Địa danh nào là di tích lịch sử tại Quảng Trị?
Vương Lê Tiến Đạt | Chat Online | |
24/04/2018 16:44:36 |
1.389 lượt xem
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
CỤM DI TÍCH ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG – BẾN HẢI
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Nam - Bắc và cuộc đấu tranh bền bỉ anh dũng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.
Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ Hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam nên sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Cầu Hiền Lương
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên quốc lộ 1A (Km 735) nối liền thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh ở bờ Nam. Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Bến Hải (từ cây cầu gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt đất nước.
Tại đây, từ tháng 7/1954 - 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc.
Cột cờ Hiền Lương
Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là cả một kỳ tích. Cùng với việc “chạy đua” với kẻ thù về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ, trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Để bảo vệ cột cờ Hiền Lương, các chiến sĩ đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ, nhiều đồng chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tồn tại và tung bay trên bầu trời. Chỉ tính riêng từ ngày 19/05/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo 267 lá cờ các cỡ. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng.
Cột cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng về tình cảm miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngày đêm thương nhớ miền Nam.
Tượng đài khát vọng Thống nhất Non sông
Tượng đài khát vọng Thống nhất Non sông được xây dựng từ năm 2002 đến năm 2008, hoàn thành cùng với hệ thống Di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Toàn cảnh tượng đài quay ra miền Bắc với hình ảnh Bà mẹ miền Nam cùng với đàn con yêu dấu luôn hướng về miền Bắc ruột thịt, nơi thủ đô yêu dấu, nơi có Bác Hồ kính yêu với một khát vọng cháy bỏng Thống nhất Non sông, Nam Bắc sum họp một nhà. Những tàu lá dừa cách điệu, biểu tượng cho miền Nam ruột thịt, thành đồng của Tổ quốc.
Bảo tàng vĩ tuyến 17
Nằm trong hệ thống cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Bảo tàng vĩ tuyến 17 nằm ở phía bờ Bắc. Hiện nay, bảo tàng lưu giữ hàng trăm hiện vật, hình ảnh giới thiệu một thời bi hùng của quân và dân Vĩnh linh - Quảng Trị và cả nước trong cuộc đấu tranh bền bỉ ròng rã suốt 20 năm đòi thống nhất Tổ quốc, Nam Bắc sum họp một nhà. Đặc biệt, hình ảnh Mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc suốt ngày đêm trong những năm đánh phá ác liệt của Mỹ để giữ cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên cột cờ Hiền Lương là hình ảnh tiêu biểu của bà mẹ Việt nam Anh hùng vẫn mãi trường tồn cùng dân tộc.
Đồn Công an Hiền Lương
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn Công an và Cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương và Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam).
Đồn Công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành hình chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955, là nơi đặt trụ sở chỉ huy của Công an bờ Bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sĩ Công an giới tuyến. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Công an Hiền Lương gồm 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng Công an vũ trang.
Đồn Công an Hiền Lương của ta trong suốt 12 năm (1954 - 1965) không chỉ là nơi tố cáo sự vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự.
Hệ thống dàn loa phóng thanh
Để vạch trần âm mưu xâm lược của chính quyền Mỹ - Ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã xây dựng một hệ thống dàn loa phóng thanh với quy mô lớn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át dàn loa bờ Nam của chính quyền Mỹ - Ngụy. “Cuộc chiến âm thanh” đôi bờ Hiền Lương đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước.
CỤM DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Thành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông. Đứng soi mình xuống dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc, sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Đến với Thành cổ, du khách sẽ đắm mình trong một không gian tĩnh lặng, thiêng liêng gợi nhớ đến cuộc giao tranh khốc liệt, bi hùng của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 được cả thế giới biết đến, thấy được sự hồi sinh vươn mình của vùng đất một thời đầy mưa bom, bão đạn. Đến với Thành cổ là đến với miền tâm linh và hoài niệm về những gì thiêng liêng nhất.
Thành cổ Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ - BVHTT ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
TƯỢNG ĐÀI MAI QUỐC CA
Tượng đài nằm ở đầu cầu sông Thạch Hãn, cách Thành Cổ Quảng Trị 500m về phía Bắc, ghi nhận sự chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng của trung đội Mai Quốc Ca vào ngày 10/4/1972 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ thị xã Quảng Trị.
Năm 1973, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho trung đội Mai Quốc Ca. Bộ Giao thông – Vận tải và tỉnh Quảng Trị đã xây dựng tượng đài tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca vào năm 1996.
Tượng đài năm trong cụm Di tích Thành Cổ nơi đồng bào và chiến sĩ cả nước đến tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
NHÀ HÀNH LỄ VÀ BẾN THẢ HOA SÔNG THẠCH HÃN
Năm 1972, hai bờ sông Thạch Hãn trở thành cửa ngõ để quân ta tiếp lương tải đạn, tăng viện vào chiến trường. Nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta suốt 81 ngày đêm để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, hàng nghìn chiến sỹ nằm lại dưới dòng sông Thạch Hãn. Đã thành thường lệ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 hàng năm, người dân Quảng Trị, cùng nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc về thăm Thành Cổ, mang theo những bó hoa tươi thắm thả xuống dòng sông Thạch Hãn để tưởng nhớ anh linh các Anh hùng Liệt sĩ. Xuất phát từ ý tưởng đó, UBND tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng công trình Nhà hành Lễ - Bến Thả hoa trên sông Thạch Hãn. Công trình có ý nghĩa nhân văn này hoàn thành cùng với tháp chuông Thành Cổ tạo nên điểm nhấn trong quần thể di tích lịch sử ở Thành Cổ Quảng Trị. Đây là nơi dành cho nhân dân cả nước đến thăm Thành Cổ dâng hương hoa tri ân những người đã ngã xuống trên mảnh đất này.
NHÀ LƯU NIỆM VÀ TƯỢNG ĐÀI CÔNG VIÊN LÊ DUẨN
Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm ở thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, cách trung tâm thị xã Quảng Trị theo Tỉnh lộ 64 khoảng 3 km về phía Đông Bắc. Nhà lưu niệm là nơi biểu hiện lòng thành kính và biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/04/1907-07/04/2007), chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã khánh thành khu tưởng niệm bao gồm: công viên, nhà tưởng niệm và khu tượng đài. Tượng đài đồng chí Lê Duẩn được đúc bằng đá thạch anh nguyên khối, bệ cao 9,9 m, phần hành lễ rộng 1.570 m2 được đặt tại trung tâm công viên. Cùng với nhà lưu niệm, đây là công trình mang ý nghĩa chính trị - xã hội của cả nước để tưởng nhớ nhà Lãnh đạo tài năng của Đảng, của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
KHU CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM TẠI CAM LỘ
Thuộc địa phận thôn Tân Hòa, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây, cách Quốc lộ 9 khoảng 200m về phía Bắc.
Khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được khởi công xây dựng ngày 6/5/1973 đến ngày 30/5/1973 thì hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu do nhân dân miền Bắc đóng góp.
Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ khi ra đời đã tập hợp các lực lượng dân chủ xung quanh chính phủ cách mạng để đấu tranh đòi dân chủ và độc lập dân tộc. Lần đầu tiên trong vùng giải phóng, chính phủ cách mạng lâm thời đã có trụ sở để làm việc, nơi đặt quan hệ ngoại giao với tất cả anh em bè bạn gần xa trên thế giới, đại diện cho nhân dân miền Nam nói lên tiếng nói của mình. Chính phủ cách mạng lâm thời với những chiến lược, sách lược nhạy bén, sáng suốt đã lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Khu chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
BẢO TÀNG QUẢNG TRỊ
Bảo tàng Quảng Trị được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bảo tàng Bình Trị Thiên. Bảo tàng tọa lạc tại số 08, đường Nguyễn Huệ, thành phố Đông Hà, diện tích 10.000m2 với không gian trưng bày gồm 02 hệ thống: trưng bày cố định và trưng bày ngoài trời. Trưng bày cố định có diện tích 2.350m2, được bố trí thành 02 tầng, trưng bày 5.000 tài liệu, hiện vật gốc và gần 1.000 tài liệu ảnh. Bảo tàng Quảng Trị được đánh giá vào loại tốt nhất khu vực miền Trung. Đây là địa chỉ thu hút đông đảo đồng bào chiến sĩ cả nước và khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.
HỆ THỐNG DI TÍCH ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ của đất nước cong hình chữ S, con đường vinh dự mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, còn mãi âm vang khúc trường ca của một thời: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai". Đặc biệt, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị đã trở thành tâm điểm quan trọng nhất trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hệ thống di tích đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm:
Khe Hó
Là tên vùng rừng núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan khoảng 7 km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn, nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất, mở đầu cho cuộc trường chinh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc Việt Nam.
Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long
Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Tuyến này nối với Đường 9 tại Km65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại Km72, cách khu danh thắng Đakrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây sang Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Cầu treo Bến Tắt
Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Linh, cách cổng chào nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn 40m về phía Tây Bắc.
Cầu treo Bến Tắt được xây dựng vào năm 1973 do Trung đoàn 99 Công binh tiến hành thi công trên trục đường 15, thay thế điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt. Đến tháng 11/1973 cầu treo Bến Tắt hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy mạnh tốc độ chi viện cho chiến trường miền Nam.
ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC – LÀNG HẦM TRONG LÒNG ĐẤT VĨNH LINH
Thuộc địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, cách thành phố Đông Hà 36km về phía Đông Bắc, địa đạo Vịnh Mốc là một công trình độc đáo nhất trong hàng chục công trình địa đạo lớn nhỏ ở huyện Vĩnh Linh, được xây dựng từ tháng 04/1966 đến tháng 12/1967 thì hoàn thành. Với hàng ngàn mét đường hầm và các tiểu đạo xuyên lòng đất cùng hàng ngàn mét giao thông hào chiến đấu, địa đạo Vịnh Mốc là hệ thống đường ngầm liên hoàn được kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào. Cấu trúc địa đạo được chia làm ba tầng, tầng sâu nhất cách mặt đất 23m. Các tầng nối nhau bởi đường trục chính dài 768m, cao từ 1,6m đến 1,8m, rộng từ 1,2m đến 1,5m. Hai bên trục chính cách nhau từ 3m đến 5m là một gia đình. Địa đạo có một hội trường lớn, sức chứa 50 đến 80 người, là nơi hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ; có trạm phẫu thuật, nhà hộ sinh, đài quan sát, giếng thông hơi, giếng nước…
Địa đạo Vịnh Mốc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất vừa làm nơi ăn ở, sinh hoạt, phòng tránh bom đạn an toàn cho nhân dân, vừa là nơi đóng trụ sở chính của chính quyền địa phương, là kho hậu cần cất giữ lương thực, vũ khí chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đến với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như được sống lại một thời oanh liệt và hào hùng với những con người và lịch sử đã làm nên kỳ tích đó.
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC. NAMARA Thuộc huyện Gio Linh, cách thành phố Đông Hà 14 km về phía Bắc, Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc. Namara. Tại đây, địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp của Mỹ - Ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.
Tuy là một căn cứ hiện đại nhưng hàng rào điện tử Mc. Namara đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi những hoạt động của ta. Trước hết, đó là sự tấn công phá hủy từng đoạn để đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Trong những ngày đầu quân ta nổ súng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, du kích xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã vây chặt và bắn hàng trăm quả đạn DKB, A2 và bom phóng vào căn cứ trong suốt 3 ngày, buộc địch phải tháo chạy vào đêm 31/03/1972, kéo theo sự tan rã của căn cứ Quán Ngang.
Ngày nay, Dự án phục hồi hàng rào điện tử Mc.Namara đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, sau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm tham quan đặc biệt hấp dẫn du khách, nhất là các nhà nghiên cứu về nghệ thuật quân sự.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/04/1977, tọa lạc trên 6 quả đồi như bông hoa 6 cánh tại địa bàn huyện Gio Linh; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 38 km và cách thị trấn Gio Linh hơn 20 km về phía Tây Bắc.
Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ - nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm lặng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 được xây dựng vào ngày 02/09/1995 và khánh thành vào ngày 27/07/1997, trên một quả đồi thuộc địa bàn phường 4, thành phố Đông Hà, cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 6 km về phía Tây. Đây là nơi yên nghỉ của 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau. Những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường dọc theo Đường 9 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Trước khu lễ đài chính của nghĩa trang là một tháp chuông với đường nét kiến trúc rất đẹp, bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn. Phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch khang trang thành từng ô, từng khu hoặc theo từng địa phương. Vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07 hàng năm, thân nhân các liệt sĩ, các cơ quan, đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước về đây để tri ân, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc Việt Nam.
NHÀ TÙ LAO BẢO
Nhà tù Lao Bảo nằm trên địa bàn thôn Duy Tân, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 22 km về phía Tây.
Thời phong kiến, đây là đồn trấn ải biên thùy của nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây Tổ quốc. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hòng dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp đã ra sức khủng bố, bắt bớ các sĩ phu yêu nước và nhân dân lao động từ đồng bằng lên miền núi; đồng thời cho bọn tay sai bắt đồng bào các dân tộc xây dựng nhà tù Lao Bảo (năm 1908) để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung.
Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương thời bấy giờ, là nơi giam cầm các nhà yêu nước, những chiến sĩ Cộng sản của Việt Nam và của Lào. Chế độ giam cầm, đày ải của bọn cai ngục ở đây rất tàn bạo, khắc nghiệt; Chúng hành hạ thể xác con người cho đến lúc tàn phế.Về đời sống tinh thần, tù nhân không có sách báo để đọc, không được viết thư về nhà, cũng không được gặp người thân... Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải được sự cho phép của bọn lính gác.
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với đồng bào và chiến sĩ của ta trong những năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi thể hiện tinh thần kiên cường, ý chí cách mạng và quyết tâm chiến thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản, là bài học truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa.
SÂNBAYTÀ CƠN - ĐƯỜNG 9, KHE SANH
Từ thị trấn Lao Bảo theo Quốc lộ 9 về phía Đông khoảng 20 km, du khách đến cụm di tích sân bay Tà Cơn - Đường 9, Khe Sanh. Sân bay Tà Cơn - Đường 9 là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968. Nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, sân bay Tà Cơn – Đường 9 là địa danh gắn với nhiều sự kiện liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Cùng một loạt căn cứ được xây dựng theo trục Đường số 9 từ Đông Hà lên Khe Sanh, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn – Đường 9 được coi là một trong những khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2km, rộng 1km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố, dày đặc và một sân bay cỡ lớn làm nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C130, C123, máy bay trực thăng chở quân đội và vũ trang chiến đấu. Với cách bố trí như vậy, sân bay Tà Cơn cùng các cao điểm kế cận đã hình thành nên một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được Mỹ - Ngụy coi là một vị trí “cứng” nhất trong cả hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.
Sân bay Tà Cơn – Khe Sanh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.
ĐẢO CỒN CỎ - "VỌNG GÁC NGOÀI KHƠI"
Nhìn từ đất liền, đảo Cồn Cỏ như một chiến hạm canh giữ biển trời Quảng Trị. Đảo Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là con Hổ hay Hòn Mệ, cách bờ biển Cửa Tùng 15 hải lý về phía Tây. Đảo rộng khoảng 230ha, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là điểm tiền tiêu kiên cường, anh dũng với nhiều lần lập nên chiến công vang dội. Chính vì thế, trong kháng chiến chống Mỹ đã hai lần Đảo Cồ Cỏ được tuyên dương là đảo anh hùng.
Đến đảo Cồn Cỏ hôm nay, du khách được thăm và hoài niệm về những năm tháng chiến đấu anh dũng của quân dân Quảng Trị trên đảo Cồn Cỏ anh hùng, thấy được sức sống mới của đảo với nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người.
NHÀ THỜ LA VANG
Nhà thờ La Vang thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách thành phố Đông Hà 16km về phía Tây Nam. Tương truyền vào tháng 08/1798 (triều vua Cảnh Thịnh) có lệnh cấm đạo, truy sát giáo dân, đồng bào tôn giáo chạy trốn tới La Vang và được Đức Mẹ Đồng Trinh Maria hiện hình nơi đám cỏ bên ba gốc đa to để “cứu rỗi những linh hồn vướng nạn”. Sau đó nhà thờ La Vang được xây dựng vào những năm đầu của triều vua Minh Mạng để làm nơi “cứu rỗi linh hồn” của giáo dân và ghi nhớ nơi Đức Mẹ hiện hình. Từ năm 1886 đến năm 1900 nhà thờ được xây dựng lại khang trang hơn, và đến năm 1961 nhà thờ La Vang được giáo hội Thiên chúa giáo chính thức công nhận là “Vương cung Thánh đường”. Hàng năm, vào trung tuần tháng 8, cộng đồng giáo dân khắp nơi hành hương về đây tham gia lễ hội và cầu nguyện.
TỔ ĐÌNH SẮC TỨ
Tổ Đình Sắc Tứ có tên gọi khác là Tịnh Quang tự, tọa lạc tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, cách Quốc lộ 1A gần 1 km về phía Tây. Chùa được xây dựng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông với tên gọi là Am Tịnh Độ, được trùng tu vào năm 1941 và xây dựng lại vào năm 1975. Trải qua hơn 250 năm tồn tại, biết bao thăng trầm của lịch sử đã làm chùa thay đổi khá nhiều nhưng vẫn khẳng định được tầm quan trọng bằng cội nguồn nhân bản truyền thống của đất và người Quảng Trị. Trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một hiện vật có giá trị nghệ thuật cao là pho tượng Đức Phật A Di Đà.
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Nam - Bắc và cuộc đấu tranh bền bỉ anh dũng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.
Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ Hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam nên sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Cầu Hiền Lương
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên quốc lộ 1A (Km 735) nối liền thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh ở bờ Nam. Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Bến Hải (từ cây cầu gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt đất nước.
Tại đây, từ tháng 7/1954 - 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc.
Cột cờ Hiền Lương
Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là cả một kỳ tích. Cùng với việc “chạy đua” với kẻ thù về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ, trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Để bảo vệ cột cờ Hiền Lương, các chiến sĩ đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ, nhiều đồng chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tồn tại và tung bay trên bầu trời. Chỉ tính riêng từ ngày 19/05/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo 267 lá cờ các cỡ. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng.
Cột cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng về tình cảm miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngày đêm thương nhớ miền Nam.
Tượng đài khát vọng Thống nhất Non sông
Tượng đài khát vọng Thống nhất Non sông được xây dựng từ năm 2002 đến năm 2008, hoàn thành cùng với hệ thống Di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Toàn cảnh tượng đài quay ra miền Bắc với hình ảnh Bà mẹ miền Nam cùng với đàn con yêu dấu luôn hướng về miền Bắc ruột thịt, nơi thủ đô yêu dấu, nơi có Bác Hồ kính yêu với một khát vọng cháy bỏng Thống nhất Non sông, Nam Bắc sum họp một nhà. Những tàu lá dừa cách điệu, biểu tượng cho miền Nam ruột thịt, thành đồng của Tổ quốc.
Bảo tàng vĩ tuyến 17
Nằm trong hệ thống cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Bảo tàng vĩ tuyến 17 nằm ở phía bờ Bắc. Hiện nay, bảo tàng lưu giữ hàng trăm hiện vật, hình ảnh giới thiệu một thời bi hùng của quân và dân Vĩnh linh - Quảng Trị và cả nước trong cuộc đấu tranh bền bỉ ròng rã suốt 20 năm đòi thống nhất Tổ quốc, Nam Bắc sum họp một nhà. Đặc biệt, hình ảnh Mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc suốt ngày đêm trong những năm đánh phá ác liệt của Mỹ để giữ cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên cột cờ Hiền Lương là hình ảnh tiêu biểu của bà mẹ Việt nam Anh hùng vẫn mãi trường tồn cùng dân tộc.
Đồn Công an Hiền Lương
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn Công an và Cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương và Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam).
Đồn Công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành hình chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955, là nơi đặt trụ sở chỉ huy của Công an bờ Bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sĩ Công an giới tuyến. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Công an Hiền Lương gồm 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng Công an vũ trang.
Đồn Công an Hiền Lương của ta trong suốt 12 năm (1954 - 1965) không chỉ là nơi tố cáo sự vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự.
Hệ thống dàn loa phóng thanh
Để vạch trần âm mưu xâm lược của chính quyền Mỹ - Ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã xây dựng một hệ thống dàn loa phóng thanh với quy mô lớn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át dàn loa bờ Nam của chính quyền Mỹ - Ngụy. “Cuộc chiến âm thanh” đôi bờ Hiền Lương đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước.
CỤM DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Thành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông. Đứng soi mình xuống dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc, sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Đến với Thành cổ, du khách sẽ đắm mình trong một không gian tĩnh lặng, thiêng liêng gợi nhớ đến cuộc giao tranh khốc liệt, bi hùng của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 được cả thế giới biết đến, thấy được sự hồi sinh vươn mình của vùng đất một thời đầy mưa bom, bão đạn. Đến với Thành cổ là đến với miền tâm linh và hoài niệm về những gì thiêng liêng nhất.
Thành cổ Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ - BVHTT ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
TƯỢNG ĐÀI MAI QUỐC CA
Tượng đài nằm ở đầu cầu sông Thạch Hãn, cách Thành Cổ Quảng Trị 500m về phía Bắc, ghi nhận sự chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng của trung đội Mai Quốc Ca vào ngày 10/4/1972 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ thị xã Quảng Trị.
Năm 1973, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho trung đội Mai Quốc Ca. Bộ Giao thông – Vận tải và tỉnh Quảng Trị đã xây dựng tượng đài tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca vào năm 1996.
Tượng đài năm trong cụm Di tích Thành Cổ nơi đồng bào và chiến sĩ cả nước đến tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
NHÀ HÀNH LỄ VÀ BẾN THẢ HOA SÔNG THẠCH HÃN
Năm 1972, hai bờ sông Thạch Hãn trở thành cửa ngõ để quân ta tiếp lương tải đạn, tăng viện vào chiến trường. Nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta suốt 81 ngày đêm để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, hàng nghìn chiến sỹ nằm lại dưới dòng sông Thạch Hãn. Đã thành thường lệ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 hàng năm, người dân Quảng Trị, cùng nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc về thăm Thành Cổ, mang theo những bó hoa tươi thắm thả xuống dòng sông Thạch Hãn để tưởng nhớ anh linh các Anh hùng Liệt sĩ. Xuất phát từ ý tưởng đó, UBND tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng công trình Nhà hành Lễ - Bến Thả hoa trên sông Thạch Hãn. Công trình có ý nghĩa nhân văn này hoàn thành cùng với tháp chuông Thành Cổ tạo nên điểm nhấn trong quần thể di tích lịch sử ở Thành Cổ Quảng Trị. Đây là nơi dành cho nhân dân cả nước đến thăm Thành Cổ dâng hương hoa tri ân những người đã ngã xuống trên mảnh đất này.
NHÀ LƯU NIỆM VÀ TƯỢNG ĐÀI CÔNG VIÊN LÊ DUẨN
Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm ở thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, cách trung tâm thị xã Quảng Trị theo Tỉnh lộ 64 khoảng 3 km về phía Đông Bắc. Nhà lưu niệm là nơi biểu hiện lòng thành kính và biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (07/04/1907-07/04/2007), chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã khánh thành khu tưởng niệm bao gồm: công viên, nhà tưởng niệm và khu tượng đài. Tượng đài đồng chí Lê Duẩn được đúc bằng đá thạch anh nguyên khối, bệ cao 9,9 m, phần hành lễ rộng 1.570 m2 được đặt tại trung tâm công viên. Cùng với nhà lưu niệm, đây là công trình mang ý nghĩa chính trị - xã hội của cả nước để tưởng nhớ nhà Lãnh đạo tài năng của Đảng, của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
KHU CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM TẠI CAM LỘ
Thuộc địa phận thôn Tân Hòa, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây, cách Quốc lộ 9 khoảng 200m về phía Bắc.
Khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được khởi công xây dựng ngày 6/5/1973 đến ngày 30/5/1973 thì hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu do nhân dân miền Bắc đóng góp.
Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ khi ra đời đã tập hợp các lực lượng dân chủ xung quanh chính phủ cách mạng để đấu tranh đòi dân chủ và độc lập dân tộc. Lần đầu tiên trong vùng giải phóng, chính phủ cách mạng lâm thời đã có trụ sở để làm việc, nơi đặt quan hệ ngoại giao với tất cả anh em bè bạn gần xa trên thế giới, đại diện cho nhân dân miền Nam nói lên tiếng nói của mình. Chính phủ cách mạng lâm thời với những chiến lược, sách lược nhạy bén, sáng suốt đã lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Khu chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
BẢO TÀNG QUẢNG TRỊ
Bảo tàng Quảng Trị được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bảo tàng Bình Trị Thiên. Bảo tàng tọa lạc tại số 08, đường Nguyễn Huệ, thành phố Đông Hà, diện tích 10.000m2 với không gian trưng bày gồm 02 hệ thống: trưng bày cố định và trưng bày ngoài trời. Trưng bày cố định có diện tích 2.350m2, được bố trí thành 02 tầng, trưng bày 5.000 tài liệu, hiện vật gốc và gần 1.000 tài liệu ảnh. Bảo tàng Quảng Trị được đánh giá vào loại tốt nhất khu vực miền Trung. Đây là địa chỉ thu hút đông đảo đồng bào chiến sĩ cả nước và khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.
HỆ THỐNG DI TÍCH ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ của đất nước cong hình chữ S, con đường vinh dự mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, còn mãi âm vang khúc trường ca của một thời: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai". Đặc biệt, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị đã trở thành tâm điểm quan trọng nhất trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hệ thống di tích đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm:
Khe Hó
Là tên vùng rừng núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan khoảng 7 km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn, nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất, mở đầu cho cuộc trường chinh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc Việt Nam.
Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long
Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Tuyến này nối với Đường 9 tại Km65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại Km72, cách khu danh thắng Đakrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây sang Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Cầu treo Bến Tắt
Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Linh, cách cổng chào nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn 40m về phía Tây Bắc.
Cầu treo Bến Tắt được xây dựng vào năm 1973 do Trung đoàn 99 Công binh tiến hành thi công trên trục đường 15, thay thế điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt. Đến tháng 11/1973 cầu treo Bến Tắt hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy mạnh tốc độ chi viện cho chiến trường miền Nam.
ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC – LÀNG HẦM TRONG LÒNG ĐẤT VĨNH LINH
Thuộc địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, cách thành phố Đông Hà 36km về phía Đông Bắc, địa đạo Vịnh Mốc là một công trình độc đáo nhất trong hàng chục công trình địa đạo lớn nhỏ ở huyện Vĩnh Linh, được xây dựng từ tháng 04/1966 đến tháng 12/1967 thì hoàn thành. Với hàng ngàn mét đường hầm và các tiểu đạo xuyên lòng đất cùng hàng ngàn mét giao thông hào chiến đấu, địa đạo Vịnh Mốc là hệ thống đường ngầm liên hoàn được kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào. Cấu trúc địa đạo được chia làm ba tầng, tầng sâu nhất cách mặt đất 23m. Các tầng nối nhau bởi đường trục chính dài 768m, cao từ 1,6m đến 1,8m, rộng từ 1,2m đến 1,5m. Hai bên trục chính cách nhau từ 3m đến 5m là một gia đình. Địa đạo có một hội trường lớn, sức chứa 50 đến 80 người, là nơi hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ; có trạm phẫu thuật, nhà hộ sinh, đài quan sát, giếng thông hơi, giếng nước…
Địa đạo Vịnh Mốc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất vừa làm nơi ăn ở, sinh hoạt, phòng tránh bom đạn an toàn cho nhân dân, vừa là nơi đóng trụ sở chính của chính quyền địa phương, là kho hậu cần cất giữ lương thực, vũ khí chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đến với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như được sống lại một thời oanh liệt và hào hùng với những con người và lịch sử đã làm nên kỳ tích đó.
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC. NAMARA Thuộc huyện Gio Linh, cách thành phố Đông Hà 14 km về phía Bắc, Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc. Namara. Tại đây, địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp của Mỹ - Ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.
Tuy là một căn cứ hiện đại nhưng hàng rào điện tử Mc. Namara đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi những hoạt động của ta. Trước hết, đó là sự tấn công phá hủy từng đoạn để đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Trong những ngày đầu quân ta nổ súng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, du kích xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã vây chặt và bắn hàng trăm quả đạn DKB, A2 và bom phóng vào căn cứ trong suốt 3 ngày, buộc địch phải tháo chạy vào đêm 31/03/1972, kéo theo sự tan rã của căn cứ Quán Ngang.
Ngày nay, Dự án phục hồi hàng rào điện tử Mc.Namara đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, sau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm tham quan đặc biệt hấp dẫn du khách, nhất là các nhà nghiên cứu về nghệ thuật quân sự.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/04/1977, tọa lạc trên 6 quả đồi như bông hoa 6 cánh tại địa bàn huyện Gio Linh; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 38 km và cách thị trấn Gio Linh hơn 20 km về phía Tây Bắc.
Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ - nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm lặng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 được xây dựng vào ngày 02/09/1995 và khánh thành vào ngày 27/07/1997, trên một quả đồi thuộc địa bàn phường 4, thành phố Đông Hà, cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 6 km về phía Tây. Đây là nơi yên nghỉ của 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau. Những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường dọc theo Đường 9 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Trước khu lễ đài chính của nghĩa trang là một tháp chuông với đường nét kiến trúc rất đẹp, bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn. Phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch khang trang thành từng ô, từng khu hoặc theo từng địa phương. Vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07 hàng năm, thân nhân các liệt sĩ, các cơ quan, đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước về đây để tri ân, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc Việt Nam.
NHÀ TÙ LAO BẢO
Nhà tù Lao Bảo nằm trên địa bàn thôn Duy Tân, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 22 km về phía Tây.
Thời phong kiến, đây là đồn trấn ải biên thùy của nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây Tổ quốc. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hòng dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp đã ra sức khủng bố, bắt bớ các sĩ phu yêu nước và nhân dân lao động từ đồng bằng lên miền núi; đồng thời cho bọn tay sai bắt đồng bào các dân tộc xây dựng nhà tù Lao Bảo (năm 1908) để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung.
Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương thời bấy giờ, là nơi giam cầm các nhà yêu nước, những chiến sĩ Cộng sản của Việt Nam và của Lào. Chế độ giam cầm, đày ải của bọn cai ngục ở đây rất tàn bạo, khắc nghiệt; Chúng hành hạ thể xác con người cho đến lúc tàn phế.Về đời sống tinh thần, tù nhân không có sách báo để đọc, không được viết thư về nhà, cũng không được gặp người thân... Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải được sự cho phép của bọn lính gác.
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với đồng bào và chiến sĩ của ta trong những năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi thể hiện tinh thần kiên cường, ý chí cách mạng và quyết tâm chiến thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản, là bài học truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa.
SÂNBAYTÀ CƠN - ĐƯỜNG 9, KHE SANH
Từ thị trấn Lao Bảo theo Quốc lộ 9 về phía Đông khoảng 20 km, du khách đến cụm di tích sân bay Tà Cơn - Đường 9, Khe Sanh. Sân bay Tà Cơn - Đường 9 là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968. Nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, sân bay Tà Cơn – Đường 9 là địa danh gắn với nhiều sự kiện liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Cùng một loạt căn cứ được xây dựng theo trục Đường số 9 từ Đông Hà lên Khe Sanh, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn – Đường 9 được coi là một trong những khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2km, rộng 1km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố, dày đặc và một sân bay cỡ lớn làm nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C130, C123, máy bay trực thăng chở quân đội và vũ trang chiến đấu. Với cách bố trí như vậy, sân bay Tà Cơn cùng các cao điểm kế cận đã hình thành nên một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được Mỹ - Ngụy coi là một vị trí “cứng” nhất trong cả hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.
Sân bay Tà Cơn – Khe Sanh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.
ĐẢO CỒN CỎ - "VỌNG GÁC NGOÀI KHƠI"
Nhìn từ đất liền, đảo Cồn Cỏ như một chiến hạm canh giữ biển trời Quảng Trị. Đảo Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là con Hổ hay Hòn Mệ, cách bờ biển Cửa Tùng 15 hải lý về phía Tây. Đảo rộng khoảng 230ha, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là điểm tiền tiêu kiên cường, anh dũng với nhiều lần lập nên chiến công vang dội. Chính vì thế, trong kháng chiến chống Mỹ đã hai lần Đảo Cồ Cỏ được tuyên dương là đảo anh hùng.
Đến đảo Cồn Cỏ hôm nay, du khách được thăm và hoài niệm về những năm tháng chiến đấu anh dũng của quân dân Quảng Trị trên đảo Cồn Cỏ anh hùng, thấy được sức sống mới của đảo với nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người.
NHÀ THỜ LA VANG
Nhà thờ La Vang thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách thành phố Đông Hà 16km về phía Tây Nam. Tương truyền vào tháng 08/1798 (triều vua Cảnh Thịnh) có lệnh cấm đạo, truy sát giáo dân, đồng bào tôn giáo chạy trốn tới La Vang và được Đức Mẹ Đồng Trinh Maria hiện hình nơi đám cỏ bên ba gốc đa to để “cứu rỗi những linh hồn vướng nạn”. Sau đó nhà thờ La Vang được xây dựng vào những năm đầu của triều vua Minh Mạng để làm nơi “cứu rỗi linh hồn” của giáo dân và ghi nhớ nơi Đức Mẹ hiện hình. Từ năm 1886 đến năm 1900 nhà thờ được xây dựng lại khang trang hơn, và đến năm 1961 nhà thờ La Vang được giáo hội Thiên chúa giáo chính thức công nhận là “Vương cung Thánh đường”. Hàng năm, vào trung tuần tháng 8, cộng đồng giáo dân khắp nơi hành hương về đây tham gia lễ hội và cầu nguyện.
TỔ ĐÌNH SẮC TỨ
Tổ Đình Sắc Tứ có tên gọi khác là Tịnh Quang tự, tọa lạc tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, cách Quốc lộ 1A gần 1 km về phía Tây. Chùa được xây dựng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông với tên gọi là Am Tịnh Độ, được trùng tu vào năm 1941 và xây dựng lại vào năm 1975. Trải qua hơn 250 năm tồn tại, biết bao thăng trầm của lịch sử đã làm chùa thay đổi khá nhiều nhưng vẫn khẳng định được tầm quan trọng bằng cội nguồn nhân bản truyền thống của đất và người Quảng Trị. Trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một hiện vật có giá trị nghệ thuật cao là pho tượng Đức Phật A Di Đà.
Số lượng đã trả lời:
A. Khe Đỏ 17.86 % | 15 phiếu |
B. Thành Cổ 57.14 % | 48 phiếu |
C. Vĩnh Định 13.1 % | 11 phiếu |
D. Thạch Hãn 11.9 % | 10 phiếu |
Tổng cộng: | 84 trả lời |
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Trắc nghiệm liên quan
- Menden đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?
- Rowan Atkinson là diễn viên nổi tiếng với vai diễn nào sau đây?
- "Mình về mình có nhớ ta. Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" nằm trong bài thơ gắn liền với địa danh nào của Tố Hữu?
- Thị tộc tan vỡ do nguyên nhân nào?
- Tư hữu xuất hiện là do lý do nào?
- Năm sinh và năm mất của nhạc sĩ thiên tài Ba Lan Phơ-rê-đê-rích Sô-panh?
- Big Ben là tên của công trình kiến trúc nào?
- Mèo khen mèo dài ...?
- Ủy ban nhân dân là cơ quan như thế nào?
- Ở điều kiện thường, Nitơ chỉ tác dụng với kim loại nào?
Trắc nghiệm mới nhất
- Nút "Finish video" có chức năng gì? (Tin học - Lớp 9)
- Yếu tố nào quan trọng nhất khi kiểm tra video trước khi xuất? (Tin học - Lớp 9)
- Tính năng "Shrink to fit" được dùng khi nào? (Tin học - Lớp 9)
- Để thay đổi tiêu đề hiển thị từ 3 giây thành 5 giây, cần chỉnh ở đâu? (Tin học - Lớp 9)
- Khi chọn lệnh xuất video, định dạng file mặc định là gì? (Tin học - Lớp 9)
- Chất lượng video ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây? (Tin học - Lớp 9)
- Sau khi biên tập xong video, bước tiếp theo là gì? (Tin học - Lớp 9)
- Khi thay đổi thời gian hiển thị của tiêu đề, cần thực hiện thao tác gì? (Tin học - Lớp 9)
- Lệnh nào được dùng để loại bỏ thanh màu đen trong phần mềm chỉnh sửa video? (Tin học - Lớp 9)
- Tại sao cần loại bỏ thanh màu đen trong video? (Tin học - Lớp 9)
Bảng xếp hạng thành viên
12-2024 11-2024 Yêu thích
1
Little Wolf
9.979 điểm
2
ngân trần
7.906 điểm
3
Chou
7.029 điểm
4
Đặng Hải Đăng
4.852 điểm
5
Ancolie
4.690 điểm
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |