Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây!” Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên ông cụ. Suốt đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm tay cụ già ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
04/09/2024 13:49:34 (Tiếng Việt - Lớp 4) |
Đọc đoạn văn sau:
CẦM LẤY TAY NHAU
Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây!”
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên ông cụ. Suốt đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm tay cụ già vừa thì thầm những lời an ủi, vỗ về bên tai ông cụ.
Đến rạng sáng thì cụ già qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần thiết. Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lời chia buồn với chàng lính trẻ thì anh chợt ngắt ngang hỏi: “Ông cụ ấy là ai vậy?”
Cô y tá sửng sốt: “Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ!”
- Ồ không, ông ấy không phải là cha tôi. - Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi và anh ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi được gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên tôi mới quyết định ở lại.
Mẹ Tê-rê-sa* đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi đơn côi, không phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống. Lúc nào cũng có ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
*Mẹ Tê-rê-sa (1910-1997), vốn là người An-ba-ni, được phái làm giáo sĩ thừa sai công giáo La Mã tại Ấn Độ. Mẹ đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm giúp đỡ người nghèo, được giải Nô Ben hòa bình năm 1979.
Người ta đã đưa ai đến bên ông cụ đang hấp hối? Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Một thanh niên là bạn của con trai ông cụ. 76.92 % | 10 phiếu |
B. Người con trai của ông cụ. 15.38 % | 2 phiếu |
C. Một thanh niên xa lạ. 7.69 % | 1 phiếu |
D. Cháu trai của ông cụ. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 13 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Đọc đoạn văn sau: CẦM LẤY TAY NHAU Đêm ấy, dù đã làm việc rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- Trong các trường hợp dưới đây, đâu là câu hoàn chỉnh? Vì sao? (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
- CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người ... (Tiếng Việt - Lớp 4)
Trắc nghiệm mới nhất
- Một đáp ứng âm cho poll trong BSC là: (Tổng hợp - Đại học)
- d) 56 km2 =.........m2 Số thích hợp để điền vào chỗ trống là: (Toán học - Lớp 5)
- BSC có nghĩa là: (Tổng hợp - Đại học)
- Trong FTTC , môi trường được dùng từ tổng đài đến thềm nhà thuê bao là: (Tổng hợp - Đại học)
- c) Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài 5 km, chiều rộng 3 km. Diện tích khu rừng phòng hộ đó là: (Toán học - Lớp 5)
- Cho biết kỹ thuật điều chế dùng các thành phần của QAM và FDM: (Tổng hợp - Đại học)
- b) “Ba nghìn năm trăm ki-lô-mét vuông” viết là: (Toán học - Lớp 5)
- Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. a) Ki-lô-mét vuông được kí hiệu là: (Toán học - Lớp 5)
- Chi biết kỹ thuật điều chế không dùng sóng mang: (Tổng hợp - Đại học)
- Phương pháp truyền dẫn nào chịu nhiều ảnh hưởng của méo dạng: (Tổng hợp - Đại học)