Trả lời
Ngày 05-06 thuộc cung Song Tử - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 5 tháng 6 là ngày:
- Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05-06-1911).
- Ngày Môi trường thế giới (World Environment Day - WED)
- Ngày thứ 156 (157 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 209 ngày trong năm.
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 05 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn xưa) trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Tại Việt Nam, ngày 05 tháng 6 hàng năm được tôn vinh là dịp lớn cùng với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kỷ niệm dịp này, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.
Nguyễn Tất Thành, năm 1911
Trên chiếc tàu Pháp La-tút-sơ Tơ-rê-vin này, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên lúc đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước
Bến Nhà Rồng cũ (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh) tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ xuất phát đi nước ngoài
Hoàn cảnh
Ở giai đoạn này, Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Chính quyền thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.
Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho biết:
"Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy" - Hồ Chí Minh.
Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.
Lịch trình
Bắt đầu từ Huế, tháng 5 năm 1909, Nguyễn Tất Thành xuất phát từ Huế và đi theo cha ông là Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.
Tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.
Sau khi cha ông là Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết.
Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết.
Có một mẫu chuyện về Hồ Chí Minh do Trần Dân Tiên (được nhiều học giả cho là một bút danh của chính Hồ Chí Minh) thuật lại về Hồ Chí Minh liên quan đến việc Nguyễn Tất Thành bàn với một người bạn thân về chuyện ông muốn đi nước ngoài và rủ rê anh này đi theo. Nội dung câu chuyện được kể lại như sau:
- Nguyễn Tất Thành: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?
- Anh bạn: Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi??,
- Nguyễn Tất Thành (vừa nói vừa giơ hai bàn tay): Đây, tiền đây! Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi, anh cùng đi với tôi chứ?.
Anh bạn đó nhận lời nhưng sau này không tham gia chuyến đi.
Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng Anh có thể làm được việc gì? ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó Viên thuyền trưởng nhận Hồ Chí Minh làm phụ bếp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Hồ Chí Minh được lãnh là Lương là 50 phơ-răng Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.
Mô hình tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville nơi Nguyễn Tất Thành đi Pháp
Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Hồ Chí Minh trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville với hai bàn tay trắng và khát vọng cháy bỏng tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi" và ông đã chấp nhận làm bồi tàu lênh đênh trên sóng nước "để đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi những đất tự do, những trời nô lệ".
Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và lần đầu tiên ông đặt chân lên nước Pháp.
Vào tháng 9, ông đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Lễ Kỷ niệm
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước được diễn ra rộng rãi trên phạm vi cả nước Việt Nam nhưng những hoạt động chính lại diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vì đây là địa phương diễn ra sự kiện lịch sử này. Tới dự lễ có lãnh đạo của Thành phố, các vị lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, các thành phần dân tộc, một số đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh....
Các hoạt động kỉ niệm diễn ra tại bến cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh.... với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, như mít tinh, múa hát, họp mặt truyền thống, hội thảo, tiến hành dâng hương, dâng hoa tại bảo tàng, báo công, tham quan các triển lãm, trưng bày hiện vật, hình ảnh.... có nhiều hoạt động dành cho thiếu nhi cũng được tổ chức trong ngày hôm nay nhằm giúp đối tượng này hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đồng thời là dịp để cho mỗi đoàn viên, thanh niên ôn lại lịch sử, nhớ về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của ông, nhìn nhận đánh giá sâu hơn về tầm vóc, ý nghĩa to lớn của một sự kiện lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với phong trào cách mạng thế giới.
Thuyết minh, giới thiệu về hành trình của Hồ Chí Minh
Nhận định
Các báo đài trong nước cho rằng, cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một bước ngoặc lớn của cách mạng, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, mà sau này là biểu tượng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong cuộc tái thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
Nhận định về sự kiện này, ông Lê Thanh Hải cho rằng:
"Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã tạo nên những bước ngoặc lớn trong cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20" - Lê Thanh Hải.
Học giả William J. Duiker trong quyển tiểu sử Ho Chi Minh: A Life cho rằng những người viết ca ngợi Hồ Chí Minh đã làm lớn chuyện vài ba lời nói của Hồ Chí Minh về việc ra đi "tìm đường cứu nước" nhưng với thói quen phóng đại các sự kiện trong đời mình của Hồ Chí Minh, người ta nên hoài nghi đến những lời nói đó. Dù sao đi nữa, Duiker cho rằng khi rời Sài Gòn năm 1911, ông chắc chắn đã có đầy lòng yêu nước và biết rõ những việc bất công của chính quyền thực dân đối với đồng bào mình.
Trong Văn hóa
Nhà thơ Chế Lan Viên có bài thơ: Người đi tìm hình của nước, mô tả việc Hồ Chí Minh lên tàu đi nước ngoài như:
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Trong âm nhạc, để ghi nhận sự kiện này, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có sáng tác bài hát: Dấu chân phía trước trong đó với những câu hát mô tả như:
Khi tôi còn là hạt bụi
Người đã lên tàu đi xa
Khi quê hương còn chìm nổi.
Người đã lên tàu đi xa.
Khi tôi còn là hạt bụi.
Người đã lên tàu đi xa.
Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt
Bước chân Bác đặt chốn này.
Nhạc sĩ Cao Việt Bách cũng sáng tác bài hát có tên: Tiếng hát từ thành phố mang tên người trong đó đoạn đầu có mô tả về sự kiện này.
Từ thành phố này người đã ra đi
Bao năm mơ ước đón người trở về
Nhạc sĩ Thuận Yến có sáng tác bài Miền Trung nhớ bác trong đó có nêu về chi tiết Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước:
Đường Miền Trung non xanh nước biếc
Xin hỏi đường nào Bác đã qua đây
Khi Bác tìm đường cứu nước ai hay
Trời Bình Khê xanh trong bát ngát
Lưu luyến một chiều Bác đến thăm Cha
Chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa
Biển Phan Thiết đêm đêm sóng hát
Khúc tiễn đưa Bác đến bến Nhà Rồng
Biển muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong.
Ngày Môi trường thế giới
Ngày Môi trường Thế giới (tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt: WED). Ngày Môi trường thế giới được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự kiện này.
Ngày Môi trường Thế giới World Environment Day (WED)
Tên chính thức: UN World Environment Day
Tên gọi khác: Eco Day / Environment Day/ WED
Bắt đầu: Ngày 5 tháng 6 năm 1972
Tổ chức kỷ niệm
Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Các thành phố đăng cai tổ chức các hoạt động quốc tế nhân Ngày Môi trường Thế giới:
Một số hình ảnh
Lễ hội môi trường năm 2011 trước Cổng Brandenburg, Đức
Ngày Môi trường Thế giới năm 2011 tại Donetsk, Ukraine
Đạp xe vì môi trường
Trồng cây Ngày môi trường năm 2012 tại Konso - Ethiopia.
Thông tin chung
Ngày 5 tháng 6 là ngày thứ 156 (157 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 209 ngày trong năm.
Sự kiện ngày này
1837 – Houston được hợp nhất thành một đô thị của nước Cộng hòa Texas.
1862 - Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Pháp và triều đình Đại Nam, cắt nhường 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp.
1911 - Nguyễn Tất Thành xuất dương dưới tên gọi là Văn Ba, lên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với nghề phụ bếp. Sau này được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
1947 – Phát biểu tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Marshall kêu gọi viện trợ kinh tế cho châu Âu, một lục địa đang kiệt quệ sau chiến tranh.
1951 - Quốc trưởng Bảo Đại thành lập Sở Du lịch Quốc gia Việt Nam.
1967 – Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu khi Israel bất ngờ tấn công các sân bay của Ai Cập.
1975 – Kênh đào Suez mở cửa lần đầu sau Chiến tranh Sáu ngày.
Sinh
1951 - Lê Dung, ca sĩ nhạc cổ điển người Việt Nam
1984 - Cécilia Cara, nữ diễn viên Pháp
1987 - Lara Bingle, người mẫu Áo
1995 - Troye Sivan, diễn viên, ca sĩ người Úc
Mất
1316 - Vua Louis X của Pháp (s. 1289)
1383 - Hoàng tử Dmitry Konstantinovich của Nga (s. 1324).
- Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05-06-1911).
- Ngày Môi trường thế giới (World Environment Day - WED)
- Ngày thứ 156 (157 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 209 ngày trong năm.
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 05 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn xưa) trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Tại Việt Nam, ngày 05 tháng 6 hàng năm được tôn vinh là dịp lớn cùng với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm kỷ niệm dịp này, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.
Nguyễn Tất Thành, năm 1911
Trên chiếc tàu Pháp La-tút-sơ Tơ-rê-vin này, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên lúc đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước
Bến Nhà Rồng cũ (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh) tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ xuất phát đi nước ngoài
Hoàn cảnh
Ở giai đoạn này, Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Chính quyền thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả khả quan. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi trước đều bị kết thúc bằng những thất bại trong đau khổ, do đó ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.
Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho biết:
"Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy" - Hồ Chí Minh.
Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.
Lịch trình
Bắt đầu từ Huế, tháng 5 năm 1909, Nguyễn Tất Thành xuất phát từ Huế và đi theo cha ông là Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.
Tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.
Sau khi cha ông là Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết.
Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết.
Có một mẫu chuyện về Hồ Chí Minh do Trần Dân Tiên (được nhiều học giả cho là một bút danh của chính Hồ Chí Minh) thuật lại về Hồ Chí Minh liên quan đến việc Nguyễn Tất Thành bàn với một người bạn thân về chuyện ông muốn đi nước ngoài và rủ rê anh này đi theo. Nội dung câu chuyện được kể lại như sau:
- Nguyễn Tất Thành: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?
- Anh bạn: Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi??,
- Nguyễn Tất Thành (vừa nói vừa giơ hai bàn tay): Đây, tiền đây! Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi, anh cùng đi với tôi chứ?.
Anh bạn đó nhận lời nhưng sau này không tham gia chuyến đi.
Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng Anh có thể làm được việc gì? ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó Viên thuyền trưởng nhận Hồ Chí Minh làm phụ bếp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Hồ Chí Minh được lãnh là Lương là 50 phơ-răng Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.
Mô hình tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville nơi Nguyễn Tất Thành đi Pháp
Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Hồ Chí Minh trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville với hai bàn tay trắng và khát vọng cháy bỏng tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi" và ông đã chấp nhận làm bồi tàu lênh đênh trên sóng nước "để đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi những đất tự do, những trời nô lệ".
Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và lần đầu tiên ông đặt chân lên nước Pháp.
Vào tháng 9, ông đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Lễ Kỷ niệm
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước được diễn ra rộng rãi trên phạm vi cả nước Việt Nam nhưng những hoạt động chính lại diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vì đây là địa phương diễn ra sự kiện lịch sử này. Tới dự lễ có lãnh đạo của Thành phố, các vị lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, các thành phần dân tộc, một số đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh....
Các hoạt động kỉ niệm diễn ra tại bến cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh.... với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, như mít tinh, múa hát, họp mặt truyền thống, hội thảo, tiến hành dâng hương, dâng hoa tại bảo tàng, báo công, tham quan các triển lãm, trưng bày hiện vật, hình ảnh.... có nhiều hoạt động dành cho thiếu nhi cũng được tổ chức trong ngày hôm nay nhằm giúp đối tượng này hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đồng thời là dịp để cho mỗi đoàn viên, thanh niên ôn lại lịch sử, nhớ về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của ông, nhìn nhận đánh giá sâu hơn về tầm vóc, ý nghĩa to lớn của một sự kiện lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với phong trào cách mạng thế giới.
Thuyết minh, giới thiệu về hành trình của Hồ Chí Minh
Nhận định
Các báo đài trong nước cho rằng, cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một bước ngoặc lớn của cách mạng, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, mà sau này là biểu tượng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong cuộc tái thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
Nhận định về sự kiện này, ông Lê Thanh Hải cho rằng:
"Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã tạo nên những bước ngoặc lớn trong cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20" - Lê Thanh Hải.
Học giả William J. Duiker trong quyển tiểu sử Ho Chi Minh: A Life cho rằng những người viết ca ngợi Hồ Chí Minh đã làm lớn chuyện vài ba lời nói của Hồ Chí Minh về việc ra đi "tìm đường cứu nước" nhưng với thói quen phóng đại các sự kiện trong đời mình của Hồ Chí Minh, người ta nên hoài nghi đến những lời nói đó. Dù sao đi nữa, Duiker cho rằng khi rời Sài Gòn năm 1911, ông chắc chắn đã có đầy lòng yêu nước và biết rõ những việc bất công của chính quyền thực dân đối với đồng bào mình.
Trong Văn hóa
Nhà thơ Chế Lan Viên có bài thơ: Người đi tìm hình của nước, mô tả việc Hồ Chí Minh lên tàu đi nước ngoài như:
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Trong âm nhạc, để ghi nhận sự kiện này, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có sáng tác bài hát: Dấu chân phía trước trong đó với những câu hát mô tả như:
Khi tôi còn là hạt bụi
Người đã lên tàu đi xa
Khi quê hương còn chìm nổi.
Người đã lên tàu đi xa.
Khi tôi còn là hạt bụi.
Người đã lên tàu đi xa.
Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt
Bước chân Bác đặt chốn này.
Nhạc sĩ Cao Việt Bách cũng sáng tác bài hát có tên: Tiếng hát từ thành phố mang tên người trong đó đoạn đầu có mô tả về sự kiện này.
Từ thành phố này người đã ra đi
Bao năm mơ ước đón người trở về
Nhạc sĩ Thuận Yến có sáng tác bài Miền Trung nhớ bác trong đó có nêu về chi tiết Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước:
Đường Miền Trung non xanh nước biếc
Xin hỏi đường nào Bác đã qua đây
Khi Bác tìm đường cứu nước ai hay
Trời Bình Khê xanh trong bát ngát
Lưu luyến một chiều Bác đến thăm Cha
Chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa
Biển Phan Thiết đêm đêm sóng hát
Khúc tiễn đưa Bác đến bến Nhà Rồng
Biển muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong.
Ngày Môi trường thế giới
Ngày Môi trường Thế giới (tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt: WED). Ngày Môi trường thế giới được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự kiện này.
Ngày Môi trường Thế giới World Environment Day (WED)
Tên chính thức: UN World Environment Day
Tên gọi khác: Eco Day / Environment Day/ WED
Bắt đầu: Ngày 5 tháng 6 năm 1972
Tổ chức kỷ niệm
Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Ngày Môi trường thế giới đã chính thức được công bố bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme). Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.
Các thành phố đăng cai tổ chức các hoạt động quốc tế nhân Ngày Môi trường Thế giới:
Một số hình ảnh
Lễ hội môi trường năm 2011 trước Cổng Brandenburg, Đức
Ngày Môi trường Thế giới năm 2011 tại Donetsk, Ukraine
Đạp xe vì môi trường
Trồng cây Ngày môi trường năm 2012 tại Konso - Ethiopia.
Thông tin chung
Ngày 5 tháng 6 là ngày thứ 156 (157 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 209 ngày trong năm.
Sự kiện ngày này
1837 – Houston được hợp nhất thành một đô thị của nước Cộng hòa Texas.
1862 - Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Pháp và triều đình Đại Nam, cắt nhường 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp.
1911 - Nguyễn Tất Thành xuất dương dưới tên gọi là Văn Ba, lên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với nghề phụ bếp. Sau này được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
1947 – Phát biểu tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Marshall kêu gọi viện trợ kinh tế cho châu Âu, một lục địa đang kiệt quệ sau chiến tranh.
1951 - Quốc trưởng Bảo Đại thành lập Sở Du lịch Quốc gia Việt Nam.
1967 – Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu khi Israel bất ngờ tấn công các sân bay của Ai Cập.
1975 – Kênh đào Suez mở cửa lần đầu sau Chiến tranh Sáu ngày.
Sinh
1951 - Lê Dung, ca sĩ nhạc cổ điển người Việt Nam
1984 - Cécilia Cara, nữ diễn viên Pháp
1987 - Lara Bingle, người mẫu Áo
1995 - Troye Sivan, diễn viên, ca sĩ người Úc
Mất
1316 - Vua Louis X của Pháp (s. 1289)
1383 - Hoàng tử Dmitry Konstantinovich của Nga (s. 1324).
NoName.32 - 29/02/2016 06:55:31
Trả lời
thật là thú zị : )
OͦͦMͫ_Phuonh ang - 05/06/2021 16:29:36
Trả lời
Tags: ngày 5 tháng 6 là ngày gì,ngày 5 tháng 6,sự kiện 5 tháng 6,sự kiện ngày 5 tháng 6,sự kiện 5/6,sự kiện 5-6,ngày 05-06,05-06,Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước,Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là ngày nào,Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 05-06-1911,5 tháng 6 năm 1911,ngày 5 tháng 6 năm 1911,bác hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào,nơi bác hồ ra đi tìm đường cứu nước,World Environment Day,WED,WED là gì,UN World Environment Day,Eco Day,Environment Day,Eco Day là gì,Environment Day là gì,ngày 5 tháng 6 năm 1972,5/6/1972,ngày 5 tháng 6 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 5 tháng 6 thuộc cung gì,ngày 5 tháng 6 thuộc cung nào,ngày 5 tháng 6 là cung nào
Ngày khác: