Tin tức (News)

Học Ngành Kỹ Thuật Điện Ra Làm Gì? Thu Nhập Bao Nhiêu?

2024-04-11 09:17:20

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay không thể thiếu đi sự hiện diện của những thiết bị điện và điện tử. Những thiết bị có mặt ở khắp mọi nơi và phục vụ cho đời sống của con người, từ sinh hoạt cho tới sản xuất. Vì thế nên ngành Kỹ thuật điện luôn là một ngành học quan trọng và ngành Kỹ thuật điện ra làm gì? Cùng đi tìm lời giải đáp nhé!

1. Ngành Kỹ Thuật Điện Là Gì?

Ngành Kỹ thuật điện là một chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu,... giúp tối ưu hóa cho các hoạt động của con người, tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực, công sức và tiền bạc.

Có thể thấy được rằng toàn bộ những thiết bị hệ thống từ cơ bản cho tới phức tạp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự hiện diện cực kỳ quan trọng của ngành Kỹ thuật điện. 

Thêm vào đó, ngành Kỹ thuật điện - điện tử là một trong những chuyên ngành tương đối khó, đòi hỏi khá nhiều về năng lực, trình độ cũng như sự đam mê, tìm tòi nghiên cứu. Ngược lại, tính ứng dụng và nhu cầu việc làm của ngành rất cao, một ngành học có tương lai rộng mở mà các bạn trẻ không nên bỏ qua.

2. Ngành Kỹ Thuật Điện Học Gì?

Khi lựa chọn ngành Kỹ thuật điện thì sinh viên sẽ được trang bị, đào tạo kiến thức từ cơ bản cho tới chuyên sâu về điện, điện tử và giải pháp tiết kiệm năng lượng. Từ đó, các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ tự tin hơn khi làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử như: thiết kế, xây dựng, vận hành những thiết bị điện,...

Không chỉ vậy, sinh viên ngành Kỹ thuật điện còn được trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng khác như: phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan tới lĩnh vực, sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành,...

3. Ngành Kỹ Thuật Điện Ra Làm Gì?

Ra trường làm gì luôn là vấn đề mà nhiều bạn sinh viên quan tâm về ngành Kỹ thuật điện. Dưới đây là một số vị trí việc làm phổ biến mà bạn có thể lựa chọn và gửi CV:

3.1. Kỹ Sư Điện

Sinh viên ngành Kỹ thuật điện có thể lựa chọn vị trí công việc như:

  • Kỹ sư điện, kỹ thuật viên vận hành và bảo trì, kỹ sư hệ thống điện, kỹ sư điện tử

  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế và vận hành thiết bị điện và hệ thống điện ở những tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài

  • Kỹ sư thiết kế điện, lắp đặt máy, xây lắp điện,... ở những doanh nghiệp tư nhân, nhà nước.

3.2. Chuyên Viên Tư Vấn Liên Quan Tới Lĩnh Vực Điện

Với những kiến thức được học trên trường lớp, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện ngay sau khi ra trường có thể đảm nhận vị trí chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực điện ở nhà máy nhiệt điện, thủy điện, những doanh nghiệp tư nhân, nhà nước,... ở nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước như: việc làm tại Hà Nội, việc làm Bình Dương,...

3.3. Giảng Dạy

Nếu bạn đam mê, yêu thích chuyên ngành Kỹ thuật điện và có mong muốn truyền đạt những kiến thức hữu ích của ngành học này tới mọi người thì giảng dạy là một công việc thực sự phù hợp với bạn.

Với nền tảng kiến thức vững chắc, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực điện, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi con đường làm giảng viên ở những cơ sở đào tạo.

4. Thu Nhập Ngành Kỹ Thuật Điện Bao Nhiêu?

Mức lương của ngành Kỹ thuật Điện phụ thuộc rất lớn vào đặc thù công việc, đơn vị công tác. Mức thu nhập trung bình với những ứng viên chưa có kinh nghiệm dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Với nhân sự đã có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ khoảng từ 12 - 15 triệu đồng/tháng.

Những ứng viên tiềm năng, có năng lực xuất sắc có thể có mức lương hấp dẫn hoặc được xét duyệt tăng lương trong quá trình làm việc.

Qua những chia sẻ của chúng tôi về ngành Kỹ thuật điện ra làm gì, bạn đọc chắc hẳn đã có cái nhìn tổng quan hơn về một ngành học đầy thú vị và tiềm năng này rồi đúng không? Với những môn học chuyên sâu cùng những kiến thức hữu ích về điện tử, sinh viên có thể trở thành chuyên gia trong tương lai đấy!

Bình luận
*Kỹ sư thiết kế hệ thống điện**: Thiết kế và phát triển các hệ thống điện trong công trình xây dựng, nhà máy. 2. **Kỹ sư điện tử**: Làm việc với các thiết bị điện tử, lập trình và phát triển sản phẩm điện tử tiêu dùng. 3. **Kỹ sư tự động hóa**: Đảm nhiệm vai trò tự động hóa quá trình sản xuất trong các nhà máy. 4. **Kỹ sư năng lượng**: Tham gia vào việc phát triển và duy trì các nguồn năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió. 5. **Chuyên viên bảo trì**: Quản lý và bảo trì hệ thống điện trong các nhà máy và tòa nhà. 6. **Giáo viên, giảng viên**: Giảng dạy về kỹ thuật điện tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp. ### Mức thu nhập - **Kỹ sư mới ra trường**: Mức lương khởi điểm thường dao động từ khoảng 7 triệu đến 12 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí làm việc và công ty. - **Kỹ sư có kinh nghiệm**: Với 3-5 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình có thể từ 15 triệu đến 25 triệu đồng/tháng. - **Vị trí quản lý hoặc chuyên gia**: Các vị trí cao hơn, như trưởng phòng, giám đốc kỹ thuật, có thể có mức lương từ 30 triệu đồng/tháng trở lên.
0 0
Gửi bình luận:
Nhập nội dung bình luận:

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k