Tin tức (News)
Ba nhân tài Việt sản xuất vũ khí khiến giặc ngoại xâm khiếp sợ
2017-04-28 11:40:37
Trong quá trình dựng và giữ nước, để chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc, chế tạo nhiều vũ khí khiến kẻ thù khiếp đảm.
Nỏ thần Liên Châu của Cao Lỗ, súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, súng trường của Cao Thắng là những vũ khí nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt.
Cao Lỗ chế nỏ thần
Cao Lỗ (chưa rõ năm sinh, mất năm 179 trước Công nguyên) còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần. Ông ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, là danh tướng kiệt xuất của Thục phán An Dương Vương
Ông chính là người đã khuyên An Dương Vương xuống đồng bằng tìm đất đóng đô và được giao nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Cao Lỗ sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần). Theo sách Lĩnh Nam chích quái, "cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần". Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ, Cao Lỗ được người dân gọi là "Ông Nỏ".
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị nỏ Liên Châu bắn tên như mưa, thây chết đầy nội, phải lui binh. Đương thời, nỏ thần trở thành thứ vũ khí vô địch của Âu Lạc.
Sau này, An Dương Vương trúng kế thua chạy, Cao Lỗ chặn đánh quân Triệu để vua thoát. Ông đã buộc vết thương ở cổ, thúc ngựa chạy về vùng Bình Than, Lục Đầu và mất ở đó.
Hiện nay, tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội), xã Quảng An (Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Nghệ An và nhiều vùng khác có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.
Hồ Nguyên Trừng phát minh súng thần cơ
Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, quê ở Thanh Hóa ngày nay. Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly và anh của Hồ Hán Thương.
Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Khi Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần để lập nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta, Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống giặc. Ông lập phòng tuyến bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà), tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km.
Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo. Ông cho đúc nhiều dây xích lớn kéo qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp quân mai phục trang bị hỏa lực mạnh, từng khiến cho thủy binh giặc nhiều phen khiếp đảm.
Hồ Nguyên Trừng sáng chế ra súng thần cơ
Hồ Nguyên Trừng tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đúc kết kinh nghiệm cổ truyền, phát minh, chế tạo nhiều loại súng có sức công phá sấm sét.
Từ việc cải tiến, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn, Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến).
Tuy nhiên, do không được lòng dân, cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, Hồ Nguyên Trừng cùng gia tộc bị bắt giải về Trung Quốc. Do có tài năng chế tác vũ khí, ông được nhà Minh trọng dụng. Sau này, ông được thăng chức Công bộ Thượng thư
Trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn từng viết rằng: "Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".
Cao Thắng sản xuất súng trường
Cao Thắng (1864-1893) quê ở Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh), là tướng xuất sắc của Phan Đình Phùng - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương.
Là người thông minh, mưu trí, dũng cảm, Cao Thắng được Phan Đình Phùng tin tưởng giao nhiệm vụ tổ chức nghĩa quân và xây dựng lực lượng.
Để đương đầu quân Pháp có trang bị vũ khí hiện đại, Cao Thắng nhận ra rằng muốn đánh đuổi giặc, vũ khí chính là một trong những yếu tố tiên quyết. Ông đã tự tìm hiểu để chế tác vũ khí.
Sau khi thu được một số súng trường của Pháp, Cao Thắng cho tập trung những thợ rèn giỏi trong vùng. Ông tự tay tháo một khẩu súng ra thành từng mảnh, xem xét kích thước, công dụng của từng bộ phận, rồi đốc thúc thợ rèn cứ theo đúng kích thước mà làm, nếu hỏng rèn lại…
Trong mấy tháng, Cao Thắng chỉ huy tốp thợ rèn đúc được 350 khẩu súng, giống y như súng trường Pháp kiểu 1874. Khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại, một số khẩu súng của nghĩa quân được đưa về Pháp, hai loại súng để gần nhau không thể phân biệt được.
Đại úy Pháp Gosselin lúc bấy giờ viết: "Tôi có đem nhiều khẩu súng đó về Pháp, xem nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí nước ta (tức Pháp) chế tạo. Tôi đưa cho các quan binh pháo thủ của ta xem, họ cũng không phân biệt được, chỉ hiềm nó khác súng của ta có hai chỗ này thôi: Ruột gà không đủ sức mạnh và trong lòng súng không có rãnh xoáy".
Cao Thắng mất năm 1893 trong một trận tấn công xuống huyện Thanh Chương. Năm ấy, ông mới 29 tuổi. Sự hy sinh của ông là tổn thất lớn của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Ba năm sau ngày ông mất, cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/News.zing
Nỏ thần Liên Châu của Cao Lỗ, súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, súng trường của Cao Thắng là những vũ khí nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt.
Cao Lỗ chế nỏ thần
Cao Lỗ (chưa rõ năm sinh, mất năm 179 trước Công nguyên) còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần. Ông ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, là danh tướng kiệt xuất của Thục phán An Dương Vương
Ông chính là người đã khuyên An Dương Vương xuống đồng bằng tìm đất đóng đô và được giao nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Cao Lỗ sáng chế ra nỏ Liên Châu (nỏ thần). Theo sách Lĩnh Nam chích quái, "cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần". Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ, Cao Lỗ được người dân gọi là "Ông Nỏ".
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị nỏ Liên Châu bắn tên như mưa, thây chết đầy nội, phải lui binh. Đương thời, nỏ thần trở thành thứ vũ khí vô địch của Âu Lạc.
Sau này, An Dương Vương trúng kế thua chạy, Cao Lỗ chặn đánh quân Triệu để vua thoát. Ông đã buộc vết thương ở cổ, thúc ngựa chạy về vùng Bình Than, Lục Đầu và mất ở đó.
Hiện nay, tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội), xã Quảng An (Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Nghệ An và nhiều vùng khác có đền thờ tướng quân Cao Lỗ.
Hồ Nguyên Trừng phát minh súng thần cơ
Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, quê ở Thanh Hóa ngày nay. Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly và anh của Hồ Hán Thương.
Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Khi Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần để lập nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta, Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống giặc. Ông lập phòng tuyến bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà), tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km.
Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo. Ông cho đúc nhiều dây xích lớn kéo qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp quân mai phục trang bị hỏa lực mạnh, từng khiến cho thủy binh giặc nhiều phen khiếp đảm.
Hồ Nguyên Trừng sáng chế ra súng thần cơ
Hồ Nguyên Trừng tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đúc kết kinh nghiệm cổ truyền, phát minh, chế tạo nhiều loại súng có sức công phá sấm sét.
Từ việc cải tiến, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn, Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến).
Tuy nhiên, do không được lòng dân, cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, Hồ Nguyên Trừng cùng gia tộc bị bắt giải về Trung Quốc. Do có tài năng chế tác vũ khí, ông được nhà Minh trọng dụng. Sau này, ông được thăng chức Công bộ Thượng thư
Trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn từng viết rằng: "Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".
Cao Thắng sản xuất súng trường
Cao Thắng (1864-1893) quê ở Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh), là tướng xuất sắc của Phan Đình Phùng - lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương.
Là người thông minh, mưu trí, dũng cảm, Cao Thắng được Phan Đình Phùng tin tưởng giao nhiệm vụ tổ chức nghĩa quân và xây dựng lực lượng.
Để đương đầu quân Pháp có trang bị vũ khí hiện đại, Cao Thắng nhận ra rằng muốn đánh đuổi giặc, vũ khí chính là một trong những yếu tố tiên quyết. Ông đã tự tìm hiểu để chế tác vũ khí.
Sau khi thu được một số súng trường của Pháp, Cao Thắng cho tập trung những thợ rèn giỏi trong vùng. Ông tự tay tháo một khẩu súng ra thành từng mảnh, xem xét kích thước, công dụng của từng bộ phận, rồi đốc thúc thợ rèn cứ theo đúng kích thước mà làm, nếu hỏng rèn lại…
Trong mấy tháng, Cao Thắng chỉ huy tốp thợ rèn đúc được 350 khẩu súng, giống y như súng trường Pháp kiểu 1874. Khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại, một số khẩu súng của nghĩa quân được đưa về Pháp, hai loại súng để gần nhau không thể phân biệt được.
Đại úy Pháp Gosselin lúc bấy giờ viết: "Tôi có đem nhiều khẩu súng đó về Pháp, xem nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí nước ta (tức Pháp) chế tạo. Tôi đưa cho các quan binh pháo thủ của ta xem, họ cũng không phân biệt được, chỉ hiềm nó khác súng của ta có hai chỗ này thôi: Ruột gà không đủ sức mạnh và trong lòng súng không có rãnh xoáy".
Cao Thắng mất năm 1893 trong một trận tấn công xuống huyện Thanh Chương. Năm ấy, ông mới 29 tuổi. Sự hy sinh của ông là tổn thất lớn của nghĩa quân Phan Đình Phùng. Ba năm sau ngày ông mất, cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/News.zing
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Tags: Nhân tài Việt chế tạo vũ khí,Cao Lỗ chế nỏ thần,Hồ Nguyên Trừng phát minh súng thần cơ,Cao Thắng sản xuất súng trường,Cao Lỗ,Cao Thắng,Hồ Nguyên Trừng,nỏ thần,súng thần cơ
Các tin khác:
- Võ trạng nguyên nổi tiếng lịch sử Việt và cây đại đao nặng hơn 30 kg
- Hoàng đế Quang Trung và chuyến đi sứ đặc biệt trong lịch sử
- Nữ sinh lớp 8 'hiến kế' cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
- Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam "khóc cùng mưa" trong ngày chia tay
- Bức thư xúc động của bố gửi con gái đạt điểm kém cuối học kỳ
- Tiến sĩ cưỡi bò và câu đối khiến quan huyện sợ hãi quỳ lạy
- Thông tin tuyển sinh mới nhất Đại học Giao thông vận tải
- Thi lớp 10: Điểm cao có bị rớt oan?
- "Mẹ hiền" giữa đảo xa!
- Tướng Việt tài ba và chuyện giáo đâm thủng đùi không đau