LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Ngày 1 tháng 1 là ngày gì?

7.427 lượt xem
Trả lời
Ngày 01-01 thuộc cung Ma Kết - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 1 tháng 1ngày Tết dương lịch, ngày này trong Âm lịch là Tết Nguyên Đán.
Ngày 1 tháng 1 là ngày Quốc khánh của các nước sau:
Brunei – 1984
Sudan – 1956
Cuba – 1959
Cộng hòa Séc – 1993
Haiti – 1804
Samoa
Slovakia – 1993
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)

Ngày 1 tháng 1 là ngày thứ nhất trong lịch Gregory. Còn 364 ngày trong năm (365 ngày trong năm nhuận). Đây là ngày đầu tiên trong năm.

Sự kiện
153 TCN – Các quan chấp chính La Mã bắt đầu năm đảm nhiệm chức vụ của họ.
45 TCN – Lịch Julius lần đầu tiên có hiệu lực.
42 TCN – Viện nguyên lão Lã Mã truy thần hóa cho Julius Caesar.
69 – Lê dương La Mã tại Thượng Germania khước từ lời thề trung thành với Galba. Họ nổi dậy và tuyên bố Vitellius là hoàng đế.
193 – Viện nguyên lão chọn Pertinax làm Hoàng đế La Mã.
404 – Sau khi buộc Tấn An Đế phải thiện vị, Sở vương Hoàn Huyền lên ngôi hoàng đế, tức ngày Nhâm Thìn (3) tháng 12 năm Quý Mão.
896 – Đường Chiêu Tông ban cho quân phiệt người Sa Đà Lý Khắc Dụng tước Tấn vương, tức ngày Ất Mùi (13) tháng 12 năm Ất Mão.
976 – Quân Tống đánh chiếm kinh thành Kim Lăng của nước Nam Đường, Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục phụng biểu nạp hàng, tức ngày Ất Mùi (27) tháng 11 năm Ất Hợi.
1001 – Giáo hoàng Silvestrô II phong Đại công tước István I là quốc vương đầu tiên của Hungary.
1259 – Mikhael VIII Palaiologos được tuyên bố là đồng hoàng đế của Đế quốc Nicaea cùng với người bảo trợ của ông là John IV Laskaris.
1502 – Người Bồ Đào Nha lần đầu thám hiểm khu vực nay là thành phố Rio de Janeiro, Brasil.
1515 – Quốc vương François I bắt đầu cai trị Pháp.
1527 – Các quý tộc Croatia bầu Ferdinand I của Áo làm quốc vương của Croatia.
1600 – Scotland bắt đầu năm mới tứ 1 tháng 1 thay vì 25 tháng 3.
1651 – Charles II đăng quang quốc vương của Scotland.
1700 – Đế quốc Nga bắt đầu sử dụng kỷ nguyên Công Nguyên và không còn sử dụng Kỷ nguyên Thế giới của Đế quốc Đông La Mã.
1739 – Nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier phát hiện ra đảo Bouvet gần Vùng Nam Cực.
1773 – Bài thánh ca mà sau được gọi là "Ân điển diệu kỳ", khi đó có tên "1 Chronicles 17:16–17" được sử dụng lần đầu để đệm cho một bài giảng đạo của mục sư John Newton tại thị trấn Olney, Buckinghamshire, Anh.
1788 – Ấn bản đầu tiên của The Times tại Luân Đôn được phát hành, khi đó mang tên The Daily Universal Register.
1800 – Công ty Đông Ấn Hà Lan bị giải thể.
1801 – Việc hợp nhất về pháp lý giữa Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland hoàn thành, hình thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.
1801 – Nhà thiên văn học người Ý Giuseppe Piazzi phát hiện ra hành tin lùn Ceres.
1804 – Haiti giành độc lập từ Pháp và trở thành nước cộng hòa đầu tiên của người da đen, là cuộc cách mạng nô lệ thành công duy nhất đến thời điểm đó.
1806 – Lịch cộng hòa tại Pháp bị bãi bỏ.
1806 – Vương quốc Bayern được thành lập.
1808 – Việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ bị cấm.
1833 – Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Falkland ở Nam Đại Tây Dương.
1861 – Porfirio Díaz chinh phục Thành phố México.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực tại lãnh thổ Liên minh miền Nam.
1870 – Người đồng sáng lập nên kiến trúc hiện đại là Adolf Loos được rửa tội tại nhà thờ Thánh Tôma ở Brno, Đế quốc Áo-Hung.
1873 – Nhật Bản bắt đầu sử dụng Lịch Gregory.
1877 – Nữ vương Victoria của Anh Quốc được tuyên bố là hoàng đế của Ấn Độ.
1880 – Ferdinand de Lesseps bắt đầu công việc xây dựng Kênh đào Panama của người Pháp.
1890 – Chính phủ Ý hợp nhất Eritrea thành một thuộc địa.
1892 – Đảo Ellis được mở cửa để bắt đầu đón nhận người nhập cư vào Hoa Kỳ.
1899 – Sự cai trị của Tây Ban Nha đối với Cuba chấm dứt theo Hiệp định với Hoa Kỳ.
1901 – Nigeria trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc.
1901 – Các thuộc địa New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Úc, Tasmania và Tây Úc liên bang hóa thành Thịnh vượng chung Úc; Edmund Barton được bổ nhiệm làm Thủ tướng Úc đầu tiên.
1911 – Lãnh thổ Bắc Úc được tách khỏi bang Nam Úc và được chuyển cho chính phủ Thịnh vương chung Úc quản lý.
1912 – Trung Hoa Dân Quốc chính thức được thành lập, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức Đại tổng thống lâm thời tại Tổng thống phủ ở Nam Kinh.
1916 – Quân đội đức Đức từ bỏ Jaunde và thuộc địa Cameroon cho quân Anh Quốc và bắt đầu cuộc hành quân kéo dài đến Guinea thuộc Tây Ban Nha.
1927 – Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận lịch Gregory: ngay sau ngày 18 tháng 12 năm 1926 (lịch Julius) là ngày 1 tháng 1 năm 1927 (lịch Gregory).
1934 – Đảo Alcatraz trở thành một nhà tù liên bang của Hoa Kỳ.
1946 – Thiên hoàng Chiêu Hòa của Nhật Bản ban bố Tuyên ngôn nhân gian, tuyên bố rằng Thiên hoàng không phải là thần thánh.
1947 – Các khu vực chiếm đóng của Anh Quốc và Hoa Kỳ tại Đức được hợp nhất để hình thành Bizone.
1948 – Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc được thành lập tại Hồng Kông.
1956 – Sudan giành được độc lập từ Ai Cập và Anh Quốc.
1957 – Chính thức kết thúc sự bảo hộ của Pháp đối với Saarland, lãnh thổ này hợp nhất vào Tây Đức.
1958 – Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thành lập.
1959 – Nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista bị lật đổ trong Cách mạng Cuba.
1960 – Cameroon giành được độc lập từ Pháp và Anh Quốc.
1962 – Samoa giành được độc lập từ New Zealand; đổi tên thành Nhà nước Độc lập Tây Samoa.
1966 – Sau một cuộc đảo chính, Đại tá Jean-Bédel Bokassa trở thành tổng thống của Cộng hòa Trung Phi.
1973 – Đan Mạch, Anh Quốc, và Ireland dược nhận vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
1979 – Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1981 – Hy Lạp được nhận vào Cộng đồng châu Âu.
1981 – Palau giành được quyền tự trị từ Hoa Kỳ.
1982 – Javier Pérez de Cuéllar trở thành người Mỹ Latinh đầu tiên nắm giữ cương vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
1983 – ARPANET chính thức chuyển sang dùng IP, hình thành nên Internet.
1984 – Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc.
1985 – DNS của Internet được hình thành.
1986 – Aruba độc lập từ Antille thuộc Hà Lan, song vẫn duy trì liên kết tự do với Hà Lan.
1986 – Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được nhận và Cộng đồng châu Âu.
1989 – Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn có hiệu lực.
1992 – Liên bang Nga chính thức được thành lập sau khi Liên Xô giải thể.
1993 – Tiệp Khắc chia thành 2 nước Cộng Hòa Séc và Slovakia.
1994 – Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực.
1995 – Tổ chức Thương mại Thế giới bắt đầu hoạt động.
1995 – Phần Lan, Áo và Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu.
1995 – Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu trở thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
1995 – Phát hiện ra sóng Draupner trên vùng Biển Bắc thuộc Na Uy, xác nhận sự tồn tại của Sóng độc.
1997 – Nhà ngoại giao người Ghana Kofi Annan được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
1998 – Nga bắt đầu lưu thông đồng Rúp mới nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy lòng tin.
1998 – Ngân hàng Trung ương Châu Âu được thành lập.
1999 – Bắt đầu bước thứ ba của Liên minh tiền tệ châu Âu, đồng Euro được đưa vào trong thanh toán chuyển khoản tại 11 quốc gia.
2002 – Đồng Euro trở thành tiền tệ hợp pháp tại 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
2002 – Trung Hoa Dân Quốc chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới với tên gọi Lĩnh vực thuế quan cá biệt Đài-Bành-Kim-Mã, gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc.
2004 – Ba Lan, Estonia, Latvia, Litva, Slovenia, Slovakia, Cyprus, Malta và Séc gia nhập Liên minh châu Âu.
2007 – România và Bulgaria gia nhập Liên minh châu Âu, Slovenia gia nhập khu vực đồng Euro.
2008 – Síp và Malta gia nhập Eurozone.
2010 – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc chính thức có hiệu lực
2010 – Một vụ đánh bom xe tự sát xảy ra tại Lakki Marwat, Pakistan, khiến 105 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Sinh
1430 – Giáo hoàng Alexanđê VI (m. 1503)
1484 – Ulrich Zwingli, mục sư và nhà thần học người Thụy Sĩ (m. 1531)
1693 – Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu, hoàng thái hậu của triều Thanh, tức 25 tháng 11 năm Nhâm Thân (m. 1777)
1814 – Hồng Tú Toàn, thủ lĩnh nổi dậy người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Quý Dậu (m. 1864)
1814 – Hermann von Lüderitz, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1889)
1823 – Sándor Petöfi, nhà thơ và nhà hoạt động chính trị người Hungary (m. 1849)
1853 – Karl von Einem, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1934)
1863 – Pierre de Coubertin, nhà sư phạm, nhà sử học người Pháp (d. 1937)
1864 – Tề Bạch Thạch, họa sĩ người Trung Quốc, tức 22 tháng 11 năm Quý Hợi (d. 1957)
1880 – Vajiravudh, quốc vương của Thái Lan (m. 1925)
1895 – J. Edgar Hoover, viên chức người Mỹ, giám đốc đầu tiên của FBI (m. 1972)
1897 – Phanxicô Trương Bửu Diệp, linh mục người Việt Nam (s. 1946)
1900 – Sugihara Chiune, nhà ngoại giao người Nhật Bản (m. 1986)
1910 – Nguyễn Thị Minh Khai, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1941)
1912 – Khertek Anchimaa-Toka, chính trị gia người Tuva-Liên Xô (m. 2008)
1914 – Nguyễn Chí Thanh, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 1967).
1917 – Đỗ Mậu, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 2002)
1919 – J. D. Salinger, tác gia người Mỹ (m. 2010)
1920 – Trần Quỳnh, chính trị gia người Việt Nam (m. 2005)
1923 – Nguyễn Đăng Bảy, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
1924 – Lê Hạnh, chính trị gia người Việt Nam
1927 – Vernon L. Smith, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1937 – Trần Kim Thạch, nhà địa chất học người Việt Nam (m. 2009)
1939 – Michèle Mercier, diễn viên người Pháp
1940 – Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ, nhạc công người Việt Nam
1941 – Martin Evans, nhà di truyền học người Anh, đoạt giải Nobel
1941 – Nguyễn Đăng Hưng, nhà cơ học người Việt Nam
1942 – Alassane Ouattara, chính trị gia người Bờ Biển Ngà, thủ tướng của Bờ Biển Ngà
1944 – Omar al-Bashir, chính trị gia người Sudan, tổng thống của Sudan
1946 – Roberto Rivelino, cầu thủ bóng đá Brasil
1947 – Từ Tiểu Phụng, ca sĩ người Hồng Kông
1951 – Takemiya Masaki, kỳ thủ cờ vây người Nhật Bản
1952 – Hamad bin Khalifa al-Thani, quân chủ của Qatar
1953 – Gary Johnson, chính trị gia người Mỹ
1956 – Christine Lagarde, chính trị gia người Pháp, Tổng giám độc IMF
1967 – Trần Cẩm Hồng, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông
1968 – Davor Šuker, cầu thủ bóng đá người Croatia
1972 – Lilian Thuram, cầu thủ bóng đá Pháp
1975 – Oda Eiichiro, họa sĩ truyện tranh người Nhật Bản
1977 – Hasan Salihamidžic, cầu thủ bóng đá người Bosnia
1977 – Ngôn Thừa Húc, diễn viên và ca sĩ người Đài Loan
1979 – Phạm Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam
1982 – Hòa Hiệp, diễn viên người Việt Nam
1984 – Dương Triệu Vũ, ca sĩ người Việt Nam
1984 – José Paolo Guerrero, cầu thủ bóng đá người Peru
1986 – Lee Sungmin, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Hàn Quốc
1992 – Jack Wilshere, cầu thủ bóng đá người Anh
1992 – Nguyễn Ngọc Kiều Khanh, người đẹp Việt-Đức
1992 – Mạc Hồng Quân, cầu thủ bóng đá người Việt Nam

Mất
379 – Basil Cả, giám mục người Hy Lạp (s. 329)
898 – Eudes I, quốc vương của Pháp (s. 860)
1515 – Louis XII, quốc vương của Pháp (s. 1462)
1560 – Joachim du Bellay, nhà thơ người Pháp (s. 1522)
1748 – Johann Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ (s. 1667)
1766 – James Francis Edward Stuart, người yêu cầu vương vị của Anh (s. 1688)
1782 – Johann Christian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1735)
1894 – Heinrich Rudolf Hertz, nhà vật lý học người Đức (s. 1857)
1931 – Martinus Beijerinck, nhà vi trùng học và thực vật học người Hà Lan (s. 1851)
1992 – Grace Hopper, nhà khoa học máy tính và sĩ quan hải quân Hoa Kỳ (s. 1906)
1995 – Eugene Wigner, nhà vật lý học và toán học người Hungaria-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902)
2006 – Trần Xuân Bách, chính trị gia người Việt Nam (s. 1924)
2009 – Helen Suzman, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc người Nam Phi (s. 1917)
2014 – Hà Thanh, ca sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1937).
NoName.89 - 05/03/2016 02:57:24
Trả lời
1 1
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã