Tác giả tác phẩm Tự tình (bài 2) (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
Ngọc Anh | Chat Online | |
17/10 17:12:20 |
22 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Tự tình (bài 2) - Ngữ văn 9
I. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX.
- Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh
- Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:
+ Bà là con vợ lẽ
+ Tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm
- Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ
⇒ Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh
- Các tác phẩm chính:
+ Tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung
+ Khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng.
- Phong cách sáng tác:
+ Chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ
+ Viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn.
II. Đọc tác phẩm: Tự tình (bài 2)
TỰ TÌNH 2
- HỒ XUÂN HƯƠNG -
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc.
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu ai đã chịu già tom!
III. Tìm hiểu bài thơ Tự tình (bài 2)
1. Thể loại
- Đoạn trích Tự tình (bài 2) thuộc thể loại lục bát.
2. Xuất xứ
- Trích trong Thơ và đời, Lữ Huy Nguyên tuyển, soạn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr38.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục Tự tình (bài 2)
- Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.
- Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.
- Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất.
- Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
5. Giá trị nội dung Tự tình (bài 2)
- Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
6. Giá trị nghệ thuật Tự tình (bài 2)
- Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
IV. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Tự tình (bài 2)
1. Hai cầu đề
*Câu 1
- Thời gian: đêm khuya ⇒ đối với những ai quá lứa lỡ thì hay thân phận lẽ mọn đó là thời khắc của những trăn trở thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải đến quặn lòng
- Âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn trống trải nhân lên trùng trùng
- Từ láy văng vẳng vừa tả âm thanh tiếng trống vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp
- Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng
*Câu 2
- Trơ là lẻ loi trơ trọi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra
⇒ Câu thơ là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận
- Từ trơ đắt giá được đảo lên đầu câu, lại được tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót hằn sâu nhức nhối.
2. Hai câu thực
*Câu 3
- Tác giả muốn mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn nhưng nỗi sầu của Xuân Hương quá lớn không rượu nào có thể hóa giả được
- Chữ lại thể hiện sự luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc
*Câu 4
- Hình ảnh tả thực: vầng trăng đã đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn
- Ẩn dụ : tuổi xuân sắp trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn viên mãn
- Nghệ thuật đối tài tình làm nổi rõ bi kịch về thân phận người phụ nữ khao khát tình yêu, hạnh phúc mà không đạt được
3. Hai câu luận
- Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá:
+ rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên
+ mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây
⇒ Rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người
- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình ⇒ khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương
4. Hai câu kết
- Sử dụng tài tình từ đa nghĩa, đồng âm
+ Từ xuân vừa có ngĩa là mùa xuân vừa là tuổi xuân của con người
+ Từ lại thứ nhất mang nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại tuần hoàn
⇒ Mùa xuân tuổi trẻ của con người trôi đi trong ngao ngán chán chường trước dòng chảy vô tình của thời gian
- Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, sự ít ỏi như chan chứa nước mắt của thân phận lẽ mọn
- Mức độ sẻ chia càng nhỏ thì sự cô đơn, nỗi buồn lại tăng lên gấp bội
⇒ Bài thơ kết lại trong âm hưởng chua chát của sự bế tắc tuyệt vọng
5. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần đối ngẫu rất chỉnh.
- Ngôn từ được dùng tinh tế, táo bạo mang đậm cá tính bản lĩnh người nghệ sĩ
- Các biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng từ đa nghĩa, đồng âm được sử dụng linh hoạt hiệu quả.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Tự tình (bài 2)
Bài tham khảo 1
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Từ lâu, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã gắn liền với thân phận bèo bọt, trôi nổi, bất hạnh. Có lẽ, ai cũng đã từng khóc thương tha thiết cho nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh, từng ấm ức thay cho nỗi oan khuất thấu tận trời xanh của Vũ Nương. Và giờ đây, khi đến với tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, ta lại thêm phần xót thương cho thân phận trôi nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến xưa. Bài thơ là tiếng lòng chất đầy nỗi niềm sâu kín của nữ thi sĩ.
Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ có lẽ đã được nữ sĩ viết về cuộc đời của chính bản thân mình, trong một phút suy tư. Nữ sĩ đã cảm nhận cuộc sống qua những âm thanh, quang cảnh lạnh buồn, vắng lặng và tự cảm thương cho số phận hẩm hiu của bà. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong Xã hội đương thời..
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ đề trong thể thơ độc đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian. Đêm nay, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Từ “Trơ” – một trong những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời và sự đối lập giữa vẻ đẹp “Hồng nhan” – “Nước non”. Tại sao nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại đặt mình vào trong nhân vật với một không gian buồn bã, tàn lụi đến như vậy? Đối với riêng nữ sĩ khi đối mặt với cái thực tế đó, tâm trạng bà thế nào? Phải chăng bà muốn diễn tả thân phận không chỉ của riêng bà, mà còn là của những người phụ nữ khác trong cái quy luật cổ hủ, vô nhân đạo “Hồng nhan bạc phận” ? Hay cái thân phận phải đi làm “Vợ lẽ” – Không được tôn trọng cả về phẩm giá và tâm hồn ? Thật đớn đau …
Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận được điều gì trong sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ?
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Trong cái không gian cô quạnh không bóng người của bầu trời đêm, người phụ nữ tìm đến những chén rượu để giải thoát mình khỏi nỗi sầu não của cuộc đời. Thật độc đáo khi sử dụng nghệ thuật “Mượn cảnh ngụ tình” trong hai câu thực này. Nỗi buồn đau, tủi nhục – như đã đề cập ở trên, có thể là thân phận làm vợ lẽ, phải chịu sự ghen ghét, cay nghiệt của người vợ cả ? Một chút hương rượu nồng có thể đã đưa người phụ nữ đến những giấc mơ trong cơn mê để xoa dịu những nỗi đau trong giây phút thực tại. Nhưng… Càng về khuya, khi tiếng trống canh dãn dài ra, thời gian bắt đầu chậm lại, thì cũng là lúc mùi hương nhè nhẹ của những chén rượu không còn tác dụng. Người phụ nữ chợt bừng tỉnh về phút giây hiện tại chan chứa nỗi buồn. Ba từ : “Say lại tỉnh” đã chứng minh được điều đó. Càng uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng nghĩ suy. Trong cái “Bóng xế khuyết chưa tròn” của Vầng trăng tưởng chừng như êm đềm, phải chăng tác giả đang nghĩ về nhan sắc của mình đang tàn phai theo năm tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn toàn? Ánh trăng đêm là ánh trăng của kỷ niệm, của hẹn ước yêu đương, của bao đôi tình nhân. Ánh trăng cũng là biểu tượng của sự thuỷ chung của bao tình yêu đôi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần khuất bóng sau những rặng dừa cao, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng chưa thể tròn, như cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật.
Trong lúc suy tư đó, mà đối với những bạn trẻ đang hạnh phúc là vầng trăng cổ tích, còn đối với người phụ nữ là ánh trăng suy tư, tác giả đã đánh động người đọc ra khỏi sự suy nghĩ về nỗi đau của phái đẹp trong xã hội phong kiến lạc hậu bằng hai câu thơ luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ánh mắt ngước nhìn bầu trời đêm có trăng, có sao, có mây trôi, có gió thổi từ lúc “Trống canh dồn”, giờ đây người phụ nữ lạc lõng đó đang ngắm nhìn những sự vật xung quanh mình. Có lẽ nào người phụ nữ ấy đang dạo quanh đâu đó trong khung cảnh khi bình minh chưa ló dạng, và phát hiện ra một sự thật hiển nhiên mà lâu nay không một ai để ý đến? Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Cũng đâu đó dưới khung trời rộng lớn nhưng trống trải, những hòn đá tuy nhỏ bé thôi, cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động… Ta đang cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Những ngọn cỏ tí hon hay những sự vật vô tri như hòn đá kia, đã được tác giả tô điểm bằng nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chính điều đó đã đánh thức người đọc ra khỏi tâm trạng u uẩn của người phụ nữ cô đơn trong bóng đêm. Ta cũng cảm nhận được sức sống mãnh liệt để sinh tồn, dù trước mắt hiện tại đang rất rất khó khăn của từng sự vật thiên nhiên. Nếu như thế, phải chăng tác giả đang hướng người đọc đến sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó khăn, bất hạnh ở phút hiện tại, đối với nhân vật trong bài thơ, với tác giả hay toàn thể những người phụ nữ trong Xã hội phong kiến? Dưới góc nhìn của chúng ta ở thời này, có thể cho là như vậy. Với hai câu Luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng quyết liệt ! Thật là một người phụ nữ có ý chí và niềm tin
Tưởng chừng như cảnh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Mùa xuân năm sau cũng khác hẳn mùa xuân năm nay. Chẳng có sự vật gì có thể thoát khỏi quy luật chung đó. Thế nhưng Xuân thì có thể đến, chứ người thì không thể trường tồn mãi mà không già đi. Tuổi xuân – là nhan sắc mà mỗi ngày một phai tàn của những “Hồng nhan”. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Đó cũng là nỗi uất ức khi “Tình đã nhỏ, mà còn xé nhỏ hơn” thì cũng tương tự việc chia cắt trái tim. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. Bằng nghệ thuật tăng tiến giảm dần, ta thấy được sự ít ỏi, nhỏ bé của hạnh phúc trong cảnh cái cảnh chồng chung đáng phê phán, chê trách ấy…
Có lẽ khi đọc đến đây, chúng ta mới cảm nhận được nỗi đau khổ đau đáu cũng những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh cho chồng cho con, hay những số phận hẩm hiu khác trong xã hội đương thời. Bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thờ cũng từng thể hiện được nội dung tương tự. Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm, yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả. Tiêu điểm cho nhận định này chính là bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi…
“Tự tình 2” chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương đúng như nhận định “ Thơ là tiếng lòng” của Diệp Tiến. Tiếng lòng thiết tha vừa u buồn vừa phảng phất ánh sáng của khao khát, ước mơ hạnh phúc như một viên ngọc sáng thách thức bước đi nghiệt ngã của thời gian. Qua bao thế kỷ, Hồ Xuân Hương cùng tiếng thơ “ Tự tình” vẫn in sâu trong tâm trí độc giả ngàn đời.
Bài tham khảo 2
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận”. Mở đầu bài thơ 'Tự tình', tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng gà.
Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: 'Cảnh khuya văng vẳng trống canh dồn'. 'Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ “trơ”. Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn “cụ thể” càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa' là một phương tiện. Không phải phương tiện duy nhất nhưng hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lí Bạch:
“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”
Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cảnh sinh tình. Hồ Xuân Hương nói:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Trong quan điểm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu 'Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn' vừa là một hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một “vầng trăng khuyết”. Đối với thơ xưa, cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong “mời trầu ' bà đã ẩn ý suy nghĩ như vậy.
Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. Sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khiết. Một cảnh thực hoàn toàn:
'Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hồn”
Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống nhờ tài quan sát của bà như quẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của 'Bà chúa thơ nôm' chứ không phải của ai khác. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là sự lí giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất bà, tạo nên những vần thơ châm biếm đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Đó là phương tiện kì diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu thơ kết:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại.”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc “Tự tình”, là thấu hiểu được tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khao khát hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dở dang, bất hạnh, điều đó tạo nên trong thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở dài đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập thật gay gắt với cơ cấu xã hội chung. Trong chiều hướng ấy, “Tự tình' là một bài thơ đòi quyền hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, trắc trở.
I. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX.
- Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh
- Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:
+ Bà là con vợ lẽ
+ Tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm
- Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ
⇒ Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh
- Các tác phẩm chính:
+ Tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung
+ Khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng.
- Phong cách sáng tác:
+ Chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ
+ Viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn.
II. Đọc tác phẩm: Tự tình (bài 2)
TỰ TÌNH 2
- HỒ XUÂN HƯƠNG -
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc.
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu ai đã chịu già tom!
III. Tìm hiểu bài thơ Tự tình (bài 2)
1. Thể loại
- Đoạn trích Tự tình (bài 2) thuộc thể loại lục bát.
2. Xuất xứ
- Trích trong Thơ và đời, Lữ Huy Nguyên tuyển, soạn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr38.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục Tự tình (bài 2)
- Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.
- Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.
- Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất.
- Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi.
5. Giá trị nội dung Tự tình (bài 2)
- Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
6. Giá trị nghệ thuật Tự tình (bài 2)
- Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
IV. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Tự tình (bài 2)
1. Hai cầu đề
*Câu 1
- Thời gian: đêm khuya ⇒ đối với những ai quá lứa lỡ thì hay thân phận lẽ mọn đó là thời khắc của những trăn trở thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải đến quặn lòng
- Âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn trống trải nhân lên trùng trùng
- Từ láy văng vẳng vừa tả âm thanh tiếng trống vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp
- Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng
*Câu 2
- Trơ là lẻ loi trơ trọi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra
⇒ Câu thơ là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận
- Từ trơ đắt giá được đảo lên đầu câu, lại được tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót hằn sâu nhức nhối.
2. Hai câu thực
*Câu 3
- Tác giả muốn mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn nhưng nỗi sầu của Xuân Hương quá lớn không rượu nào có thể hóa giả được
- Chữ lại thể hiện sự luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc
*Câu 4
- Hình ảnh tả thực: vầng trăng đã đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn
- Ẩn dụ : tuổi xuân sắp trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn viên mãn
- Nghệ thuật đối tài tình làm nổi rõ bi kịch về thân phận người phụ nữ khao khát tình yêu, hạnh phúc mà không đạt được
3. Hai câu luận
- Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá:
+ rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên
+ mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây
⇒ Rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người
- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình ⇒ khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương
4. Hai câu kết
- Sử dụng tài tình từ đa nghĩa, đồng âm
+ Từ xuân vừa có ngĩa là mùa xuân vừa là tuổi xuân của con người
+ Từ lại thứ nhất mang nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại tuần hoàn
⇒ Mùa xuân tuổi trẻ của con người trôi đi trong ngao ngán chán chường trước dòng chảy vô tình của thời gian
- Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, sự ít ỏi như chan chứa nước mắt của thân phận lẽ mọn
- Mức độ sẻ chia càng nhỏ thì sự cô đơn, nỗi buồn lại tăng lên gấp bội
⇒ Bài thơ kết lại trong âm hưởng chua chát của sự bế tắc tuyệt vọng
5. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần đối ngẫu rất chỉnh.
- Ngôn từ được dùng tinh tế, táo bạo mang đậm cá tính bản lĩnh người nghệ sĩ
- Các biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng từ đa nghĩa, đồng âm được sử dụng linh hoạt hiệu quả.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Tự tình (bài 2)
Bài tham khảo 1
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Từ lâu, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã gắn liền với thân phận bèo bọt, trôi nổi, bất hạnh. Có lẽ, ai cũng đã từng khóc thương tha thiết cho nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh, từng ấm ức thay cho nỗi oan khuất thấu tận trời xanh của Vũ Nương. Và giờ đây, khi đến với tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, ta lại thêm phần xót thương cho thân phận trôi nổi của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến xưa. Bài thơ là tiếng lòng chất đầy nỗi niềm sâu kín của nữ thi sĩ.
Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ có lẽ đã được nữ sĩ viết về cuộc đời của chính bản thân mình, trong một phút suy tư. Nữ sĩ đã cảm nhận cuộc sống qua những âm thanh, quang cảnh lạnh buồn, vắng lặng và tự cảm thương cho số phận hẩm hiu của bà. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong Xã hội đương thời..
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ đề trong thể thơ độc đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian. Đêm nay, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Từ “Trơ” – một trong những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời và sự đối lập giữa vẻ đẹp “Hồng nhan” – “Nước non”. Tại sao nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại đặt mình vào trong nhân vật với một không gian buồn bã, tàn lụi đến như vậy? Đối với riêng nữ sĩ khi đối mặt với cái thực tế đó, tâm trạng bà thế nào? Phải chăng bà muốn diễn tả thân phận không chỉ của riêng bà, mà còn là của những người phụ nữ khác trong cái quy luật cổ hủ, vô nhân đạo “Hồng nhan bạc phận” ? Hay cái thân phận phải đi làm “Vợ lẽ” – Không được tôn trọng cả về phẩm giá và tâm hồn ? Thật đớn đau …
Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận được điều gì trong sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ?
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Trong cái không gian cô quạnh không bóng người của bầu trời đêm, người phụ nữ tìm đến những chén rượu để giải thoát mình khỏi nỗi sầu não của cuộc đời. Thật độc đáo khi sử dụng nghệ thuật “Mượn cảnh ngụ tình” trong hai câu thực này. Nỗi buồn đau, tủi nhục – như đã đề cập ở trên, có thể là thân phận làm vợ lẽ, phải chịu sự ghen ghét, cay nghiệt của người vợ cả ? Một chút hương rượu nồng có thể đã đưa người phụ nữ đến những giấc mơ trong cơn mê để xoa dịu những nỗi đau trong giây phút thực tại. Nhưng… Càng về khuya, khi tiếng trống canh dãn dài ra, thời gian bắt đầu chậm lại, thì cũng là lúc mùi hương nhè nhẹ của những chén rượu không còn tác dụng. Người phụ nữ chợt bừng tỉnh về phút giây hiện tại chan chứa nỗi buồn. Ba từ : “Say lại tỉnh” đã chứng minh được điều đó. Càng uống càng tỉnh, càng tỉnh lại càng nghĩ suy. Trong cái “Bóng xế khuyết chưa tròn” của Vầng trăng tưởng chừng như êm đềm, phải chăng tác giả đang nghĩ về nhan sắc của mình đang tàn phai theo năm tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn toàn? Ánh trăng đêm là ánh trăng của kỷ niệm, của hẹn ước yêu đương, của bao đôi tình nhân. Ánh trăng cũng là biểu tượng của sự thuỷ chung của bao tình yêu đôi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần khuất bóng sau những rặng dừa cao, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng chưa thể tròn, như cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật.
Trong lúc suy tư đó, mà đối với những bạn trẻ đang hạnh phúc là vầng trăng cổ tích, còn đối với người phụ nữ là ánh trăng suy tư, tác giả đã đánh động người đọc ra khỏi sự suy nghĩ về nỗi đau của phái đẹp trong xã hội phong kiến lạc hậu bằng hai câu thơ luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ánh mắt ngước nhìn bầu trời đêm có trăng, có sao, có mây trôi, có gió thổi từ lúc “Trống canh dồn”, giờ đây người phụ nữ lạc lõng đó đang ngắm nhìn những sự vật xung quanh mình. Có lẽ nào người phụ nữ ấy đang dạo quanh đâu đó trong khung cảnh khi bình minh chưa ló dạng, và phát hiện ra một sự thật hiển nhiên mà lâu nay không một ai để ý đến? Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Cũng đâu đó dưới khung trời rộng lớn nhưng trống trải, những hòn đá tuy nhỏ bé thôi, cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động… Ta đang cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Những ngọn cỏ tí hon hay những sự vật vô tri như hòn đá kia, đã được tác giả tô điểm bằng nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chính điều đó đã đánh thức người đọc ra khỏi tâm trạng u uẩn của người phụ nữ cô đơn trong bóng đêm. Ta cũng cảm nhận được sức sống mãnh liệt để sinh tồn, dù trước mắt hiện tại đang rất rất khó khăn của từng sự vật thiên nhiên. Nếu như thế, phải chăng tác giả đang hướng người đọc đến sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó khăn, bất hạnh ở phút hiện tại, đối với nhân vật trong bài thơ, với tác giả hay toàn thể những người phụ nữ trong Xã hội phong kiến? Dưới góc nhìn của chúng ta ở thời này, có thể cho là như vậy. Với hai câu Luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng quyết liệt ! Thật là một người phụ nữ có ý chí và niềm tin
Tưởng chừng như cảnh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Mùa xuân năm sau cũng khác hẳn mùa xuân năm nay. Chẳng có sự vật gì có thể thoát khỏi quy luật chung đó. Thế nhưng Xuân thì có thể đến, chứ người thì không thể trường tồn mãi mà không già đi. Tuổi xuân – là nhan sắc mà mỗi ngày một phai tàn của những “Hồng nhan”. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Đó cũng là nỗi uất ức khi “Tình đã nhỏ, mà còn xé nhỏ hơn” thì cũng tương tự việc chia cắt trái tim. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. Bằng nghệ thuật tăng tiến giảm dần, ta thấy được sự ít ỏi, nhỏ bé của hạnh phúc trong cảnh cái cảnh chồng chung đáng phê phán, chê trách ấy…
Có lẽ khi đọc đến đây, chúng ta mới cảm nhận được nỗi đau khổ đau đáu cũng những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh cho chồng cho con, hay những số phận hẩm hiu khác trong xã hội đương thời. Bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thờ cũng từng thể hiện được nội dung tương tự. Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm, yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả. Tiêu điểm cho nhận định này chính là bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi…
“Tự tình 2” chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương đúng như nhận định “ Thơ là tiếng lòng” của Diệp Tiến. Tiếng lòng thiết tha vừa u buồn vừa phảng phất ánh sáng của khao khát, ước mơ hạnh phúc như một viên ngọc sáng thách thức bước đi nghiệt ngã của thời gian. Qua bao thế kỷ, Hồ Xuân Hương cùng tiếng thơ “ Tự tình” vẫn in sâu trong tâm trí độc giả ngàn đời.
Bài tham khảo 2
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận”. Mở đầu bài thơ 'Tự tình', tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng gà.
Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: 'Cảnh khuya văng vẳng trống canh dồn'. 'Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ “trơ”. Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn “cụ thể” càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa' là một phương tiện. Không phải phương tiện duy nhất nhưng hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lí Bạch:
“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”
Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cảnh sinh tình. Hồ Xuân Hương nói:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Trong quan điểm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu 'Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn' vừa là một hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một “vầng trăng khuyết”. Đối với thơ xưa, cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong “mời trầu ' bà đã ẩn ý suy nghĩ như vậy.
Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. Sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khiết. Một cảnh thực hoàn toàn:
'Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hồn”
Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống nhờ tài quan sát của bà như quẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của 'Bà chúa thơ nôm' chứ không phải của ai khác. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là sự lí giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất bà, tạo nên những vần thơ châm biếm đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Đó là phương tiện kì diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu thơ kết:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại.”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” đang bị san đi, sẻ lại... chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc “Tự tình”, là thấu hiểu được tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khao khát hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dở dang, bất hạnh, điều đó tạo nên trong thơ bà có khi là một tiếng thở dài. Một tiếng thở dài đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập thật gay gắt với cơ cấu xã hội chung. Trong chiều hướng ấy, “Tự tình' là một bài thơ đòi quyền hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, trắc trở.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Ngày xưa (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Tác giả tác phẩm Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2023 - 2024 tỉnh Ninh Bình
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Ngữ văn năm 2023_ Đề 9
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Ngữ văn năm 2023_ Đề 8
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Ngữ văn năm 2023_ Đề 7
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu