Ngày 18 tháng 12 là ngày gì?

7.313 lượt xem
Trả lời
Ngày 18-12 thuộc cung Nhân Mã - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 18 tháng 12 là ngày:
- Ngày Quốc tế di dân (Người di cư Quốc tế / International Migrants Day).
- Ngày thứ 352 (353 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 13 ngày trong năm.

Ngày Di dân Quốc tế (International Migrants Day)
Ngày Di dân Quốc tế, viết tắt là IMD (International Migrants Day) được cử hành vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, là ngày lễ quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn để tuyên truyền nâng cao nhận thức về những đóng góp lớn lao của di dân trên khắp thế giới cùng trách nhiệm phải bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ.

Ngày này được nhiều quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cử hành, thông qua việc phổ biến thông tin về nhân quyền và quyền tự do chính trị cơ bản của di dân, cùng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức các hoạt động để đảm bảo việc bảo vệ di dân.

Lịch sử
Năm 1997, tổ chức di dân của Philippines và các tổ chức di dân châu Á khác đã bắt đầu cử hành và đề cử ngày 18 tháng 12 là "Ngày quốc tế đoàn kết với di dân". Ngày này được chọn bởi vì ngày 18 tháng 12 năm 1990 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận một Công ước quốc tế bảo vệ các quyền của mọi di dân lao động và những người trong gia đình họ (Nghị quyết số 45/158).

Dựa trên sáng kiến này, với sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế quyền của di dân và Ban chỉ đạo Chiến dịch toàn cầu đấu tranh cho việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của di dân cùng nhiều tổ chức khác - cuối năm 1999 bắt đầu đợt vận động online để Liên Hiệp Quốc chính thức chỉ định "Ngày Di dân Quốc tế", và cuối cùng ngày 4.12.2000 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố lập "Ngày Di dân Quốc tế" vào ngày 18 tháng 12.

Việc công bố Ngày quốc tế Di dân của Liên Hiệp Quốc là một bước tiến quan trọng, cung cấp một điểm tập hợp cho mọi người trên toàn thế giới có liên quan tới việc bảo vệ di dân. Liên Hiệp Quốc đã mời gọi mọi quốc gia thành viên, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cử hành ngày này bằng cách phổ biến thông tin về nhân quyền và quyền tự do cơ bản của di dân, chia sẻ kinh nghiệm, và cam kết hành động để đảm bảo việc bảo vệ các di dân.

Ngày Di dân Quốc tế được trước hết được coi là một cơ hội để công nhận những đóng góp của hàng triệu di dân vào các nền kinh tế của quê hương họ cũng như nơi đón tiếp họ. và thứ hai để thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền cơ bản của họ.

Các hoạt động toàn cầu để cử hành Ngày Di dân Quốc tế
Từ năm 2000,cộng đồng quốc tế đã dùng Ngày Di dân Quốc tế mồng 8 tháng 12 để nhấn mạnh quyền con người của di dân. Làm cho tiếng nói của di dân được nghe là cốt lõi xuyên suốt mọi sự kiện trong Ngày Di dân Quốc tế và đó chính là trọng tâm của Đài phát thanh 1812: liên kết các cộng đồng trên toàn thế giới chung quanh vấn đề bức thiết và luôn luôn hiện tại là quyền của di dân.

Sự kiện ngày 18 tháng 12
218 TCN – Chiến tranh Punic lần thứ hai: Quân Carthago dưới quyền Hannibal giành thắng lợi trước quân La Mã trong trận chiến Trebia.
617 – Sau khi đánh chiếm được thành Trường An, Lý Uyên dựng Đại vương Dương Hựu làm hoàng đế của triều Tùy ở Thiên Hưng điện, diêu tôn Tùy Dạng Đế là Thái thượng hoàng, tức ngày Nhâm Tuất tháng 11 năm Đinh Sửu.
757 – Sau một thời gian lánh nạn loạn An Sử, Đỗ Phủ trở về kinh thành Trường An để làm quan trong triều đình của Đường Huyền Tông.
1271 – Đại hãn Hốt Tất Liệt cải quốc hiệu từ "Đại Mông Cổ Quốc" thành "Đại Nguyên", chính thức khởi đầu triều Nguyên.
1642 – Abel Tasman trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên New Zealand.
1777 – Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tạ ơn đầu tiên nhằm kỷ niệm chiến thắng trước tướng Anh Quốc John Burgoyne trong Trận Saratoga hồi tháng 10.
1787 – New Jersey trở thành bang thứ ba phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
1886 – Khởi nghĩa Ba Đình: Quân đội Pháp vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình ở Thanh Hóa, Trung Kỳ.
1892 – Kẹp Hạt Dẻ của Tchaikovsky được công diễn lần đầu tại Sankt-Peterburg, Nga.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: trận Verdun kết thúc với thắng lợi của Pháp, song cả hai bên tham chiến là Pháp và Đức đều chịu tổn thất nặng nề.
1956 – Nhật Bản gia nhập Liên Hiệp Quốc.
1964 - Tướng Nguyễn Khánh thành lập Hội đồng Quân lực, dọn đường cho phe quân nhân can thiệp vào chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương thời Việt Nam Cộng hòa.
1972 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam, sau khi các cuộc thương thảo hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tan vỡ vào ngày 13.
1978 – Dominica gia nhập Liên Hiệp Quốc.
1979 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
1987 – Larry Wall phát hành phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Perl.
1989 – Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Liên Xô ký kết một thỏa thuận về hợp tác mậu dịch, thương mại và kinh tế.
1997 – W3C phát hành HTML 4.0.

Sinh
1021 – Vương An Thạch, chính trị gia, tác gia triều Bắc Tống tại Trung Quốc (m. 1086)
1661 – Christopher Polhem, nhà khoa học, nhà phát minh người Thụy Điển (m. 1751)
1707 – Charles Wesley, nhà soạn nhạc người Anh (d. 1788)
1811 – Nguyễn Văn Giao, quan lại triều Nguyễn, (m. 1863)
1829 – Wilhelm xứ Baden, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1897)
1850 – Kurt von Sperling, sĩ quan quân đội người Đức (m. 1914)
1852 – Karl von Plettenberg, tướng lĩnh người Đức (m. 1938)
1856 – Joseph John Thomson, nhà vật lý học người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1940)
1863 – Franz Ferdinand, thái tử của Đế quốc Áo-Hung (m. 1914)
1878 – Josef Stalin, lãnh tụ người Liên Xô, dân tộc Gruzia, tức 6 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1953)
1879 – Paul Klee, họa sĩ Thụy Sĩ (m. 1940)
1882 – Thái Ngạc, quân phiệt người Trung Quốc, tức 9 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (m. 1916)
1913 – Willy Brandt, chính trị gia người Đức, Thủ tướng Đức, đoạt giải Nobel (m. 1992)
1921 – Yury Vladimirovich Nikulin, diễn viên người Liên Xô và Nga (m. 1997)
1931 – Allen Klein, người đại diện tài năng và doanh nhân người Mỹ (d. 2009)
1932 – Băng Sơn, nhà văn người Việt Nam (m. 2010).
1935 – Jacques Pépin, đầu bếp và tác gia người Pháp-Mỹ
1939 – Harold E. Varmus, nhà khoa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1940 – Lôi Phong, chiến sĩ người Trung Quốc (m. 1962)
1943 – Keith Richards, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar, nhà sản xuất và diễn viên người Anh (The Rolling Stones)
1946 – Steven Spielberg, đạo diễn phim người Mỹ
1947 – Ikeda Riyoko, mangaka người Nhật Bản
1952 – Krystyna Janda, diễn viên người Ba Lan
1963 – Brad Pitt, diễn viên người Mỹ
1964 – Stone Cold Steve Austin, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ
1966 – Gianluca Pagliuca, Italian footballer
1969 – Santiago Cañizares, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1969 – Hoài Linh, diễn viên hài kịch người Việt Nam
1970 – Rob Van Dam, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ
1971 – Arantxa Sánchez Vicario, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha
1974 – Moatassem Gaddafi, sĩ quan quân đội người Libya (m. 2011)
1975 – Sia Furler, ca sĩ-người viết ca khúc người Úc
1980 – Christina Aguilera, ca sĩ người Mỹ
1987 – Ayaka, ca sĩ người Nhật Bản
1992 – Bridgit Mendler, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ

Mất
1737 – Antonio Stradivari, nghệ nhân sản xuất đàn người Ý (s. 1644)
1829 – Jean-Baptiste Lamarck, nhà sinh vật học người Pháp (s. 1744)
1880 – Michel Chasles, nhà toán học người Pháp (s. 1793)
1886 – Leopold Hermann von Boyen, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1811)
1932 – Eduard Bernstein, chính trị gia người Đức (s. 1850)
1971 – Aleksandr Tvardovsky, tác gia tại Liên Xô (s. 1910)
1980 – Aleksey Kosygin, chính trị gia tại Liên Xô (s. 1904)
1982 – Hans-Ulrich Rudel, phi công người Đức (s. 1916)
1985 – Xuân Diệu, nhà thơ người Việt Nam (s. 1916)
1991 – Phan Trọng Tuệ, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1917)
2006 – Joseph Barbera, họa sĩ biếm hoạ người Mỹ (s. 1911)
2006 – Joseph Barbera, nhà làm phim hoạt hình người Mỹ (s. năm 1911)
2008 – W. Mark Felt, điệp viên người Mỹ (s. 1913)
2011 – Václav Havel, chính trị gia người Séc, Tổng thống Cộng hòa Séc (s. 1936).
NoName.335 - 26/03/2016 02:05:58
Trả lời
2 0
Gửi câu trả lời hoặc bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập