Megalodon ( /ˈmɛɡəlɵdɒn/ MEG-ə-lə-don hoặc /ˈmeɪɡəlɵdɒn/ MAY-ghə-lə-don; nghĩa là "răng lớn" từ tiếng Hy Lạp cổ đại) là một loài cá mập đã tuyệt chủng sống cách nay khoảng 15.9 tới 2.6 triệu năm, vào thời kỳ Đại Tân Sinh (Miocen giữa tới Pliocen muộn).
Hình phục dựng
Việc phân loài của C. megalodon là đề tài tranh luận trong gần một thế kỷ, và vẫn chưa thống nhất. Hai các phân loại phổ biến là Carcharodon megalodon (thuộc họ Lamnidae) và Carcharocles megalodon (thuộc họ Otodontidae). Do đó, danh pháp khoa học của loài này thường được giản lược thành C. megalodon trong văn hóa đại chúng.
C. megalodon được xem là một trong những động vật có xương sống lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên, và có lẽ từng có tác động lớn đến cấu trúc của đời sống đại dương. Hóa thạch gợi ý rằng loài cá mập khổng lồ này có thể đạt chiều dài 18 mét (59 ft), và cũng cho thấy nó có phạm vi phân bố toàn cầu. Các nhà khoa học cho rằng C. megalodon có bề ngoài to lớn như phiên bản khổng lồ của cá mập trắng lớn, Carcharodon carcharias.
Phát hiệnRăngTheo các ghi chép từ thời kỳ Phục Hưng, những răng hóa thạch hình tam giác khổng lồ thường bị tin rằng là lưỡi hóa đá, hoặc răng, của rồng và rắn. Năm 1667, nhà tự nhiên học người Đan Mạch Nicolaus Steno, đã nhận định lại rằng đây là răng cá mập, và đã vẽ một hình minh họa đầu cá mập với rất nhiều răng. Ông mô tả phát hiện này trong quyển The Head of a Shark Dissected.
Phân loạiNhà tự nhiên học người Thụy Sĩ Louis Agassiz đặt cho loài cá mập này tên khoa học đầu tiên, Carcharodon megalodon, năm 1835, trong tác phẩm nghiên cứu Recherches sur les poissons fossiles (Research on fossil fish) mà ông hoàn thành năm 1843. Răng megalodon về mặt hình thái giống với răng cá mập trắng lớn. Bằng sự quan sát này, Agassiz xếp megalodon vào chi Carcharodon. Danh pháp khoa học C. megalodon thường được giải nghĩa là "cá mập răng khổng lồ", "cá mập trắng khổng lồ" hoặc "cá mập quái vật".
Hóa thạchHóa thạch chủ yếu của C. megalodon là răng và cột sống. Giống mọi loài cá mập, bộ xương C. megalodon được cấu tạo từ sụn chứ không phải xương thông thường; điều này làm các mẫu vật bị bảo quản rất tệ. Dù những dấu vết cổ nhất của megalodon có niên đại từ các địa tầng thế Oligocen muộn, khoảng 28 triệu năm trước, thường thì người ta cho rằng loài này bắt đầu xuất hiện vào thế Miocen giữa, chừng 15.9 triệu năm trước. Mặc dù các địa tầng kéo dài khỏi biên giới Phân đại Đệ Tam thường thiếu vắng hóa thạch megalodon, nhưng chúng đã được báo cáo có mặt trong các địa tàng thế Pleistocen sau đó. C. megalodon tuyệt chủng vào cuối thế Pliocen, có thể khoảng 2.6 triệu năm trước; răng C. megalodon thời kỳ sau Pliocen được cho là hóa thạch giả. C. megalodon có phạm vi phân bố toàn cầu, hóa thạch được khai quật tại nhiều nơi trên thế giới, gồm châu Âu, châu Phi, cả Bắc và Nam Mỹ, cũng như Puerto Rico, Cuba, Jamaica, quần đảo Canary, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Malta, Grenadines và Ấn Độ. Răng megalodon đã được tìm thấy tại các vùng đất rất xa bờ, như rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.
Hóa thạch megalodon phổ biến nhất là răng. Các đặc điểm là: dạng hình tam giác, cấu trúc thẳng, kích thước lớn, có răng cưa dọc các rìa. Megalodon có răng to nhất trong tất cả các loài cá mập được biết đến.
Vài hóa thạch cột sống đã được tìm thấy. Nổi bật nhất là cột sống được bảo quản một phần của một cá thể, khải quật tại Antwerp, Bỉ bởi M. Leriche năm 1926. Nó gồm 150 đốt sống trung tâm, đường kính mỗi đốt từ 55 milimét (2,2 in) tới 155 milimét (6,1 in). Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng có thể có đốt sống còn lớn lớn. Cột sống được bảo quản một phần của một cá thể khác đã được tìm ra tại Gram clay, Đan Mạch bởi Bendix-Almgeen năm 1983. Mẫu vật này gồm 20 đốt sống, đường kính mỗi đốt từ 100 milimét (3,9 in) tới 230 milimét (9,1 in).
Phân loạiSau nhiều thập niên nghiên cứu và xem xét, phát sinh loài của C. megalodon vẫn chưa được thống nhất. Nhiều nhà nghiên cứu cá mập (e.g. J. E. Randall, A. P. Klimley, D. G. Ainley, M. D. Gottfried, L. J. V. Compagno, S. C. Bowman, and R. W. Purdy) khẳng định C. megalodon là họ hàng gần của cá mập trắng lớn. Tuy nhiên, số khác (e.g. D. S. Jordan, H. Hannibal, E. Casier, C. DeMuizon, T. J. DeVries, D. Ward, and H. Cappetta) xem tiến hóa hội tụ là nguyên nhân của sự giống nhau giữa hai loài. Carcharocles nhận được sự ủng hộ đáng kể. Nhưng phiên bản phân loại đầu tiên vẫn được chấp nhận rộng rãi.
Giải phẫuTrong số các loài hiện nay, cá mập trắng lớn giống nhất với megalodon. Việc thiếu bộ xương hóa thạch được bảo quản tốt dẫn đến việc các nhà khoa học lấy cá mập trắng lớn làm cơ sở cho việc phục dựng và ước tính kích thước.
Ước tính kích thướcDo những dấu vết rời rạc, kích thước được ước tính của C. megalodon thường thay đổi. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học công nhận C. megalodon lớn hơn cá mập voi, Rhincodon typus.
Chiều dàiBashford Dean là người đầu tiên thử phục dựng một bộ hàm megalodon vào năm 1909. Từ bộ hàm này, người ta có giả thuyết rằng C. megalodon có thể đạt 30 mét (98 ft). Những hiểu biết hiện nay về bộ răng và cấu trúc cơ thịt, khiến người ta giảm kích thước mô hình hàm của Dea xuống còn 70 % kích thước gốc.
Vào thập niên 1990, Patrick J. Schembri và Staphon Papson cho rằng C. megalodon có thể đạt chiều dài tối đa toàn cơ thể khoảng 24 đến 25 mét (79 đến 82 ft), tuy nhiên Michael D. Gottfried và đồng nghiệp đề xuất C. megalodon có vẻ chỉ đạt chiều dài tối đa là 20,3 mét (67 ft). Hiện nay, ước tính được công nhận nhiều nhất là C. megalodon đạt chiều dài hơn 16 mét (52 ft)