TỐNG TRÂN – CÚC HOA (Truyện thơ Nôm khuyết danh) (Trích) Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn. Khó nghèo có mẹ có con, Ít nhiều gan sẻ (1) vẹn tròn cho nhau Lòng con nhường nhịn bấy lâu Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng Cúc Hoa nước mắt hai hàng: “Lạy mẹ cùng chàng chở quản (2) tôi Gọi là cơm tấm cạnh lê (3) Mẹ ăn đỡ dạ kéo khi võ vàng (4) Chàng ăn cho sống mình chàng, Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là. Kể chi phận thiếp đàn bà, Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương”. ...
Đặng Bảo Trâm | Chat Online | |
hôm qua (Ngữ văn - Lớp 11) |
TỐNG TRÂN – CÚC HOA
(Truyện thơ Nôm khuyết danh)
(Trích)
Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền
Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.
Khó nghèo có mẹ có con,
Ít nhiều gan sẻ (1) vẹn tròn cho nhau
Lòng con nhường nhịn bấy lâu
Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng
Cúc Hoa nước mắt hai hàng:
“Lạy mẹ cùng chàng chở quản (2) tôi
Gọi là cơm tấm cạnh lê (3)
Mẹ ăn đỡ dạ kéo khi võ vàng (4)
Chàng ăn cho sống mình chàng,
Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là.
Kể chi phận thiếp đàn bà,
Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương”.
Thương con mẹ giấu cho vàng,
Bảo rằng gìn giữ để nương tựa mình.
Cúc Hoa trong dạ đinh ninh:
“Lạy mẹ còn có chút tình thương con”.
Tức thì trở lại phòng môn,
Cầm tay đánh thức nỉ non bảo chồng:
“Chàng ơi xin tỉnh giấc nồng,
Nay vàng mẹ thiếp cho dùng một chương”
Kể đoạn Cúc Hoa bán vàng,
Bán cho trưởng giả giàu sang hơn người.
Hai bên giả cả hẳn hoi,
Bắc cân định giả được ngoài tám mươi.
Cúc Hoa trở lại thư trai (5)
“Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay.
Thiếp xin rước một ông thầy,
Để chàng học tập đêm ngày thiếp nuôi”.
Một ngày ba bữa chẳng rời,
Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng.
Nàng thời nhiều ít cũng xong
Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên.
Khấn trời lạy Phật đòi phen:
“Chứng minh phù hộ ước nguyền chồng tôi.
Khuyên chàng khuya sớm hôm mai,
Cố chăm việc học đua tài cho hay.
Một mai, có gặp rồng mây (6)
Bảng vàng may được tỏ bày họ tên (7)
Trước là sạch nợ bút nghiên (8)
Sau là thiếp cũng được yên lòng này”.
(Theo bản in của NXB Phổ thông Hà Nội năm 1961,
Bùi Thức Phước sưu tầm & biên soạn, NXB Hội nhà văn, 2012)
Chú thích:
(1) Gạn sẻ: Gạn - chắt lọc và sẻ - chia sớt, chia nhỏ
(2) Quản: e ngại, ngại ngùng. Chở quản: không e ngại, quan tâm.
(3) Canh lê: canh nấu bằng rau lê; người nghèo thường ăn loại rau này.
(4) Võ vàng: gầy và da không hồng hào vì thiếu máu.
(5) Thư trai: phòng đọc sách, phòng học
(6) Rồng mây: hội rồng mây, cơ hội người đi thi đậu làm nên danh phận cao sang như rồng gặp mây.
(7) Bảng vàng: bảng màu vàng dùng để ghi tên thí sinh thi đỗ.
(8) Nợ bút nghiên: cha mẹ lo cho ăn học, thầy dạy cho chữ nghĩa. Đó là nợ của học trò.
(Tóm tắt tác phẩm: Tống Trân là con cầu tự của một cự phủ ở huyện Phù Hoa, đời vua Thái Tông. Lên ba tuổi thì cha mất, lên tám tuổi thì phải dắt mẹ đi ăn mày. Hôm ấy, Tống Trân dắt mẹ tới nhà của một trưởng giả, con gái của trưởng giả thương tình mang gạo ra cho thì bị cha bắt gặp, bèn bắt nàng lấy Tống Trân làm chồng, và đuổi khéo ra khỏi nhà. Dù vậy, Cúc Hoa vẫn chăm chỉ việc nhà, nàng bán cả vàng mẹ cho để rước thầy về dạy chồng học. Học được nửa năm, vua mở hội thi. Tống Trân tham dự kỳ thi cùng năm nghìn công sĩ. Chàng đậu Trạng nguyên được vua ban áo mão và gả công chúa cùng tuổi cho chàng. Tống Trân lấy nhà nghèo mà từ chối, được vua cho vinh quy bái tổ. Chưa vui sum họp được bao ngày thì Tống Trân phải từ biệt Cúc Hoa về
triều nhận chiếu chỉ đi sứ nước Tẩn dài tới mười năm do vua nghe lời tấu xin của công chúa. Tới nước Tần, nhờ trí thông minh và tài khôn khéo Tống Trận không chỉ thoát được những lần hãm hại mà còn giúp vua Tần xử nhiều vụ án rắc rối. Thế nên từ tâm trạng khinh ghét vua Tần chuyển sang mến phục, phong cho “lưỡng quốc Trạng nguyên” và gả công chúa cho chàng. Một lần nữa Tống Trân viện cớ từ chối. Vua Tần không căm ghét mà lại cho xây nhà ở nội thành giúp vua. Ở quê nhà, Cúc Hoa một lòng một dạ, làm lụng vất vả nuôi mẹ, chờ chồng. Thấy Tống Trân bảy năm chưa về, trưởng giả sai người gọi Cúc Hoa về. Khuyến dụ con gái không được, trưởng giả bèn nhốt và hành hạ nàng. Trưởng giả còn bắt mẹ của Tống Trân xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và quyết thủ tiết chờ chồng, đêm hôm ấy Cúc Hoa trốn khỏi nhà. Đến núi Sơn Vi, nàng định quyên sinh. Thần Sơn Tinh hiểu rõ tình cảnh, hóa thành mãnh hổ, mang thư của nàng qua nước Tần trao tận tay Tống Trân. Nhận được thư, Tống Trân mang vào triều tâu lên vua. Vua Tần cảm động khen ngợi. Và đồng ý cho Tống Trân về nước trước kỳ hạn năm tháng. Tống Trân trả lời thư cho Cúc Hoa và nhờ mãnh hổ mang về.
Ở nhà, Phú ông đi tìm gặp và đưa Cúc Hoa về rao gả cho đình trưởng. Qua ba năm ở rể của đỉnh trưởng, trưởng giả tổ chức đám cưới linh đình. Cùng lúc ấy Tống Trân trên đường về. Tới đầu làng, biết rõ nguồn cơn, chàng đóng vai người ăn mày vào xin ăn. Chàng len lỗi khắp nhà, tai nghe mắt thấy cảnh Cúc Hoa khóc chồng, thương mẹ chồng, xuống chuồng trâu gặp và nói chuyện cùng mẹ. Tống Trân gặp và biết suy nghĩ, cách đối xử của tất cả mọi người trong tiệc cưới. Tới ngày đình trường rước dâu, Tống Trận cùng quân sĩ xuất hiện. Chàng xét xử phân minh, mẹ con và vợ chồng đoàn tụ.
Ở nước Tần, công chúa Bạch Hoa xin vua cha cho qua Nam Việt sum họp cùng Tống Trân. Giữa biển khơi đoàn ghe tàu bị giông bão đánh chìm, công chúa trôi dạt vào núi Cô Hồng, được bầy hươu rừng cứu sống, nuôi dưỡng. Tống Trân đi săn hươu gặp và đưa công chúa về nhà, phân chia ngôi thứ, gia đình hạnh phúc.)
Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần 0 % | 0 phiếu |
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần 0 % | 0 phiếu |
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba 0 % | 0 phiếu |
D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- PHẠM CÔNG – CÚC HOA (Truyện thơ Nôm khuyết danh) (Trích) (165) Phạm Công thưa với mẹ già: “Con đi kiếm củi phương xa phen này Cố làm lấy một tuần chay Cho cha siêu độ lên mây chầu trời Dù phải kiếm củi suốt đời (170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- KHUN LÚA – NÁNG ỦA (CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA) (Truyện thơ dân tộc Thái) (Trích) Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn Vời trông nào thấy người thương 240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng Vào cánh rừng trông chừng xa khuất Nàng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Lược dẫn: Rô-mê-ô, chàng trai nhà Mông-ta-ghiu một lần đã trà trộn vào dạ tiệc hóa trang của nhà Ca-piu-let, ở đây, chàng đã gặp nàng Giu-li-ét và hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, hai dòng họ này có mang mối thù truyền kiếp ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Giáng Kiều giận bỏ đi (Trích Bích Câu kì ngộ) Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) gồm 678 câu thơ. Bích Câu kì ngộ là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm lo việc học hành, ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Tống Trân đến cửa nhà giàu (Trích Tống Trân – Cúc Hoa – Truyện thơ Nôm khuyết danh) Tóm tắt truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa Tống Trân là con cầu tự của một sự phủ ở huyện Phủ Hoa, đời vua Trần Thái Tông. Mới ra đời thì gặp cảnh nhà sa sút phải dắt mẹ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- “Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó ... (Ngữ văn - Lớp 11)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tình yêu – Dòng sông Vũ Quần Phương Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Đời anh quen với lũ với dông Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy Thuyền êm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) Tóm tắt tác phẩm Người mẹ cầm súng Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bất khuất như anh (Sống như anh -Trần Đình Vân) Về tác phẩm Sống như anh Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bình minh gợi lại những bình minh Sergei Yesenin Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương… Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương. ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Xuân không mùa Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Chim trên cành há ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều * Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- MÒ SÂM PANH (Nam Cao) Chú bếp Tư rất thận trọng về vấn đề giữ vệ sinh. Ông thường nói rằng: Khí hậu ở đây chẳng được lành; những người chưa quen với thủy thổ miền nhiệt đới, đến đây mà chẳng biết giữ thân, khó khỏi chết vì nguy hiểm ấy truyền nhiễm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi - Trích) (Lược phần đầu: Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ – nguy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã ... (Ngữ văn - Lớp 11)