Ngày 9 tháng 5 là ngày gì?

5.172 lượt xem
Trả lời
Ngày 09-05 thuộc cung Kim Ngưu - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 9 tháng 5 là ngày:
- Ngày Chim Di cư thế giới (World Migratory Bird Day), từ 9 đến 10 tháng 5.
- Ngày thứ 129 (130 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 236 ngày trong năm.

Ngày Chim di cư ngày Thế giới
Ngày Chim di cư ngày Thế giới (World Migratory Bird Day - WMBD) được khởi xướng vào năm 2006 và là một chiến dịch nâng cao nhận thức về sự cần thiết cho việc bảo tồn các loài chim di cư và môi trường sống của chúng. Mỗi năm, vào cuối tuần thứ hai của tháng 5, người dân trên thế giới có các hành động và tổ chức các sự kiện công cộng như lễ hội chim, các chương trình giáo dục, triển lãm và du ngoạn xem các đoàn chim di cư để hưởng ứng ngày này. Tuy nhiên, các quốc gia hoặc khu vực khác nhau được khuyến khích tổ chức vào các thời điểm thích hợp nhất đối với khu vực đó tùy thuộc vào thời điểm chim di cư ở quốc gia khu vực đó.
Hoạt động tổ chức ngày Chim di cư thế giới diễn ra ở nhiều nước và nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu và thống nhất bởi một chủ đề chung.

Chiến dịch toàn cầu được tổ chức bởi 2 hiệp ước về động vật hoang dã quốc tế được quản lý bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (Unied Nations Environment Programme) – Công ước về Bảo tồn các loài động vật hoang dã di trú (Conservation of Migratory Species), và Hiệp ước bảo tồn chim di cư Á-Âu-Phi (African-Eurasian Migratory Waterbird Agreement).

Hiệp ước Chim nước di cư Á-Âu-Phi (UNEP/AEWA) – một hiệp định về môi trường được quản lý bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) – đã nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 vào năm 2005 để khởi đầu Ngày Chim di cư (MWD) và đã được tổ chức tại Châu Phi, Châu Âu và một số nơi ở Châu Á. Khi sự kiện này được đón nhận nồng nhiệt ở khu vực Á-Âu-Phi, ý tưởng về mở rộng phạm vi thành một ngày kỷ niệm để tán dương việc di trú và tất cả các loài chim di trú, gồm cả chim nước trên phạm vi toàn cầu đã nảy sinh.

Do đó, Ngày Chim di cư Thế giới đầu tiên được tổ chức bởi Ban Thư ký của Hiệp ước về Chim nước di cư liên châu Phi – Á – Âu (UNEP/AEWA) và Ban Thư ký Công ước về các loài di cư (UNEP/CMS) vào cuối tuần ngày 8 và 9 tháng 4 năm 2006 tại Khu Bảo tồn động vật hoang dã nổi tiếng "Ole Ari Nyiro" của bà Kuki Gallmann ở Laikipia, Kenya. Sự kiện khai trương chính được gọi là WINGS lấy cảm hứng từ việc chim di cư và được tham dự bởi nhiều nhân vật quốc tế từ thế nghệ thuật, kinh doanh và bảo tồn.

Hàng năm, một loạt các hoạt động đã diễn ra như lễ hội chim, các chương trình giáo dục bảo vệ loài chim di cư cho thế hệ tương lai, các cuộc hành trình theo đường chim di cư. Nhiều năm nay, mạng lưới WMBD đã nâng cao kiến thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài chim di cư, cũng là tổ chức để mọi người chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Ngày Chim di cư ngày Thế giới,WMBD,World Migratory Bird Day
Đàn sáo đá di cư bay qua cánh đồng gần Netivot ở Israel ngày 25/1/2013

Ngày Chim di cư ngày Thế giới,WMBD,World Migratory Bird Day
Những chú chim tụ về Liernais (Pháp) ngày 23/12/2012

Khoảng 1.800 các loài chim trên thế giới di cư. Vài cuộc hành trình đó là một trong những chuyến di cư lâu đời nhất trên thế giới. Nhạn biển Bắc Cực được cho là có chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên. Hàng năm chúng trải qua quãng đường dài khoảng 70.811 km, tương đương khoảng cách đi theo đường ziczac giữa Bắc Cực và Nam Cực.

Nhạn biển Bắc Cực,Ngày Chim di cư ngày Thế giới,WMBD,World Migratory Bird Day
Nhạn biển Bắc Cực

Sự kiện khác ngày 9 tháng 5
759 – Trong loạn An Sử, sau khi sát hại An Khánh Tự, Sử Tư Minh xưng là hoàng đế Đại Yên.
1502 – Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới.
1769 – Lực lượng Pháp giành thắng lợi quyết định trước lực lượng Cộng hòa Corsica trong trận Ponte Novu, Pháp hoàn thành chinh phục quân sự đảo Corse.
1915 – Thế chiến thứ nhất: Trận Artois lần hai giữa quân Đức và Pháp.
1920 – Chiến tranh Liên Xô-Ba Lan: Quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của tướng Edward Rydz-Śmigły ăn mừng việc chiếm được Kiev bằng một cuộc diễu binh tại Khreschatyk.
1936 – Ý chính thức thôn tính Ethiopia sau khi chiếm được thủ đô Addis Ababa.
1940 – Thế chiến thứ hai: Tàu ngầm Đức U-9 đánh chìm tàu ngầm Doris của Pháp gần Den Helder.
1941 – Thế chiến thứ hai: Tàu ngầm Đức U-110 bị Hải quân Hoàng gia Anh bắt giữ. Trên tàu lúc bấy giờ có Máy Enigma, tạo điều kiện cho các nhà giải mã Đồng Minh giải mã được các thư từ liên lạc của người Đức.
1942 – Holocaust: Lính SS giết 588 Người Do Thái tại Podolia thuộc thị trấn Zinkiv (Khmelnytska, Ukraina). Ghetto Zoludek bị phá hủy và toàn bộ cư dân tại đây bị giết hoạc bị trục xuất.
1945 - - Đại diện nước Đức bại trận đã phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện Đồng Minh tại Karlhorst, ngoại ô Berlin trước sự chứng kiến của đại diện 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô. Hiệp định này cũng chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai tại Châu Âu.
1945 – Thế chiến thứ hai: Đại tướng Alexander Löhr, chỉ huy trưởng Cụm Tập đoàn quân E của Đức tại Topolšica kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện của quân Đức tại Nam Tư
1945 – Thế chiến thứ hai: Hermann Göring bị Quân đội Mỹ bắt sống.
1945 – Thế chiến thứ hai: Vidkun Quisling bị bắt tại Na Uy.
1945 – Thế chiến thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha.
1945 – Thế chiến thứ hai: Liên Xô chính thức gọi ngày này là Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
1946 – Vua Victor Emmanuel III của Ý thoái vị và được thay bằng Humbert II.
1949 – Rainier III của Monaco trở thành Ông hoàng của Monaco.
1955 – Chiến tranh Lạnh: Tây Đức gia nhập NATO.
1959 - Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa thông qua đạo luật 10-59.
1964 – Sau khi hai anh trai bị lật đổ và sát hại, Cố vấn Trung phần của Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Cẩn bị xử bắn.
1972 – Bắt đầu chiến dịch Linebacker của không quân và Hải quân Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
1979 - Cầu Thǎng Long được khởi công xây dựng lần đầu.
1985 - Cầu Thăng Long chính thức thông xe và đưa vào sử dụng
1992 – Quân đội Armenia chiếm được Shusha, tạo nên bước ngoặt cho Chiến tranh Karabakh.
2001 – Tại Ghana, 129 cổ động viên bóng đá chết do một sự hỗn loạn trên các khán đài.
2002 – Tại Kaspiysk, Nga, một quả bom điều khiển từ xa phát nổ làm chết 43 người và ít nhất 130 người khác bị thương.
2004 – Tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov bị thiệt mạng trong vụ nổ mìn tại sân vận động Dynamo nhân lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít tại thủ đô Grozny.
2012 – Một máy bay Sukhoi Superjet 100 gặp nạn khi đang bay trình diễn trên núi Salak tại tỉnh Tây Java, Indonesia, khiến 45 người thiệt mạng.

Mất
1859 - Vũ Duy Thanh, danh sĩ và quan triều Nguyễn chống Pháp trong lịch sử Việt Nam (s. 1807)
1964 - Ngô Đình Cẩn, cố vấn Trung phần, em trai cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm bị xử tử.
2001 - Y Ngông Niê Kdăm, là một trí thức, Bác sỹ, nhà giáo nhân dân người dân tộc Êđê của Việt Nam (s. 1922).
NoName.227 - 25/03/2016 12:48:56
Trả lời
1 0
hi
Võ Kim Tuấn Anh - 09/05/2018 19:53:55
Trả lời
1 0
hi
Võ Kim Tuấn Anh - 09/05/2018 19:53:55
Trả lời
1 0
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập