Trả lời
Ngày 04-02 thuộc cung Bảo Bình - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 4 tháng 2 là Ngày Ung thư thế giới.
Ngày 4 tháng 2 là ngày thứ 35 trong năm (lịch Gregory). Còn 330 ngày trong năm (331 ngày trong năm nhuận).
Ngày Ung thư thế giới
Ngày ung thư thế giới là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh.
Ngày ung thư thế giới được Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất làm ngày lễ quốc tế để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư Thế giới năm 2008. Mục tiêu chính của ngày Ung thư Thế giới là làm giảm đáng kể số người tử vong và mắc các căn bệnh ung thư tới năm 2020.
Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế điều hành tổ chức Ngày Ung thư thế giới, với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia. Cho đến nay, trọng tâm của Ngày này là công tác phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư ở trẻ em.
Hiện tình bệnh ung thư
Mỗi năm, 12,7 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có 1 chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế quản. Xu hướng này đang ngày càng tăng. Các chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết vì nó. Những việc phòng ngừa đúng cách và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm.
Vào Ngày ung thư thế giới năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu, và đề nghị cha mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các cháu: "Lối sống sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình, mà còn của con trẻ của mình... Một sự thay đổi lối sống lâu dài là có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư".
Lời khuyên cho một cuộc sống lành mạnh:
1. Tránh hút thuốc và khói
2. Giảm tiêu thụ rượu
3. Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4. Không sử dụng phòng tắm nắng (tanning bed) dùng tia tử ngoại.
5. Bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
6. Vận động và tập thể dục thường xuyên.
7. Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad.
8. Tránh thừa cân.
9. Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
10. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.
Sự kiện ngày 4 tháng 2
266 – Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán sai sứ giả dâng hoàng đế tỉ, thiện vị cho Tấn vương Tư Mã Viêm, kết thúc triều Tào Ngụy, tức ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu.
960 – Sau khi tiến hành binh biến và buộc Hoàng đế Hậu Chu Sài Tông Huấn phải thiện vị, Tiết độ sứ Triệu Khuông Dận xưng đế, đặt quốc hiệu là Tống, tức ngày Ất Tị (5) tháng 1 năm Canh Thân.
1276 – Tại Lâm An, Tống Cung Đế dâng truyền quốc tỷ cho quân Nguyên và bỏ đế hiệu, tức ngày Giáp Thân (18) tháng 1 năm Bính Tý.
1567 – Dụ vương Chu Tái Hậu tức hoàng đế vị, trở thành hoàng đế thứ 13 của triều Minh, tức Mục Tông hay Long Khánh Đế, tức ngày Nhâm Tý (26) tháng 12 năm Bính Dần.
1703 – Tại Edo, Bốn mươi bảy Ronin tự sát theo nghi thức Seppuku.
1789 – George Washington được Đại cử tri đoàn nhất trí bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên.
1794 – Cơ quan lập pháp Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn bộ lãnh thổ Pháp. Tuy nhiên, chế độ nô lệ được tái lập tại Tây Ấn thuộc Pháp vào năm 1802.
1899 – Câu lạc bộ thể thao SV Werder Bremen được thành lập với tên gọi Fußballverein Werder bởi một nhóm gồm 16 học sinh trung học hướng nghiệp.
1932 – Chiến tranh Trung-Nhật: Cáp Nhĩ Tân thất thủ trước Quân đội Đế quốc Nhật Bản.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Sa mạc Tây tại Bắc Phi kết thúc với thắng lợi của Đồng Minh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Yalta với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc (Churchill, Roosevelt, và Stalin) được tổ chức tại cung điện Livadia gần thành phố Yalta, Ukraina, Liên Xô.
1948 – Ceylon (sau đổi tên thành Sri Lanka) trở thành quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh.
1969 – Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Ủy ban điều hành tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
1977 – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam giải thể.
1980 – Giáo chủ Ruhollah Khomeini bổ nhiệm Abolhassan Banisadr làm tổng thống của Iran.
2003 – Cộng hoà Liên bang Nam Tư được chính thức đổi tên thành Serbia và Montenegro và thông qua bản hiến pháp mới.
2004 – Mạng xã hội Facebook được thành lập bởi Mark Zuckerberg.
Sinh
742 - Charlemagne,vua
1553 – Mori Terumoto, đại danh người Nhật Bản, tức 22 tháng 1 năm Quý Sửu (m. 1625)
1778 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà thực vật học người Thụy Sỹ (m. 1841)
1795 – Jakob von Hartmann, tướng lĩnh người Đức (m. 1873)
1804 – Philipp Carl von Canstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1877)
1841 – Clément Ader, nhà phát minh, kỹ sư người Pháp (m. 1925)
1847 – Remus von Woyrsch, Thống chế Phổ (m. 1920)
1871 – Friedrich Ebert, Tổng thống Đức (m. 1925)
1872 – Gotse Delchev, nhà cách mạng người Macedonia (m. 1903)
1875 – Ludwig Prandtl, nhà vật lý học người Đức (m. 1953)
1881 – Kliment Voroshilov, Nguyên soái Liên Xô, tức 23 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1969)
1896 – Friedrich Hund, nhà vật lý học người Đức (m. 1997)
1897 – Ludwig Erhard, Thủ tướng Tây Đức (m. 1977)
1902 – Charles Lindbergh, phi công và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1974)
1904 – Đặng Dĩnh Siêu, chính trị gia người Trung Quốc (m. 1992)
1911 – Trần Tiến, võ sư người Việt Nam (m. 2011)
1921 – Lotfi A. Zadeh, nhà toán học, nhà khoa học máy tính người Azerbaijan-Mỹ
1923 – Conrad Bain, diễn viên người Canada-Mỹ (m. 2013)
1925 – Đinh Xuân Lâm, sử gia người Việt Nam
1925 – Stanley Karnow, nhà báo, sử gia người Mỹ (m. 2013)
1928 – Kim Yong-nam, chính trị gia người Triều Tiên
1953 – Kitaro, nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1975 – Lưu Chí Hàn, diễn viên người Đài Loan
1978 – Đoan Trang, ca sĩ người Việt Nam
1978 – Thúy Hạnh, người mẫu người Việt Nam
1982 – Kimberly Wyatt, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Mỹ (The Pussycat Dolls)
1989 – Shogo Suzuki, diễn viên, nhạc sĩ người Nhật Bản
Mất
211 – Septimius Severus, Hoàng đế La Mã (s. 145)
708 – Giáo hoàng Sisinniô (s. 650)
1843 – Theodoros Kolokotronis, tướng lĩnh người Hy Lạp (s. 1770)
1894 – Adolphe Sax, nhà thiết kế nhạc khí người Bỉ, phát minh Saxophone (s. 1814)
1906 – Maximilian von Hagenow, tướng lĩnh người Đức (s. 1844)
1928 – Hendrik Lorentz, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1853)
1928 – Fritz Raschig, nhà hóa học, chính trị gia người Đức (s. 1863)
1971 – Nguyễn Vỹ, nhà báo, nhà thơ người Việt Nam (s. 1912)
1983 – Karen Carpenter, ca sĩ và tay trống người Mỹ (The Carpenters) (s. 1950)
1987 – Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ (s. 1902)
1992 – Lisa Fonssagrives, người mẫu người Thụy Điển (s. 1911)
2001 – Iannis Xenakis, nhà soạn nhạc và kiến trúc sư người Hy Lạp (s. 1922)
2002 – Nông Quốc Chấn, nhà văn người Việt Nam (s. 1923)
2002 – Sigvard Bernadotte, nhà thiết kế công nghiệp, thành viên vương thất Thụy Điển (s. 1907)
2012 – Xuân Tâm, nhà thơ người Việt Nam (s. 1916).
Ngày 4 tháng 2 là ngày thứ 35 trong năm (lịch Gregory). Còn 330 ngày trong năm (331 ngày trong năm nhuận).
Ngày Ung thư thế giới
Ngày ung thư thế giới là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh.
Ngày ung thư thế giới được Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất làm ngày lễ quốc tế để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư Thế giới năm 2008. Mục tiêu chính của ngày Ung thư Thế giới là làm giảm đáng kể số người tử vong và mắc các căn bệnh ung thư tới năm 2020.
Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế điều hành tổ chức Ngày Ung thư thế giới, với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia. Cho đến nay, trọng tâm của Ngày này là công tác phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư ở trẻ em.
Hiện tình bệnh ung thư
Mỗi năm, 12,7 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có 1 chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế quản. Xu hướng này đang ngày càng tăng. Các chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết vì nó. Những việc phòng ngừa đúng cách và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm.
Vào Ngày ung thư thế giới năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu, và đề nghị cha mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các cháu: "Lối sống sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình, mà còn của con trẻ của mình... Một sự thay đổi lối sống lâu dài là có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư".
Lời khuyên cho một cuộc sống lành mạnh:
1. Tránh hút thuốc và khói
2. Giảm tiêu thụ rượu
3. Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4. Không sử dụng phòng tắm nắng (tanning bed) dùng tia tử ngoại.
5. Bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
6. Vận động và tập thể dục thường xuyên.
7. Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad.
8. Tránh thừa cân.
9. Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
10. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.
Sự kiện ngày 4 tháng 2
266 – Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán sai sứ giả dâng hoàng đế tỉ, thiện vị cho Tấn vương Tư Mã Viêm, kết thúc triều Tào Ngụy, tức ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu.
960 – Sau khi tiến hành binh biến và buộc Hoàng đế Hậu Chu Sài Tông Huấn phải thiện vị, Tiết độ sứ Triệu Khuông Dận xưng đế, đặt quốc hiệu là Tống, tức ngày Ất Tị (5) tháng 1 năm Canh Thân.
1276 – Tại Lâm An, Tống Cung Đế dâng truyền quốc tỷ cho quân Nguyên và bỏ đế hiệu, tức ngày Giáp Thân (18) tháng 1 năm Bính Tý.
1567 – Dụ vương Chu Tái Hậu tức hoàng đế vị, trở thành hoàng đế thứ 13 của triều Minh, tức Mục Tông hay Long Khánh Đế, tức ngày Nhâm Tý (26) tháng 12 năm Bính Dần.
1703 – Tại Edo, Bốn mươi bảy Ronin tự sát theo nghi thức Seppuku.
1789 – George Washington được Đại cử tri đoàn nhất trí bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên.
1794 – Cơ quan lập pháp Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn bộ lãnh thổ Pháp. Tuy nhiên, chế độ nô lệ được tái lập tại Tây Ấn thuộc Pháp vào năm 1802.
1899 – Câu lạc bộ thể thao SV Werder Bremen được thành lập với tên gọi Fußballverein Werder bởi một nhóm gồm 16 học sinh trung học hướng nghiệp.
1932 – Chiến tranh Trung-Nhật: Cáp Nhĩ Tân thất thủ trước Quân đội Đế quốc Nhật Bản.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Sa mạc Tây tại Bắc Phi kết thúc với thắng lợi của Đồng Minh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Yalta với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc (Churchill, Roosevelt, và Stalin) được tổ chức tại cung điện Livadia gần thành phố Yalta, Ukraina, Liên Xô.
1948 – Ceylon (sau đổi tên thành Sri Lanka) trở thành quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh.
1969 – Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Ủy ban điều hành tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
1977 – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam giải thể.
1980 – Giáo chủ Ruhollah Khomeini bổ nhiệm Abolhassan Banisadr làm tổng thống của Iran.
2003 – Cộng hoà Liên bang Nam Tư được chính thức đổi tên thành Serbia và Montenegro và thông qua bản hiến pháp mới.
2004 – Mạng xã hội Facebook được thành lập bởi Mark Zuckerberg.
Sinh
742 - Charlemagne,vua
1553 – Mori Terumoto, đại danh người Nhật Bản, tức 22 tháng 1 năm Quý Sửu (m. 1625)
1778 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà thực vật học người Thụy Sỹ (m. 1841)
1795 – Jakob von Hartmann, tướng lĩnh người Đức (m. 1873)
1804 – Philipp Carl von Canstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1877)
1841 – Clément Ader, nhà phát minh, kỹ sư người Pháp (m. 1925)
1847 – Remus von Woyrsch, Thống chế Phổ (m. 1920)
1871 – Friedrich Ebert, Tổng thống Đức (m. 1925)
1872 – Gotse Delchev, nhà cách mạng người Macedonia (m. 1903)
1875 – Ludwig Prandtl, nhà vật lý học người Đức (m. 1953)
1881 – Kliment Voroshilov, Nguyên soái Liên Xô, tức 23 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1969)
1896 – Friedrich Hund, nhà vật lý học người Đức (m. 1997)
1897 – Ludwig Erhard, Thủ tướng Tây Đức (m. 1977)
1902 – Charles Lindbergh, phi công và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1974)
1904 – Đặng Dĩnh Siêu, chính trị gia người Trung Quốc (m. 1992)
1911 – Trần Tiến, võ sư người Việt Nam (m. 2011)
1921 – Lotfi A. Zadeh, nhà toán học, nhà khoa học máy tính người Azerbaijan-Mỹ
1923 – Conrad Bain, diễn viên người Canada-Mỹ (m. 2013)
1925 – Đinh Xuân Lâm, sử gia người Việt Nam
1925 – Stanley Karnow, nhà báo, sử gia người Mỹ (m. 2013)
1928 – Kim Yong-nam, chính trị gia người Triều Tiên
1953 – Kitaro, nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1975 – Lưu Chí Hàn, diễn viên người Đài Loan
1978 – Đoan Trang, ca sĩ người Việt Nam
1978 – Thúy Hạnh, người mẫu người Việt Nam
1982 – Kimberly Wyatt, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Mỹ (The Pussycat Dolls)
1989 – Shogo Suzuki, diễn viên, nhạc sĩ người Nhật Bản
Mất
211 – Septimius Severus, Hoàng đế La Mã (s. 145)
708 – Giáo hoàng Sisinniô (s. 650)
1843 – Theodoros Kolokotronis, tướng lĩnh người Hy Lạp (s. 1770)
1894 – Adolphe Sax, nhà thiết kế nhạc khí người Bỉ, phát minh Saxophone (s. 1814)
1906 – Maximilian von Hagenow, tướng lĩnh người Đức (s. 1844)
1928 – Hendrik Lorentz, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1853)
1928 – Fritz Raschig, nhà hóa học, chính trị gia người Đức (s. 1863)
1971 – Nguyễn Vỹ, nhà báo, nhà thơ người Việt Nam (s. 1912)
1983 – Karen Carpenter, ca sĩ và tay trống người Mỹ (The Carpenters) (s. 1950)
1987 – Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ (s. 1902)
1992 – Lisa Fonssagrives, người mẫu người Thụy Điển (s. 1911)
2001 – Iannis Xenakis, nhà soạn nhạc và kiến trúc sư người Hy Lạp (s. 1922)
2002 – Nông Quốc Chấn, nhà văn người Việt Nam (s. 1923)
2002 – Sigvard Bernadotte, nhà thiết kế công nghiệp, thành viên vương thất Thụy Điển (s. 1907)
2012 – Xuân Tâm, nhà thơ người Việt Nam (s. 1916).
NoName.161 - 19/03/2016 08:36:23
Trả lời
Tags: ngày 4 tháng 2 là ngày gì,ngày 4 tháng 2,sự kiện 4 tháng 2,sự kiện ngày 4 tháng 2,sự kiện 4/2,sự kiện 4-2,ngày 04-02,04-02,Ngày Ung thư thế giới,Ngày Ung thư thế giới là ngày nào,Ngày Ung thư thế giới 4 tháng 2,Ngày Ung thư thế giới mùng 4 tháng 2,ngày 4 tháng 2 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 4 tháng 2 thuộc cung gì,ngày 4 tháng 2 thuộc cung nào,ngày 4 tháng 2 là cung nào
Ngày khác: