Tin tức (News)
Nữ giáo viên mầm non xúc động kể chuyện được học sinh gọi "mẹ"!
2017-05-30 09:55:53
Là giáo viên mầm non, không phải ai cũng được học trò yêu quý, gọi là "mẹ". Cô Nguyễn Thị Liên Hương, một nữ giáo viên ở Nha Trang tâm sự rằng, để có thể trở thành một giáo viên mầm non giỏi thì cần nhiều yếu tố, trong đó tình yêu thương trẻ là điều không thể thiếu.
Cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương công tác tại Trường mầm non Hướng Dương (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Chia sẻ về lý do chọn ngành Sư phạm Mầm non, cô Hương kể: "Ngày còn đi học, tôi rất thích múa hát. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó chỉ là sở thích chứ mình không đủ năng lực để thi vào các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì thế, tôi tìm hiểu và thấy ngành Sư phạm Mầm non có những môn thi năng khiếu đúng với sở thích của mình. Ba tôi là bác sỹ, vì thế điều mong muốn của ba tôi là hướng con gái đi theo nghề y. Do đó, khi đăng ký thi, tôi chọn một trường y - theo nguyện vọng của ba và trường sư phạm mẫu giáo - theo sở thích của mình".
Ngày đó, cô Hương chọn dự thi 2 trường nhưng lịch thi tại trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương 2 (nay là trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang) diễn ra trước.
Nữ giáo viên xuất sắc ngành học Mầm non tỉnh Khánh Hòa - Nguyễn Thị Liên Hương. (Ảnh: NVCC)
"Có lẽ, tôi cũng có duyên với nghề nên quá trình thi diễn ra rất suôn sẻ. Tôi có niềm tin mãnh liệt là chắc chắn tôi sẽ trúng tuyển với kết quả cao. Vì thế tôi đã bắt xe và đi thẳng một mạch về nhà (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) mà quên mất mình phải dừng lại Đà Nẵng để thi tiếp 1 trường khác liên quan đến ngành y", cô Hương bồi hồi chia sẻ.
Thế là, kế hoạch dự thi trường thứ 2 theo nguyện vọng của người cha bị lỡ. Tuy nhiên, nhận thấy con gái quá đam mê với ngành Sư phạm, cha cô cuối cùng cũng đã ủng hộ cô.
Cô Hương tốt nghiệp ra trường từ năm 2002 rồi ở lại trường công tác đến năm 2009. Đến năm 2011, nữ giáo viên nhận công tác tại Trường mầm non Hướng Dương, TP Nha Trang. Nhiều năm theo nghề, nữ giáo viên quê ở tỉnh Quảng Trị cho rằng, việc dạy học cho học sinh mầm non và các lứa học sinh khác cũng có nhiều điểm khác biệt.
"Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, còn hoạt động chủ đạo của lứa học sinh khác là hoạt động học tập", cô Hương chia sẻ. Theo nữ giáo viên, hoạt động học tập đòi hỏi trẻ phải lao động trí óc một cách nghiêm túc, căng thẳng, nó yêu cầu trẻ phải có những hành vi mới như sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn với sự kiên trì và nỗ lực ý chí cao, sự linh hoạt và mềm dẻo trong tư duy, tính khái quát, tính logic trong tư duy là yếu tố quan trọng... chứ không phải "học bằng chơi, chơi mà học" như ở trường mầm non.
Nữ giáo viên tâm sự rằng, để có thể trở thành một giáo viên mầm non giỏi thì cần hội tụ nhiều yếu tố, như: Tình yêu đối với trẻ con, tính kiên nhẫn, kiềm chế mỗi khi gặp tình huống ngoài mong muốn… "Áp lực công việc nhiều, nếu cô giáo không có tính kiên nhẫn, biết kiềm chế cảm xúc thì rất dễ để xảy ra những việc làm đáng tiếc", cô Hương bộc bạch.
Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời giáo viên của mình, nữ giáo viên cho biết, có lẽ đến bây giờ cô vẫn chưa quên câu chuyện cảm động mà học sinh dành cho cô.
"Khi tôi đi làm được khoảng 4 năm, mặc dù đã có gia đình nhưng chưa bận bịu chuyện con cái nên tôi luôn có sẵn thời gian dành cho công việc như giúp đỡ những phụ huynh có điều kiện khó khăn, không sắp xếp đón trẻ theo thời gian quy định… Cũng vì thế mà nhiều cháu cũng rất quý tôi và thường gọi tôi là "mẹ", cô Hương kể. "Vì chuyện đó nên tôi đã bị đồng nghiệp nhắc nhở là: "không nên cho cháu gọi "mẹ" và xưng "mẹ" với các cháu, vì như thế đôi lúc phụ huynh không đồng ý, không ai muốn con mình gọi người khác bằng "mẹ" cả!".
"Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, thoáng một chút buồn", cô tâm sự. "Tôi chỉ nghĩ đơn giản: "Cô giáo như mẹ hiền"! Các cháu thương mình thì gọi bằng mẹ, mình yêu các cháu thì xưng bằng "mẹ". Tuy nhiên, nghĩ lại, cô thấy rằng mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ.
"Từ 'mẹ' tôi không dùng để xưng hô nữa nhưng có một điều chắc chắn rằng tình cảm tôi dành cho các con vẫn nguyên vẹn, không hề thay đổi", cô Hương xúc động chia sẻ.
Theo Thủy Nguyên/Dantri
Cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương công tác tại Trường mầm non Hướng Dương (phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Chia sẻ về lý do chọn ngành Sư phạm Mầm non, cô Hương kể: "Ngày còn đi học, tôi rất thích múa hát. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó chỉ là sở thích chứ mình không đủ năng lực để thi vào các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì thế, tôi tìm hiểu và thấy ngành Sư phạm Mầm non có những môn thi năng khiếu đúng với sở thích của mình. Ba tôi là bác sỹ, vì thế điều mong muốn của ba tôi là hướng con gái đi theo nghề y. Do đó, khi đăng ký thi, tôi chọn một trường y - theo nguyện vọng của ba và trường sư phạm mẫu giáo - theo sở thích của mình".
Ngày đó, cô Hương chọn dự thi 2 trường nhưng lịch thi tại trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương 2 (nay là trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang) diễn ra trước.
Nữ giáo viên xuất sắc ngành học Mầm non tỉnh Khánh Hòa - Nguyễn Thị Liên Hương. (Ảnh: NVCC)
"Có lẽ, tôi cũng có duyên với nghề nên quá trình thi diễn ra rất suôn sẻ. Tôi có niềm tin mãnh liệt là chắc chắn tôi sẽ trúng tuyển với kết quả cao. Vì thế tôi đã bắt xe và đi thẳng một mạch về nhà (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) mà quên mất mình phải dừng lại Đà Nẵng để thi tiếp 1 trường khác liên quan đến ngành y", cô Hương bồi hồi chia sẻ.
Thế là, kế hoạch dự thi trường thứ 2 theo nguyện vọng của người cha bị lỡ. Tuy nhiên, nhận thấy con gái quá đam mê với ngành Sư phạm, cha cô cuối cùng cũng đã ủng hộ cô.
Cô Hương tốt nghiệp ra trường từ năm 2002 rồi ở lại trường công tác đến năm 2009. Đến năm 2011, nữ giáo viên nhận công tác tại Trường mầm non Hướng Dương, TP Nha Trang. Nhiều năm theo nghề, nữ giáo viên quê ở tỉnh Quảng Trị cho rằng, việc dạy học cho học sinh mầm non và các lứa học sinh khác cũng có nhiều điểm khác biệt.
"Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, còn hoạt động chủ đạo của lứa học sinh khác là hoạt động học tập", cô Hương chia sẻ. Theo nữ giáo viên, hoạt động học tập đòi hỏi trẻ phải lao động trí óc một cách nghiêm túc, căng thẳng, nó yêu cầu trẻ phải có những hành vi mới như sự tập trung chú ý tương đối cao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn với sự kiên trì và nỗ lực ý chí cao, sự linh hoạt và mềm dẻo trong tư duy, tính khái quát, tính logic trong tư duy là yếu tố quan trọng... chứ không phải "học bằng chơi, chơi mà học" như ở trường mầm non.
Nữ giáo viên tâm sự rằng, để có thể trở thành một giáo viên mầm non giỏi thì cần hội tụ nhiều yếu tố, như: Tình yêu đối với trẻ con, tính kiên nhẫn, kiềm chế mỗi khi gặp tình huống ngoài mong muốn… "Áp lực công việc nhiều, nếu cô giáo không có tính kiên nhẫn, biết kiềm chế cảm xúc thì rất dễ để xảy ra những việc làm đáng tiếc", cô Hương bộc bạch.
Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời giáo viên của mình, nữ giáo viên cho biết, có lẽ đến bây giờ cô vẫn chưa quên câu chuyện cảm động mà học sinh dành cho cô.
"Khi tôi đi làm được khoảng 4 năm, mặc dù đã có gia đình nhưng chưa bận bịu chuyện con cái nên tôi luôn có sẵn thời gian dành cho công việc như giúp đỡ những phụ huynh có điều kiện khó khăn, không sắp xếp đón trẻ theo thời gian quy định… Cũng vì thế mà nhiều cháu cũng rất quý tôi và thường gọi tôi là "mẹ", cô Hương kể. "Vì chuyện đó nên tôi đã bị đồng nghiệp nhắc nhở là: "không nên cho cháu gọi "mẹ" và xưng "mẹ" với các cháu, vì như thế đôi lúc phụ huynh không đồng ý, không ai muốn con mình gọi người khác bằng "mẹ" cả!".
"Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, thoáng một chút buồn", cô tâm sự. "Tôi chỉ nghĩ đơn giản: "Cô giáo như mẹ hiền"! Các cháu thương mình thì gọi bằng mẹ, mình yêu các cháu thì xưng bằng "mẹ". Tuy nhiên, nghĩ lại, cô thấy rằng mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ.
"Từ 'mẹ' tôi không dùng để xưng hô nữa nhưng có một điều chắc chắn rằng tình cảm tôi dành cho các con vẫn nguyên vẹn, không hề thay đổi", cô Hương xúc động chia sẻ.
Theo Thủy Nguyên/Dantri
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Các tin khác:
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017: 60% câu hỏi trong đề thi dành xét tốt nghiệp
- Gần 72.000 học sinh TP.HCM thi vào lớp 10 công lập
- Bố mẹ "bấn loạn" vì con nhỏ nghỉ hè
- Cân nhắc điều chỉnh thời điểm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Nữ sinh có điểm thi vào lớp 10 cao nhất TP.HCM
- Làm thế nào để giới trẻ đọc sách nhiều hơn?
- Bức thư xúc động của bố gửi con gái đạt điểm kém cuối học kỳ
- Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam "khóc cùng mưa" trong ngày chia tay
- Nữ sinh lớp 8 'hiến kế' cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
- Hoàng đế Quang Trung và chuyến đi sứ đặc biệt trong lịch sử