Tin tức (News)
Bộ GD-ĐT can thiệp quá sâu vào xét tuyển
2016-12-09 08:01:49
Xét tuyển là việc của các trường, cớ gì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại can thiệp và ép các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung!
Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong năm 2017, các trường lấy kết quả thi THPT quốc gia sẽ tham gia chung một phần mềm xét tuyển. Kế hoạch này của Bộ GD-ĐT đang khiến lãnh đạo nhiều trường ĐH lo lắng vì bộ đã can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của các trường.
Thi đã giao sở, xét tuyển phải giao trường
"Tôi đã cực lực phản đối việc buộc các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung khi gặp Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Bộ trưởng đã ghi nhận nhưng có lẽ vì lý do gì khác nên vẫn đưa ra để áp dụng" - PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, nói khi chúng tôi đề cập đến việc này.
Thí sinh đăng ký xét tuyển qua mạng vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM Ảnh: Hoàng Triều/ Người Lao Động
Ông Dũng cho rằng bộ quy định các trường muốn sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì phải chui vào "rọ" (tức phải dùng phần mềm xét tuyển chung) là không nên bởi tuyển sinh là vấn đề rất nhạy cảm, rất khoa học cần sự quyết định của con người. Ngay như ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, để đưa ra những con số chính xác cho tuyển sinh, trường phải phân tích dữ liệu của 3 năm liền cùng nhiều yếu tố khác để cân đo đong đếm. Việc chọn ngành của thí sinh dựa vào cơ hội việc làm sau khi ra trường nên có những ngành gọi 100 chỉ tiêu là tuyển đủ 100 nhưng cũng có ngành gọi 300 tuyển không nổi 50. Nói như vậy để thấy không có một phần mềm nào đủ thông minh để làm thay việc tuyển sinh cho các trường.
Lãnh đạo một trường ngoài công lập đóng tại Hà Nội cho rằng Bộ GD-ĐT không nên ôm đồm những thứ quá sức mình. Trên thực tế với dữ liệu của hàng triệu thí sinh, không biết bộ có xử lý tốt hay không khi dùng chung một phần mềm xét tuyển? Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, Bộ GD-ĐT luôn khuyến khích các trường tự chủ, trong đó có cả tự chủ tuyển sinh, vì vậy bộ phải làm thế nào để đơn giản hóa các quy định. Vị này cũng cho rằng việc tổ chức thi THPT quốc gia, bộ đã giao cho các sở GD-ĐT thì khâu xét tuyển cũng để các trường ĐH tự làm. "Bộ chỉ là cơ quan nghiên cứu chỉ đạo trong việc tuyển sinh hằng năm" - ông Hóa nói.
"Chết" giữa chừng: Ai chịu trách nhiệm?
Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH ở TP HCM cho rằng việc ép các trường ĐH phải sử dụng phần mềm xét tuyển chung nếu muốn dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là vô lý. Về nguyên tắc, sau khi bộ tổ chức thi THPT quốc gia xong thì xét tuyển là quyền của các trường, Bộ GD-ĐT không nên can thiệp, ngoại trừ khi có yêu cầu của các trường đề nghị bộ xây dựng phần mềm xét tuyển chung. Theo vị này, phần mềm xét tuyển chung chỉ đúng về toán học, thực tế khác rất nhiều. Ngay như kỳ tuyển sinh 2015, khi các trường chốt số lượng tuyển sinh khớp với chỉ tiêu nhưng thực tế số nhập học vẫn không đủ. Nếu để các trường tự chủ trong xét tuyển thì họ phải tính toán, nếu ảo phải chịu và không ảnh hưởng đến trường khác còn nếu dùng phần mềm xét tuyển chung sẽ ảo cả hệ thống.
PGS-TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng cho rằng bộ chỉ nên khuyến cáo các trường có phần mềm đó, còn tham gia hay không là quyền của mỗi trường. Một lãnh đạo trường ĐH khác tỏ ra lo lắng với khối lượng dữ liệu khủng như vậy, hệ thống của Bộ GD-ĐT xử lý không nổi dẫn đến tình trạng "loạn" xét tuyển như năm 2015.
PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, thì cho rằng không nên quá lo lắng khi sử dụng phần mềm xét tuyển chung vì chắc là phần mềm đã được xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự cố thì Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm. Ông Xê cũng gợi ý các trường cần xây dựng phần mềm riêng để dự phòng.
Nhiều trường dùng phần mềm riêng
Phản đối việc ép các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung nếu dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, có trường tính đến phương án tổ chức thi riêng chứ nhất định không dùng phần mềm xét tuyển chung.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho biết nếu bộ không lắng nghe những góp ý, ép các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung thì trường sẽ mua đề thi để tổ chức thi riêng chứ nhất định không dùng phần mềm xét tuyển chung.
Còn theo PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM, nếu dùng phần mềm xét tuyển chung để giảm ảo, chạy tốt thì ủng hộ nhưng chỉ sợ chạy giữa chừng lại "chết". Do vậy, trường vẫn xây dựng phần mềm xét tuyển riêng để sàng lọc, xét tuyển trước.
Theo Huy Lân - Yến Anh/Người Lao Động
Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong năm 2017, các trường lấy kết quả thi THPT quốc gia sẽ tham gia chung một phần mềm xét tuyển. Kế hoạch này của Bộ GD-ĐT đang khiến lãnh đạo nhiều trường ĐH lo lắng vì bộ đã can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của các trường.
Thi đã giao sở, xét tuyển phải giao trường
"Tôi đã cực lực phản đối việc buộc các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung khi gặp Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Bộ trưởng đã ghi nhận nhưng có lẽ vì lý do gì khác nên vẫn đưa ra để áp dụng" - PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, nói khi chúng tôi đề cập đến việc này.
Thí sinh đăng ký xét tuyển qua mạng vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM Ảnh: Hoàng Triều/ Người Lao Động
Ông Dũng cho rằng bộ quy định các trường muốn sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì phải chui vào "rọ" (tức phải dùng phần mềm xét tuyển chung) là không nên bởi tuyển sinh là vấn đề rất nhạy cảm, rất khoa học cần sự quyết định của con người. Ngay như ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, để đưa ra những con số chính xác cho tuyển sinh, trường phải phân tích dữ liệu của 3 năm liền cùng nhiều yếu tố khác để cân đo đong đếm. Việc chọn ngành của thí sinh dựa vào cơ hội việc làm sau khi ra trường nên có những ngành gọi 100 chỉ tiêu là tuyển đủ 100 nhưng cũng có ngành gọi 300 tuyển không nổi 50. Nói như vậy để thấy không có một phần mềm nào đủ thông minh để làm thay việc tuyển sinh cho các trường.
Lãnh đạo một trường ngoài công lập đóng tại Hà Nội cho rằng Bộ GD-ĐT không nên ôm đồm những thứ quá sức mình. Trên thực tế với dữ liệu của hàng triệu thí sinh, không biết bộ có xử lý tốt hay không khi dùng chung một phần mềm xét tuyển? Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, Bộ GD-ĐT luôn khuyến khích các trường tự chủ, trong đó có cả tự chủ tuyển sinh, vì vậy bộ phải làm thế nào để đơn giản hóa các quy định. Vị này cũng cho rằng việc tổ chức thi THPT quốc gia, bộ đã giao cho các sở GD-ĐT thì khâu xét tuyển cũng để các trường ĐH tự làm. "Bộ chỉ là cơ quan nghiên cứu chỉ đạo trong việc tuyển sinh hằng năm" - ông Hóa nói.
"Chết" giữa chừng: Ai chịu trách nhiệm?
Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH ở TP HCM cho rằng việc ép các trường ĐH phải sử dụng phần mềm xét tuyển chung nếu muốn dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là vô lý. Về nguyên tắc, sau khi bộ tổ chức thi THPT quốc gia xong thì xét tuyển là quyền của các trường, Bộ GD-ĐT không nên can thiệp, ngoại trừ khi có yêu cầu của các trường đề nghị bộ xây dựng phần mềm xét tuyển chung. Theo vị này, phần mềm xét tuyển chung chỉ đúng về toán học, thực tế khác rất nhiều. Ngay như kỳ tuyển sinh 2015, khi các trường chốt số lượng tuyển sinh khớp với chỉ tiêu nhưng thực tế số nhập học vẫn không đủ. Nếu để các trường tự chủ trong xét tuyển thì họ phải tính toán, nếu ảo phải chịu và không ảnh hưởng đến trường khác còn nếu dùng phần mềm xét tuyển chung sẽ ảo cả hệ thống.
PGS-TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng cho rằng bộ chỉ nên khuyến cáo các trường có phần mềm đó, còn tham gia hay không là quyền của mỗi trường. Một lãnh đạo trường ĐH khác tỏ ra lo lắng với khối lượng dữ liệu khủng như vậy, hệ thống của Bộ GD-ĐT xử lý không nổi dẫn đến tình trạng "loạn" xét tuyển như năm 2015.
PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, thì cho rằng không nên quá lo lắng khi sử dụng phần mềm xét tuyển chung vì chắc là phần mềm đã được xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự cố thì Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm. Ông Xê cũng gợi ý các trường cần xây dựng phần mềm riêng để dự phòng.
Nhiều trường dùng phần mềm riêng
Phản đối việc ép các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung nếu dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, có trường tính đến phương án tổ chức thi riêng chứ nhất định không dùng phần mềm xét tuyển chung.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho biết nếu bộ không lắng nghe những góp ý, ép các trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung thì trường sẽ mua đề thi để tổ chức thi riêng chứ nhất định không dùng phần mềm xét tuyển chung.
Còn theo PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM, nếu dùng phần mềm xét tuyển chung để giảm ảo, chạy tốt thì ủng hộ nhưng chỉ sợ chạy giữa chừng lại "chết". Do vậy, trường vẫn xây dựng phần mềm xét tuyển riêng để sàng lọc, xét tuyển trước.
Theo Huy Lân - Yến Anh/Người Lao Động
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây, xin cảm ơn!
Tags: Bộ giáo dục can thiệp sâu vào sét tuyển,xét tuyển đại học,tuyển sinh,sử dụng kết quả thi THPT,phần mềm xét tuyển chung,phần mềm xét tuyển
Các tin khác:
- Bộ GDĐT: Tạm dừng trò chơi Chinh phục vũ môn sau phản ứng của phụ huynh
- Những điều kiện bắt buộc để được dự kỳ thi THPT quốc gia 2017
- Thầy trò trường lũ quét chạy đua để kịp chương trình học
- Bài toán tính nhanh 'cô hay trò sai' gây tranh cãi
- Muốn thi Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa
- Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh
- TP.HCM thiếu giáo viên mầm non vì bạn trẻ không mặn mà với nghề
- Nữ thạc sĩ 8X đứng bục giảng cả đại học lẫn mẫu giáo
- Học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khoa học thế giới
- Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh có thể thi cả 5 bài thi