Quản trị viên: | |
Thành viên: | 15 thành viên (xem) |
Đăng ký tài khoản để tham gia vào nhóm | |
Đăng ký qua Facebook hoặc Google:
Hoặc lựa chọn: | |
Đăng ký bằng email, điện thoại | Đăng nhập bằng email, điện thoại |
Thời Phan Diễm Vi | ||
2020-10-29 15:07:58 | ||
Chat Online |
Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của chúng.
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.
Thời Phan Diễm Vi | ||
2020-10-06 10:02:12 | ||
Chat Online |
Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành phố. Nhưng mấy năm gần đây trên thế giới nhiều nước phát triển đã xây dựng sân bay trên biển. Ví dụ Mỹ có sân bay Laquatia ở New York, Nhật Bản có sân bay Shangxi, Singapore có sân bay Zhangyi... tất cả đều là những sân bay nổi tiếng trên biển. Theo thống kê chưa đầy đủ thì những sân bay đang xây dựng hoặc đã có kế hoạch xây dựng trên biển là hơn 40 cái.
Thế vì sao người ta lại xây dựng sân bay trên biển? Như ta đã biết, xây dựng một sân bay hiện đại chiếm rất nhiều đất. Chỉ nói đến đường băng cho máy bay hạng nặng lên xuống đã dài 4 km. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, thì việc mở rộng hoặc xây dựng sân bay mới đang ngày càng tăng nhanh, khiến cho nhiều thành phố duyên hải gặp khó khăn về đất, giá đất hằng năm tăng cao. Do đó nhiều nước xây dựng sân bay trên biển để tiết kiệm đất. Xây dựng sân bay trên biển có rất nhiều ưu điểm. Trước hết là tiết kiệm được một diện tích lớn trên đất liền. Nói chung xây dựng sân bay trên biển, phí xây dựng nhân công đào đắp thấp. Theo tính toán của chuyên gia Mỹ, phí xây dựng sân bay trên biển thấp hơn rất nhiều so với xây dựng sân bay trên đất liền, có thể giảm giá thành rất nhiều. Thứ hai là xây dựng sân bay trên biển tránh được tiếng ồn vì nó nằm xa khu dân cư. Thứ ba là chung quanh sân bay trên biển không có nhà cao tầng, tầm nhìn thoáng đãng, nâng cao an toàn khi cất, hạ cánh.
Sân bay trên biển có tác dụng: đắp đất, xây bao vây biển, đóng cọc và tàu nổi. Dạng đắp đất là dùng một lượng lớn đất đá trên lục địa để lấp biển. Trước hết đắp đảo nổi rồi xây dựng sân bay trên đó. Sân bay Shangxi của Nhật thuộc dạng này. Dạng đắp đê vây biển là trước hết xây dựng đê để vây một vùng biển, sau đó hút cạn nước, cuối cùng xây dựng sân bay trên đáy biển. Dạng này giá thành tuy rẻ nhưng nếu vỡ đê thì hậu quả khôn lường, do đó đang trong ý đồ ấp ủ. Dạng sân bay đóng cọc là trước hết đóng các cọc thép xuống biển, sàn sân bay nằm trên những cọc thép này, ví dụ sân bay Laquatia ở New York của Mỹ. Dạng sân bay tàu nổi là loại mới nhất, nó nổi trên mặt biển, toàn bộ sân bay dùng hệ thống mỏ neo cố định. So với loại đắp đảo thì có thể tiết kiệm được 40% vốn đầu tư, còn có thể rút ngắn 70% thời gian xây dựng nên có tiền đồ phát triển tốt, nhưng kĩ thuật công trình rất khó. Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng loại sân bay này.
Thời Phan Diễm Vi | ||
2020-10-05 19:26:35 | ||
Chat Online |
Từ xưa đến nay người ta luôn tìm cách truyền thông tin nhanh nhất và tiện lợi, giống như phương pháp đánh trống, đốt lửa gây khói, viết thư là những hình thức đã từng dùng. Năm 1837 Moocxơ người Mỹ phát minh máy điện báo, từ đó xã hội con người bước vào thời đại điện tín. Trên dây điện các loại thông tin được truyền đi với tốc độ 30 vạn km/s. Nhưng con người vẫn bị biển khơi cách trở, không được hưởng những phương tiện này một cách nhanh chóng. Để thay đổi tình trạng đó, năm 1858 người ta đã rải một đường cáp biển đầu tiên trên thế giới giữa châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời hai nước Anh và Đức cũng đặt đường cáp điện. Từ đó thông tin giữa các nước phương Tây đã thực hiện giấc mơ "Chân trời góc biển là láng giềng".
Năm 1866, nước Anh đặt một đường cáp điện xuống đáy biển Đại Tây Dương nối liền hai nước Anh - Mỹ. Đường cáp này dài 3.745 km, thời gian lắp đặt chỉ 13 ngày đã làm chấn động thế giới. So với đường cáp trên đất liền thì đường cáp dưới biển có nhiều ưu điểm: một là thời gian rải cáp không cần đào rãnh hoặc cột đỡ, nên đầu tư ít, tốc độ xây dựng nhanh, hai là ngoài đoạn trên đất liền ra, phần lớn đường cáp dưới biển đều nằm dưới sâu không bị sóng gió, môi trường tự nhiên, hoạt động của con người làm nhiễu loạn hoặc phá hoại, nên độ an toàn cao, ổn định, kháng nhiễu tốt và bảo đảm bí mật.
Năm 1876, sau khi Bell phát minh ra điện thoại, cáp đáy biển cộng thêm với nội dung mới, các nước đã tăng nhanh việc rải cáp điện. Năm 1902 xây dựng đường cáp biển thông tin chung toàn cầu. Việc trải cáp biển của Trung Quốc bắt đầu tương đối muộn, tháng 10 năm 1976 khai thông đường Nhật Bản, đồng thời khai thông 480 đường dây điện thoại.
Năm 1960 máy laze đầu tiên trên thế giới ta ra đời, con người bắt đầu dùng năng lượng laze để truyền thông tin trong cáp quang. Vì cáp quang có dung lượng lớn, thông tin đi xa, tính bảo mật cao, kháng nhiễu tốt, do đó phát triển nhanh chóng. Ngày nay trên thế giới có 32 quốc gia và khu vực thông qua cáp quang đáy biển xây dựng mạng lưới thông tin toàn cầu vô cùng hiện đại, có thể đồng thời tiến hành 32 vạn cuộc nói chuyện và truyền các số liệu số.
Thông tin cáp quang đáy biển ở Trung Quốc cũng được phát triển nhanh chóng. Năm 1993 Trung - Nhật xây dựng thành công hệ thống cáp quang biển, có thể trao đổi điện thoại trên 7.560 đường dây. Năm 1997 ở Nam Hội Thượng Hải lại xây dựng một đường cáp quang Hoàng Cầu (FLAG) nối thông với 12 quốc gia trên thế giới, có thể nói chuyện điện thoại trên 12 vạn đường dây. Ngày nay Trung Quốc bắt đầu xây dựng hai đường cáp quang giữa Trung - Mỹ và Á - Âu, tổng lượng thông tin có thể tăng đến 1,32 triệu đường dây, sẽ trở thành thời kì mới về thông tin cáp quang của Trung Quốc.
Thời Phan Diễm Vi | ||
2020-10-05 19:10:46 | ||
Chat Online |