình vào một bộ truyện/anime nào đó. Và đương nhiên, không có chuyện mỗi tối xem một tập phim, đọc một tập truyện đâu, nếu không theo dõi hết mạch truyện hay cả 1 season, họ sẽ vô cùng bồn chồn, bứt rứt, khó chịu.
Căn phòng cá nhân và bài trí trong đó là đặc điểm để dễ nhận ra một otaku nhất
2. Sưu tập Figure
Từ nhiều năm qua, sưu tập figure đã là một nền văn hóa, một thú sưu tầm lâu đời đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới phổ biến nhất là từ các fan manga Nhật và Mỹ. Tại Việt Nam thì thú vui này mới đang dần phát triển rộng rãi nhưng cũng là một niềm đam mê bất tận của cộng đồng fan manga. Mỗi bức tượng figure được xem như một tác phẩm nghệ thuật với các chi tiết được thiết kế đầy tinh xảo, với mục đích là trưng bày, thưởng ngoạn các nhân vật manga, hoạt hình ưa thích.
Tại Việt Nam, giá figure chất lượng cao là khá đắt vì thường phải nhập khẩu từ nước ngoài nhưng điều này cũng không ngăn cản các otaku tìm đến tình yêu manga của mình
3. Học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản
Trong các tác phẩm manga/anime, tác giả thường lồng vào khá nhiều nét văn hóa, truyền thống đẹp đẽ của người Nhật. Điều này thường thúc đẩy các otaku tìm hiểu và nghiên cứu để hiểu rõ hơn về đất nước mặt trời mọc - “cái nôi” của manga/anime. Thậm chí, nhiều người còn bỏ thời gian để học tiếng Nhật vừa để tìm hiểu văn hóa, vừa để đọc truyện, xem phim mà không cần bản dịch tiếng Việt.
Đọc truyện bằng tiếng gốc luôn thú vị và sát nghĩa hơn là thông qua các bản dịch
4. Tự biến mình thành một nghệ sĩ “thực thụ”
Đắm mình trong những bộ manga/anime dài bất tận có lẽ là chưa đủ với các otaku chân chính. Họ sẽ muốn trở thành những người tạo ra các tác phẩm và hóa thân vào thế giới anime của riêng mình. Và các hình thức phổ thông nhất có thể kể tới như: viết fanfic, vẽ truyện manga, viết blog, tự may những bộ đồ cosplay, sản xuất AMV (Anime Music Video), tạo trang sức cho nhân vật… Nếu bạn chưa từng thử một trong những điều này thì quá đáng tiếc, bạn còn một bước nữa mới trở thành một otaku chính hiệu!
Còn gì tuyệt hơn cosplay trong những bộ trang phục mình tự tay làm ra
Gia nhập các trang blog, forum để chia sẻ câu chuyện của mình là điều các otaku thường làm vì họ đều có xu hướng nghệ thuật và trí tưởng tượng cao, do thường xuyên tiếp xúc với vô vàn chủ đề giả tưởng trong manga/anime
5. Danh sách list nhạc phần lớn cũng là soundtrack anime
Bạn đã từng nghe 1 tracklist nhạc của một Otaku bao giờ chưa? Ắt hẳn là đầy ắp nhạc anime, nhạc Nhật rồi. Đầu tiên, các otaku nghe chúng nhiều lần cho đến khi có thể thuộc và hát một cách chính xác, dù thậm chí không biết một chữ tiếng Nhật nào nhưng vẫn có thể thuộc làu làu và phát âm “chuẩn không cần chỉnh”. Họ cũng thường rất chăm chỉ tìm kiếm lời bài hát để hiểu ý nghĩa của chúng.
- Nguồn: Internet :))
_Đa số là vậy đó , vợ chiếm 70% [ Ghê chưa ghê chưa ] .Vậy....Char nam and girl của chồng là ai ??!
- Character nam [Anime]mà chongg yêu thích là: Mikaela Hyakuya , Tanjirou Kamado , Muichirou Tokitou ,... [Nhiều]
- Character nữ [Anime] mà chongg yêu thích là: Krul Tepes , Yuno Gasai , Nezuko , ... [Còn nhiều :)]
- Character nam [Manhua] mà chongg yêu thích là: Ngụy Vô Tiện , Lam Trạm ,... [Nhiều]
- Charater nữ [Manhua] mà chongg yêu thích : Chẳng có ai :33 .