Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây? - Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên ...
Nguyễn Thị Sen | Chat Online | |
5 giờ trước (Ngữ văn - Lớp 11) |
Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?
- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!
"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".
Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:
- Bác đến cắt tóc?
- Vâng.
- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.
Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.
- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?
Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:
- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.
- Anh ấy nói với chị thế?
- Vâng.
- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...
- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?
- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?
- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.
- Vì sao?
- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...
- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?
- Từ 69.
- Từ tháng mấy?
- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.
Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?
[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:
- Thưa ông đến cắt tóc?
- Vâng ạ!
Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.
Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.
- Mời bác ngồi!
Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.
- Bác vẫn cắt như cũ?
- Vâng.
…
"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"
"Phải".
"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"
"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".
"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"
"Không".
"Tôi có phải cút khỏi đây không?"
"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"
Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng. Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.
(Trích truyện ngắn Bức tranh,
Nguyễn Minh Châu, tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,1983)
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Ngôi thứ nhất 0 % | 0 phiếu |
B. Ngôi thứ nhai 0 % | 0 phiếu |
C. Ngôi thứ ba 0 % | 0 phiếu |
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Đất nước Nguyễn Đình Thi Sáng mát trong như sáng năm xưaGió thổi mùa thu hương cốm mớiTôi nhớ những ngày thu đã xaSáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy.Mùa thu nay ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Tình yêu – Dòng sông Vũ Quần Phương Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Đời anh quen với lũ với dông Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy Thuyền êm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Tình yêu – Dòng sông Vũ Quần Phương Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Đời anh quen với lũ với dông Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy Thuyền êm ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi) Tóm tắt tác phẩm Người mẹ cầm súng Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bất khuất như anh (Sống như anh -Trần Đình Vân) Về tác phẩm Sống như anh Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một liệt sĩ, chiến sĩ Cộng sản đã thực hiện vụ ám sát không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Bình minh gợi lại những bình minh Sergei Yesenin Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương… Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất Nhớ mẹ hiền già lão, yêu thương. ... (Ngữ văn - Lớp 11)
- Xuân không mùa Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng. Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Chim trên cành há ... (Ngữ văn - Lớp 11)
Trắc nghiệm mới nhất
- Điền vào câu ca dao tục ngữ sau: Đồng xanh sông Nhị chạy dài, mây quanh non tản chiếu ngời...? (Lịch sử - Lớp 5)
- Điền vào câu ca dao tục ngữ sau: Ai về thăm huyện..., ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương? (Địa lý - Lớp 5)
- Doraemon thân với ai nhất? (Tổng hợp - Lớp 1)
- Loài vật nào đáng sợ nhất?
- Một bước chạy đà bằng mấy bàn chân? (Giáo dục thể chất - Lớp 8)
- Choose the correct word for each blank in the following passage. Tet holiday is (21) .........on the first day of the Lunar New Year (22) ........... Viet Nam. Some weeks before the New Year, the Vietnamese clean their houses and paint the walls. ... (Tiếng Anh - Lớp 8)
- Phân hữu cơ: (Công nghệ - Lớp 10)
- I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu - 6,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây: Câu 1. Loại phân bón nào được đề cập trong chương trình? (Công nghệ - Lớp 10)
- The tortoise runs ........ than the hare. (Tiếng Anh - Lớp 8)
- The girl was crying when a fairy....... (Tiếng Anh - Lớp 8)