Trả lời
Ngày 21-02 thuộc cung Song Ngư - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 21 tháng 2 là ngày:
- Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day).
- Ngày thứ 52 trong năm (lịch Gregory). Còn 313 ngày trong năm (314 ngày trong năm nhuận).
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day)
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, viết tắt là IMLD (International Mother Language Day) là ngày 21 tháng 2 hàng năm được UNESCO chọn là ngày lễ quốc tế tại hội nghị ngày 17 tháng 11 năm 1999. Ngày lễ quốc tế này đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận trong nghị quyết trong đó quyết định năm 2008 là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.
Shaheed Minar, hay Đài Liệt sĩ, đặt tại khuôn viên Trường Đại học Dhaka, Bangladesh, tưởng nhớ cái chết của tiếng Bangladesh vào ngày 21 tháng 2 năm 1952
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế bắt nguồn từ sự thừa nhận trên toàn thế giới Ngày Phong trào Ngôn ngữ, tưởng niệm sự kiện diễn ra tại Bangladesh (trước đây là Đông Pakistan) từ năm 1952, khi một số sinh viên của trường Đại học Dhaka bị cảnh sát và quân đội Pakistan giết chết tại Dhaka trong Phong trào ngôn ngữ Bengal.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.
Tượng đài Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, Công viên Ashfield, Sydney, Úc. Lễ khánh thành, 19 tháng 2 năm 2006
Lịch sử
Vào ngày 21 tháng 3 năm 1948, Mohammed Ali Jinnah, Toàn quyền Pakistan, tuyên bố rằng Urdu sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất cho cả Tây và Đông Pakistan. Người dân Đông Pakistan (ngày nay là Bangladesh), với thứ tiếng chính là tiếng Bengal, bắt đầu phong trào phản đối quyết định này. Ngày 21 tháng 2 năm 1952 (tức là ngày 8 Falgun 1359 theo lịch Bengal), những sinh viên tại thành phố mà nay là thủ đô Dhaka kêu gọi bãi công trên toàn tỉnh. Chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn việc này và sự phản kháng có phần giảm xuống để không vi phạm luật giới nghiêm. Cảnh sát Pakistan đã bắn vào sinh viên dù họ đang biểu tình một cách hòa bình và một số sinh viên đã bị giết chết.
Chủ đề hàng năm
Những lần tổ chức Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế thường có một chủ đề, được ghi trong chương trình tổ chức chính thức của UNESCO, hoặc tuyên bố công khai cho công chúng.
2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ
2007, Học vấn đa ngôn ngữ
2006, Ngôn ngữ và Mạng thông tin
2005, chữ Braille và ngôn ngữ dấu hiệu
2004, Trẻ em được học hành (buổi lễ tại UNESCO có ghi "cuộc triển lãm độc đáo gồm những sách bài tập của trẻ em trên toàn thế giới thể hiện quá trình trẻ em học tập và thành thạo cách sử dụng kỹ năng viết trong lớp học")
2003, Lễ mừng thường niên thứ tư
2002, Đa dạng Ngôn ngữ: 3000 Ngôn ngữ đang gặp nguy (khẩu hiệu: Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi một từ là một ngôi sao)
2001, Lễ mừng thường niên thứ hai
2000, Lễ ra mắt Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Những lễ kỷ niệm quốc tế
Giải thưởng Linguapax được trao hàng năm vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
UNESCO lập chủ đề cho từng Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế và tổ chức những sự kiện liên quan tại các trụ sở tại Paris vào khoảng ngày 21 tháng 2 hàng năm.
Năm 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ được chính thức bắt đầu vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
Sự kiện ngày 21 tháng 2
1848 – Karl Marx và Friedrich Engels xuất bản cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tại Luân Đôn, Anh Quốc.
1912 – Hải quân Hoa Kỳ cử tàu tuần dương USS West Virginia đến rạn san hô vòng Palmyra nhằm tái khẳng định chủ quyền của Hoa Kỳ tại đây.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Đức mở chiến dịch tấn công Verdun.
1918 – Vẹt đuôi dài Carolina, loài vẹt bản địa duy nhất ở miền đông Hoa Kỳ, bị tuyệt chủng sau khi cá thể cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt ở vườn thú Cincinnati.
1952 – Lực lượng vũ trang khai hỏa vào những người kháng nghị tại Dhaka, Đông Pakistan để yêu cầu công nhận ngôn ngữ Bengal là ngôn ngữ chính thức.
1972 – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt đầu công du chính thức Trung Quốc nhằm bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.
1995 – Steve Fossett hạ cánh xuống Leader, Saskatchewan, Canada, trở thành người đầu tiên một mình bay qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu.
Sinh
1791 – Carl Czerny, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1857)
1794 – Antonio López de Santa Anna, lãnh tụ chính trị người Mexico (m. 1876)
1907 – W. H. Auden, nhà thơ Hoa Kỳ gốc Anh (m. 1973)
1924 – Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe
1935 – Nguyễn Mỹ, nhà thơ Việt Nam (m. 1971)
1963 – William Baldwin, diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ
1967 – Paweł Mąciwoda, nghệ sĩ guitar Ba Lan
1979 – Jennifer Love Hewitt, diễn viên, ca sĩ người Hoa Kỳ
1979 – Carly Colón, đô vật chuyên nghiệp người Hoa Kỳ
1980 – Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, quốc vương Bhutan
1981 – Lleyton Hewitt, vận động viên quần vợt người Úc
1987 – Ashley Greene, diễn viên, người mẫu người Hoa Kỳ
1987 – Ellen Page, nữ diễn viên người Canada
1989 – Corbin Bleu, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Hoa Kỳ
Mất
1677 – Baruch Spinoza, nhà triết học Hà Lan gốc Do Thái (s. 1633).
1741 – Jethro Tull, nhà nông nghiệp Anh (s. 1672).
1930 – Ahmad Shah Qajar vua Ba Tư (s. 1898).
1958 – Duncan Edwards, cầu thủ bóng đá Anh (s. 1936).
1965 – Malcolm X, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi (s. 1925).
1981 – Lưu Quang Thuận, nhà viết kịch, nhà thơ Việt Nam (s. 1921).
1984 – Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 (s. 1905).
- Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day).
- Ngày thứ 52 trong năm (lịch Gregory). Còn 313 ngày trong năm (314 ngày trong năm nhuận).
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế (International Mother Language Day)
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, viết tắt là IMLD (International Mother Language Day) là ngày 21 tháng 2 hàng năm được UNESCO chọn là ngày lễ quốc tế tại hội nghị ngày 17 tháng 11 năm 1999. Ngày lễ quốc tế này đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận trong nghị quyết trong đó quyết định năm 2008 là Năm Ngôn ngữ Quốc tế.
Shaheed Minar, hay Đài Liệt sĩ, đặt tại khuôn viên Trường Đại học Dhaka, Bangladesh, tưởng nhớ cái chết của tiếng Bangladesh vào ngày 21 tháng 2 năm 1952
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế bắt nguồn từ sự thừa nhận trên toàn thế giới Ngày Phong trào Ngôn ngữ, tưởng niệm sự kiện diễn ra tại Bangladesh (trước đây là Đông Pakistan) từ năm 1952, khi một số sinh viên của trường Đại học Dhaka bị cảnh sát và quân đội Pakistan giết chết tại Dhaka trong Phong trào ngôn ngữ Bengal.
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế được các quốc gia thành viên UNESCO tổ chức hàng năm tại các trụ sở UNESCO nhằm quảng bá sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và tính đa ngôn ngữ.
Tượng đài Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế, Công viên Ashfield, Sydney, Úc. Lễ khánh thành, 19 tháng 2 năm 2006
Lịch sử
Vào ngày 21 tháng 3 năm 1948, Mohammed Ali Jinnah, Toàn quyền Pakistan, tuyên bố rằng Urdu sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất cho cả Tây và Đông Pakistan. Người dân Đông Pakistan (ngày nay là Bangladesh), với thứ tiếng chính là tiếng Bengal, bắt đầu phong trào phản đối quyết định này. Ngày 21 tháng 2 năm 1952 (tức là ngày 8 Falgun 1359 theo lịch Bengal), những sinh viên tại thành phố mà nay là thủ đô Dhaka kêu gọi bãi công trên toàn tỉnh. Chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm để ngăn chặn việc này và sự phản kháng có phần giảm xuống để không vi phạm luật giới nghiêm. Cảnh sát Pakistan đã bắn vào sinh viên dù họ đang biểu tình một cách hòa bình và một số sinh viên đã bị giết chết.
Chủ đề hàng năm
Những lần tổ chức Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế thường có một chủ đề, được ghi trong chương trình tổ chức chính thức của UNESCO, hoặc tuyên bố công khai cho công chúng.
2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ
2007, Học vấn đa ngôn ngữ
2006, Ngôn ngữ và Mạng thông tin
2005, chữ Braille và ngôn ngữ dấu hiệu
2004, Trẻ em được học hành (buổi lễ tại UNESCO có ghi "cuộc triển lãm độc đáo gồm những sách bài tập của trẻ em trên toàn thế giới thể hiện quá trình trẻ em học tập và thành thạo cách sử dụng kỹ năng viết trong lớp học")
2003, Lễ mừng thường niên thứ tư
2002, Đa dạng Ngôn ngữ: 3000 Ngôn ngữ đang gặp nguy (khẩu hiệu: Trong dải ngân hà các ngôn ngữ, mỗi một từ là một ngôi sao)
2001, Lễ mừng thường niên thứ hai
2000, Lễ ra mắt Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Những lễ kỷ niệm quốc tế
Giải thưởng Linguapax được trao hàng năm vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
UNESCO lập chủ đề cho từng Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế và tổ chức những sự kiện liên quan tại các trụ sở tại Paris vào khoảng ngày 21 tháng 2 hàng năm.
Năm 2008, Năm Quốc tế Ngôn ngữ được chính thức bắt đầu vào Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế.
Sự kiện ngày 21 tháng 2
1848 – Karl Marx và Friedrich Engels xuất bản cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tại Luân Đôn, Anh Quốc.
1912 – Hải quân Hoa Kỳ cử tàu tuần dương USS West Virginia đến rạn san hô vòng Palmyra nhằm tái khẳng định chủ quyền của Hoa Kỳ tại đây.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Đức mở chiến dịch tấn công Verdun.
1918 – Vẹt đuôi dài Carolina, loài vẹt bản địa duy nhất ở miền đông Hoa Kỳ, bị tuyệt chủng sau khi cá thể cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt ở vườn thú Cincinnati.
1952 – Lực lượng vũ trang khai hỏa vào những người kháng nghị tại Dhaka, Đông Pakistan để yêu cầu công nhận ngôn ngữ Bengal là ngôn ngữ chính thức.
1972 – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt đầu công du chính thức Trung Quốc nhằm bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.
1995 – Steve Fossett hạ cánh xuống Leader, Saskatchewan, Canada, trở thành người đầu tiên một mình bay qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu.
Sinh
1791 – Carl Czerny, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1857)
1794 – Antonio López de Santa Anna, lãnh tụ chính trị người Mexico (m. 1876)
1907 – W. H. Auden, nhà thơ Hoa Kỳ gốc Anh (m. 1973)
1924 – Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe
1935 – Nguyễn Mỹ, nhà thơ Việt Nam (m. 1971)
1963 – William Baldwin, diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ
1967 – Paweł Mąciwoda, nghệ sĩ guitar Ba Lan
1979 – Jennifer Love Hewitt, diễn viên, ca sĩ người Hoa Kỳ
1979 – Carly Colón, đô vật chuyên nghiệp người Hoa Kỳ
1980 – Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, quốc vương Bhutan
1981 – Lleyton Hewitt, vận động viên quần vợt người Úc
1987 – Ashley Greene, diễn viên, người mẫu người Hoa Kỳ
1987 – Ellen Page, nữ diễn viên người Canada
1989 – Corbin Bleu, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Hoa Kỳ
Mất
1677 – Baruch Spinoza, nhà triết học Hà Lan gốc Do Thái (s. 1633).
1741 – Jethro Tull, nhà nông nghiệp Anh (s. 1672).
1930 – Ahmad Shah Qajar vua Ba Tư (s. 1898).
1958 – Duncan Edwards, cầu thủ bóng đá Anh (s. 1936).
1965 – Malcolm X, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi (s. 1925).
1981 – Lưu Quang Thuận, nhà viết kịch, nhà thơ Việt Nam (s. 1921).
1984 – Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 (s. 1905).
NoName.154 - 19/03/2016 08:08:39
Trả lời
Tags: ngày 21 tháng 2 là ngày gì,ngày 21 tháng 2,sự kiện 21 tháng 2,sự kiện ngày 21 tháng 2,sự kiện 21/2,sự kiện 21-2,ngày 21-02,21-02,Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế,International Mother Language Day,Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế là ngày nào,IMLD,IMLD là gì,ngày 21 tháng 2 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 21 tháng 2 thuộc cung gì,ngày 21 tháng 2 thuộc cung nào,ngày 21 tháng 2 là cung nào
Ngày khác: