Trả lời
Ngày 22-12 thuộc cung Ma Kết - Xem 12 Cung Hoàng Đạo >>
Ngày 22 tháng 12 là ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944), và là Ngày hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam.
Ngày 22 tháng 12 là ngày Đông chí (tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông). Xem chi tiết: Đông chí là gì?
Ngày 22 tháng 12 là ngày thứ 356 (357 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 9 ngày trong năm.
Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: 22 tháng 12 năm 1944
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.
Hoàn cảnh lịch sử
Trong cao trào Xô Viết Nghễ Tĩnh (1930-1931), cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng nước ta, đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân. Từ những cuộc biểu tình lưu huyết của công nông Vinh-Bến Thủy đã xuất hiện những đội tự vệ, những đội xích vệ đỏ đầu tiên. Chính những xích vệ ấy đã đi đầu trong việc bảo vệ các làng đỏ trong quá trình tồn tại Xô Viết Nghễ Tĩnh.
Lực lượng võ trang nhân dân hình thành rõ nét hơn trong thời kỳ vận động trực tiếp cho thắng lợi của các mạng Tháng Tám (1939-1945). Trong thời kỳ khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) Đảng ta đã xây dựng đội du kích Bắc Sơn. Ngày 14.2.1941, Đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập ở khu rừng Khuỗi Nọi, xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng công nhận và giao nhiệm vụ cho đội. Đội có 32 người chia ra 3 tiểu đội do đồng chí Lương Văn Chi và Chu Văn Tấn chỉ huy. Vũ khí chỉ co 5 khẩu súng trường, còn toàn súng kíp và dao găm.
Sau hội nghị Trung lần thứ 8 (5-1941), đồng chí Phùng Chí Kiên, được cử phụ trách khu căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai. Đội du kích Bắc Sơn được mang tên mới là Cứu quốc quân cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước trước mắt. Cũng lúc ấy, ở Nam Bộ, đội du kích Nam Kỳ đã xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23.11.1940)
Cùng với nhân dân các dân tộc Bắc Sơn-Võ Nhai, Cứu quốc quân đương đầu với cuộc càn quét của 4.000 quân Pháp, khố xanh, khố đỏ và lính dõng. Các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi hy sinh. Hàng chục đội viên khác của đội bị sát hại, bị xử bắn ngay ở chân đồn Mỏ Nhài. Nhưng dưới dự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Quốc Việt, ngày 15.9.1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá (Võ Nhai) với 47 chiến sĩ (có 3 nữ) do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy.
Trong 8 tháng đánh du kích ở Tràng Xá (7-1941 đến 2-1942). Cứu quốc quân bám đất, bám dân chiến đấu, lực lượng ngày càng lớn mạnh, từ 47 chiến sĩ đã tăng lên 70, vũ khí ngày càng tốt hơn do cướp được của địch khiến chúng phải gọi Cứu quốc quân là "hùm xám Bắc Sơn"
Cũng lúc đó, ở Pác Bó (Cao Bằng) Hồ Chủ Tịch chỉ thị thành lập đội du kích Cao Bằng-nơi có phong trào Việt Minh khá nhất-gồm 12 chiến sĩ do đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy. Để chuẩn bị về lý luận cho công tác xây dựng lực lượng võ trang, Người đã viết các tác phẩm như: cách đánh du kích, phép dùng binh của Tôn Tử.
Lực lượng Cứu quốc quân tiếp tục phát triển. Ngày 25.2.1944, trung đội Cứu quốc quan 3 thành lập ở Khuối Kịch châu Sơn Dương (Tuyên Quang). Tháng 10-1944. Đội được bổ sung một lực lượng quan trọng sau cuộc vượt ngục của 12 đồng chí cán bộ Đảng ở nhà lao Chợ Chu, trong đó có các đồng chí Song Hào, Lê Hiếu Mại...
Sau hơn một năm bị bọn Tưởng Giới Thạch giam giữ trái phép ở Quảng Tây (Trung Quốc), Hồ Chủ Tịch về lại Cao Bằng, kịp thời hoãn lệnh khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy Cao Bắc-Lạng, vì đây là thời kỳ "hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới"
Ngày 22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo, đội biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao-Bắc-Lạng, một số đã học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu, và điều quan trọng hơn cả là không có ai không có nợ máu với đế quốc và phong kiến.
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng đọc lời tuyên thệ. Sau đó, theo yêu cầu của anh em, đội tổ chưc một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ cách mạng.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, chấp hành chỉ thị phải đánh thắng trận đầu của Bác đã mưu trí táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24.12) và Nà Ngần (25.12.1944) trong hoàn cảnh "ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận"
Chỉ sau một tuần lễ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một căn cứ vững chắc.
Tháng 4-1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc Quân đã thống nhất lại vào ngày 15.5.1945 và mang têm Việt Nam Giải phóng quân. Lễ thống nhất được tổ chức tại Chợ Chu (Thái Nguyên) với 13 đại đội.
Tại các chiến khu cách mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển trong hình thái 3 thứ quân: tháng 5-1945 thành lập trung đội du kích của chiến khu Quang Trung tháng 6-1945 đội du kích Đông Triều ra đời, đội du kích Ba Tơ thì từ tháng 3.1945..
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan trọng; 2 giờ chiều ngày 16-8-theo lệnh của ủy Ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ngày 13.8-từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Lực lượng võ trang đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị, tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ sau 15 ngày, ách đế quốc ngót trăm năm, ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm đã bị lật nhào.
Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn, đánh dấu thời kỳ hình thành của quân đội Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại vừa qua, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mọi bộ phận khác của nó mang cái tên lịch sử là Giải phóng quân miền Nam đã góp phần quyết định cùng toàn dân đánh bại tên đế quốc đầu sỏ, đánh sập ngụy quyền tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào mùa Xuân 1975.
"... Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục" (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy:
"... Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng..." (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Sự kiện khác ngày 22 tháng 12
69 – Hoàng đế La Mã Vitellius bị bắt giữ và xử tử tại Bậc thang Gemoniae tại thành La Mã.
880 – Quân khởi nghĩa Hoàng Sào đánh chiếm đông đô Lạc Dương của triều Đường, Đông đô lưu thủ Lưu Doãn Chương suất bá quan nghênh yết, tức ngày Đinh Mão (17) tháng 11 năm Canh Tý.
1788 – Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà để giao chiến với quân Thanh, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân
1808 – Ludwig van Beethoven chỉ huy và biểu diễn tại Nhà hát Wien ở thủ đô Đế quốc Áo trong lần trình diễn đầu tiên các nhạc phẩm của ông: bản giao hưởng số 5, bản giao hưởng số 6, Concerto Piano số 4 (Beethoven tự trình diễn) và Huyễn tưởng khúc Hợp xướng (Beethoven chơi piano).
1885 – Itō Hirobumi, một samurai, trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên.
1891 – 323 Brucia trở thành tiểu hành tinh được khám phá bằng việc sử dụng ảnh chụp.
1894 – Vụ Dreyfus bắt đầu tại Pháp khi Alfred Dreyfus bị kết án sai về tội mưu phản.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Adolf Hitler ký lệnh phát triển Tên lửa V-2 như một loại vũ khí.
1944 – Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng .
1964 – Lockheed SR-71 Blackbird (Blackbird) có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Palmdale, California.
1974 – Đa số cử tri ba hòn đảo Grande Comore, Anjouan và Mohéli, bỏ phiếu thuận để hình thành quốc gia Comoros từ Pháp, đa số cử tri đảo Mayotte bỏ phiếu chống.
1978 – Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 bế mạc tại Bắc Kinh. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến theo con đường cải cách khai phóng.
1989 – Lãnh tụ cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu bị Ion Iliescu lật đổ sau nhiều ngày chạm trán đẫm máu. Nhà độc tài bị phế truất cùng phu nhân trốn khỏi thủ đô bằng một chiếc máy bay lên thẳng.
1990 – Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia giành được độc lập cuối cùng sau khi chấm dứt ủy trị
1991 – Các nhóm đối lập có vũ trang tiến hành một cuộc đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Gruzia Zviad Gamsakhurdia
2010 – Tổng thống Hoa Kỳ ký thành luật về việc bãi bỏ chính sách Không hỏi, không nói, một chính sách nhằm cấm người đồng tính luyến ái công khai phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ.
Sinh
244 – Diocletianus, hoàng đế La Mã (m. 311)
1300 – Hòa Thế Lạt, tức Nguyên Minh Tông hay Hốt Đô Đốc hãn, hoàng đế triều Nguyên và đại khả hãn Đế quốc Mông Cổ, tức ngày Nhâm Tý (11) tháng 11 năm Canh Tý
1639 – Jean Racine, nhà viết kịch người Pháp (m. 1699)
1799 – Carlo Ludovico, quốc vương người Ý (m. 1883)
1822 – Georg Demetrius von Kleist, tướng lĩnh người Đức (m. 1886)
1823 – Jean-Henri Fabre, nhà sinh học người Pháp (m. 1915)
1856 – Frank Billings Kellogg, chính trị gia người Mỹ, đoạt giải Nobel Hòa bình (m. 1937)
1858 – Giacomo Puccini, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1924)
1878 – Cao Ngọc Anh, nhà thơ người Việt Nam (m. 1970)
1883 – Edgard Varèse nhà soạn nhạc người Pháp-Mỹ (m. 1965)
1887 – Srinivasa Ramanujan, nhà toán học người Ấn Độ (m. 1920)
1890 – Cao Văn Lầu, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1976)
1906 – Nguyễn Văn Hưởng, thầy thuốc và chính trị gia người Việt Nam (m. 1998)
1920 – Trần Công An, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 2008)
1922 – Chu Văn, nhà văn người Việt Nam (m. 1994)
1935 – Huy Thục, nhạc sĩ và sĩ quan quân đội người Việt Nam
1940 – Cao Văn Phường, nhà giáo người Việt Nam
1940 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (m. 2009)
1943 – Paul Wolfowitz, chính trị gia người Mỹ
1948 – Martin Yan, đầu bếp người Mỹ gốc Trung Quốc
1949 – Maurice Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2003)
1949 – Robin Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2012)
1955 – Thomas Südhof, nhà hóa sinh học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel Y học
1960 – Chu Hoa Kiện, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông-Đài Loan
1960 – Hirai Kazuo, doanh nhân người Nhật Bản
1962 – Ralph Fiennes, diễn viên người Anh
1963 – Giuseppe Bergomi, cầu thủ bóng đá người Ý
1972 – Vanessa Paradis, ca sĩ người Pháp
1979 – Hanyu Naotake, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
1983 – Jennifer Hawkins, người mẫu người Úc, Hoa hậu Hoàn vũ 2004
1986 – Umar Farouk Abdulmutallab, tên khủng bố người Nigeria
1989 – Jordin Sparks, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Mỹ
1989 – Trần Thị Thu Hà, vận động viên thể dục nhịp điệu người Việt Nam
1993 – Meghan Trainor, ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ
Mất
69 – Vitellius, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 15)
1603 – Mehmed III, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1566)
1641 – Maximilien de Béthune, quý tộc và chính trị gia người Pháp (s. 1559)
1867 – Jean-Victor Poncelet, nhà toán học người Pháp (s. 1788)
1870 – Gustavo Adolfo Bécquer, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1836)
1880 – George Eliot, nhà văn người Anh (s. 1819)
1902 – Richard von Krafft-Ebing, nhà tâm thần học người Đức-Áo (s. 1840)
1915 – Otto von Emmich, tướng lĩnh người Đức (s. 1848)
1936 – Nikolai Alekseyevich Ostrovsky, nhà văn tại Liên Xô (s. 1904)
1949 – Võ Liêm Sơn, nhà giáo, nhà văn, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1888)
1984 – Nguyễn Hiến Lê, nhà văn, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1912)
1989 – Samuel Beckett, nhà văn người Ireland, đoạt giải Nobel (s. 1906)
1995 – James Meade, nhà kinh tế học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1907)
2009 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (s. 1940).
Ngày 22 tháng 12 là ngày Đông chí (tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông). Xem chi tiết: Đông chí là gì?
Ngày 22 tháng 12 là ngày thứ 356 (357 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 9 ngày trong năm.
Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: 22 tháng 12 năm 1944
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sỹ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.
Hoàn cảnh lịch sử
Trong cao trào Xô Viết Nghễ Tĩnh (1930-1931), cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng nước ta, đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân. Từ những cuộc biểu tình lưu huyết của công nông Vinh-Bến Thủy đã xuất hiện những đội tự vệ, những đội xích vệ đỏ đầu tiên. Chính những xích vệ ấy đã đi đầu trong việc bảo vệ các làng đỏ trong quá trình tồn tại Xô Viết Nghễ Tĩnh.
Lực lượng võ trang nhân dân hình thành rõ nét hơn trong thời kỳ vận động trực tiếp cho thắng lợi của các mạng Tháng Tám (1939-1945). Trong thời kỳ khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) Đảng ta đã xây dựng đội du kích Bắc Sơn. Ngày 14.2.1941, Đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập ở khu rừng Khuỗi Nọi, xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng công nhận và giao nhiệm vụ cho đội. Đội có 32 người chia ra 3 tiểu đội do đồng chí Lương Văn Chi và Chu Văn Tấn chỉ huy. Vũ khí chỉ co 5 khẩu súng trường, còn toàn súng kíp và dao găm.
Sau hội nghị Trung lần thứ 8 (5-1941), đồng chí Phùng Chí Kiên, được cử phụ trách khu căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai. Đội du kích Bắc Sơn được mang tên mới là Cứu quốc quân cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước trước mắt. Cũng lúc ấy, ở Nam Bộ, đội du kích Nam Kỳ đã xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23.11.1940)
Cùng với nhân dân các dân tộc Bắc Sơn-Võ Nhai, Cứu quốc quân đương đầu với cuộc càn quét của 4.000 quân Pháp, khố xanh, khố đỏ và lính dõng. Các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi hy sinh. Hàng chục đội viên khác của đội bị sát hại, bị xử bắn ngay ở chân đồn Mỏ Nhài. Nhưng dưới dự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Quốc Việt, ngày 15.9.1941, trung đội Cứu quốc quân 2 được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã Tràng Xá (Võ Nhai) với 47 chiến sĩ (có 3 nữ) do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy.
Trong 8 tháng đánh du kích ở Tràng Xá (7-1941 đến 2-1942). Cứu quốc quân bám đất, bám dân chiến đấu, lực lượng ngày càng lớn mạnh, từ 47 chiến sĩ đã tăng lên 70, vũ khí ngày càng tốt hơn do cướp được của địch khiến chúng phải gọi Cứu quốc quân là "hùm xám Bắc Sơn"
Cũng lúc đó, ở Pác Bó (Cao Bằng) Hồ Chủ Tịch chỉ thị thành lập đội du kích Cao Bằng-nơi có phong trào Việt Minh khá nhất-gồm 12 chiến sĩ do đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy. Để chuẩn bị về lý luận cho công tác xây dựng lực lượng võ trang, Người đã viết các tác phẩm như: cách đánh du kích, phép dùng binh của Tôn Tử.
Lực lượng Cứu quốc quân tiếp tục phát triển. Ngày 25.2.1944, trung đội Cứu quốc quan 3 thành lập ở Khuối Kịch châu Sơn Dương (Tuyên Quang). Tháng 10-1944. Đội được bổ sung một lực lượng quan trọng sau cuộc vượt ngục của 12 đồng chí cán bộ Đảng ở nhà lao Chợ Chu, trong đó có các đồng chí Song Hào, Lê Hiếu Mại...
Sau hơn một năm bị bọn Tưởng Giới Thạch giam giữ trái phép ở Quảng Tây (Trung Quốc), Hồ Chủ Tịch về lại Cao Bằng, kịp thời hoãn lệnh khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy Cao Bắc-Lạng, vì đây là thời kỳ "hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới"
Ngày 22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo, đội biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao-Bắc-Lạng, một số đã học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu, và điều quan trọng hơn cả là không có ai không có nợ máu với đế quốc và phong kiến.
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng đọc lời tuyên thệ. Sau đó, theo yêu cầu của anh em, đội tổ chưc một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ cách mạng.
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, chấp hành chỉ thị phải đánh thắng trận đầu của Bác đã mưu trí táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24.12) và Nà Ngần (25.12.1944) trong hoàn cảnh "ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận"
Chỉ sau một tuần lễ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một căn cứ vững chắc.
Tháng 4-1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc Quân đã thống nhất lại vào ngày 15.5.1945 và mang têm Việt Nam Giải phóng quân. Lễ thống nhất được tổ chức tại Chợ Chu (Thái Nguyên) với 13 đại đội.
Tại các chiến khu cách mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển trong hình thái 3 thứ quân: tháng 5-1945 thành lập trung đội du kích của chiến khu Quang Trung tháng 6-1945 đội du kích Đông Triều ra đời, đội du kích Ba Tơ thì từ tháng 3.1945..
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan trọng; 2 giờ chiều ngày 16-8-theo lệnh của ủy Ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ngày 13.8-từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Lực lượng võ trang đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị, tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ sau 15 ngày, ách đế quốc ngót trăm năm, ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm đã bị lật nhào.
Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn, đánh dấu thời kỳ hình thành của quân đội Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại vừa qua, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mọi bộ phận khác của nó mang cái tên lịch sử là Giải phóng quân miền Nam đã góp phần quyết định cùng toàn dân đánh bại tên đế quốc đầu sỏ, đánh sập ngụy quyền tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào mùa Xuân 1975.
"... Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục" (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy:
"... Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng..." (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Sự kiện khác ngày 22 tháng 12
69 – Hoàng đế La Mã Vitellius bị bắt giữ và xử tử tại Bậc thang Gemoniae tại thành La Mã.
880 – Quân khởi nghĩa Hoàng Sào đánh chiếm đông đô Lạc Dương của triều Đường, Đông đô lưu thủ Lưu Doãn Chương suất bá quan nghênh yết, tức ngày Đinh Mão (17) tháng 11 năm Canh Tý.
1788 – Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà để giao chiến với quân Thanh, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân
1808 – Ludwig van Beethoven chỉ huy và biểu diễn tại Nhà hát Wien ở thủ đô Đế quốc Áo trong lần trình diễn đầu tiên các nhạc phẩm của ông: bản giao hưởng số 5, bản giao hưởng số 6, Concerto Piano số 4 (Beethoven tự trình diễn) và Huyễn tưởng khúc Hợp xướng (Beethoven chơi piano).
1885 – Itō Hirobumi, một samurai, trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên.
1891 – 323 Brucia trở thành tiểu hành tinh được khám phá bằng việc sử dụng ảnh chụp.
1894 – Vụ Dreyfus bắt đầu tại Pháp khi Alfred Dreyfus bị kết án sai về tội mưu phản.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Adolf Hitler ký lệnh phát triển Tên lửa V-2 như một loại vũ khí.
1944 – Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng .
1964 – Lockheed SR-71 Blackbird (Blackbird) có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Palmdale, California.
1974 – Đa số cử tri ba hòn đảo Grande Comore, Anjouan và Mohéli, bỏ phiếu thuận để hình thành quốc gia Comoros từ Pháp, đa số cử tri đảo Mayotte bỏ phiếu chống.
1978 – Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 bế mạc tại Bắc Kinh. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến theo con đường cải cách khai phóng.
1989 – Lãnh tụ cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu bị Ion Iliescu lật đổ sau nhiều ngày chạm trán đẫm máu. Nhà độc tài bị phế truất cùng phu nhân trốn khỏi thủ đô bằng một chiếc máy bay lên thẳng.
1990 – Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia giành được độc lập cuối cùng sau khi chấm dứt ủy trị
1991 – Các nhóm đối lập có vũ trang tiến hành một cuộc đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Gruzia Zviad Gamsakhurdia
2010 – Tổng thống Hoa Kỳ ký thành luật về việc bãi bỏ chính sách Không hỏi, không nói, một chính sách nhằm cấm người đồng tính luyến ái công khai phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ.
Sinh
244 – Diocletianus, hoàng đế La Mã (m. 311)
1300 – Hòa Thế Lạt, tức Nguyên Minh Tông hay Hốt Đô Đốc hãn, hoàng đế triều Nguyên và đại khả hãn Đế quốc Mông Cổ, tức ngày Nhâm Tý (11) tháng 11 năm Canh Tý
1639 – Jean Racine, nhà viết kịch người Pháp (m. 1699)
1799 – Carlo Ludovico, quốc vương người Ý (m. 1883)
1822 – Georg Demetrius von Kleist, tướng lĩnh người Đức (m. 1886)
1823 – Jean-Henri Fabre, nhà sinh học người Pháp (m. 1915)
1856 – Frank Billings Kellogg, chính trị gia người Mỹ, đoạt giải Nobel Hòa bình (m. 1937)
1858 – Giacomo Puccini, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1924)
1878 – Cao Ngọc Anh, nhà thơ người Việt Nam (m. 1970)
1883 – Edgard Varèse nhà soạn nhạc người Pháp-Mỹ (m. 1965)
1887 – Srinivasa Ramanujan, nhà toán học người Ấn Độ (m. 1920)
1890 – Cao Văn Lầu, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1976)
1906 – Nguyễn Văn Hưởng, thầy thuốc và chính trị gia người Việt Nam (m. 1998)
1920 – Trần Công An, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 2008)
1922 – Chu Văn, nhà văn người Việt Nam (m. 1994)
1935 – Huy Thục, nhạc sĩ và sĩ quan quân đội người Việt Nam
1940 – Cao Văn Phường, nhà giáo người Việt Nam
1940 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (m. 2009)
1943 – Paul Wolfowitz, chính trị gia người Mỹ
1948 – Martin Yan, đầu bếp người Mỹ gốc Trung Quốc
1949 – Maurice Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2003)
1949 – Robin Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2012)
1955 – Thomas Südhof, nhà hóa sinh học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel Y học
1960 – Chu Hoa Kiện, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông-Đài Loan
1960 – Hirai Kazuo, doanh nhân người Nhật Bản
1962 – Ralph Fiennes, diễn viên người Anh
1963 – Giuseppe Bergomi, cầu thủ bóng đá người Ý
1972 – Vanessa Paradis, ca sĩ người Pháp
1979 – Hanyu Naotake, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
1983 – Jennifer Hawkins, người mẫu người Úc, Hoa hậu Hoàn vũ 2004
1986 – Umar Farouk Abdulmutallab, tên khủng bố người Nigeria
1989 – Jordin Sparks, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Mỹ
1989 – Trần Thị Thu Hà, vận động viên thể dục nhịp điệu người Việt Nam
1993 – Meghan Trainor, ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ
Mất
69 – Vitellius, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 15)
1603 – Mehmed III, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1566)
1641 – Maximilien de Béthune, quý tộc và chính trị gia người Pháp (s. 1559)
1867 – Jean-Victor Poncelet, nhà toán học người Pháp (s. 1788)
1870 – Gustavo Adolfo Bécquer, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1836)
1880 – George Eliot, nhà văn người Anh (s. 1819)
1902 – Richard von Krafft-Ebing, nhà tâm thần học người Đức-Áo (s. 1840)
1915 – Otto von Emmich, tướng lĩnh người Đức (s. 1848)
1936 – Nikolai Alekseyevich Ostrovsky, nhà văn tại Liên Xô (s. 1904)
1949 – Võ Liêm Sơn, nhà giáo, nhà văn, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1888)
1984 – Nguyễn Hiến Lê, nhà văn, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1912)
1989 – Samuel Beckett, nhà văn người Ireland, đoạt giải Nobel (s. 1906)
1995 – James Meade, nhà kinh tế học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1907)
2009 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (s. 1940).
NoName.87 - 04/03/2016 08:03:44
Trả lời
Tags: ngày 22 tháng 12 là ngày gì,ngày 22 tháng 12,sự kiện 22 tháng 12,sự kiện ngày 22 tháng 12,sự kiện 22/12,sự kiện 22-12,ngày 22-12,22-12,ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân,Ngày hội Quốc phòng toàn dân,ngày Đông chí,ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào,ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là ngày nào,Ngày hội Quốc phòng toàn dân là ngày nào,ngày Đông chí là ngày nào,Đông chí,ngày 22 tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào,ngày 22 tháng 12 thuộc cung gì,ngày 22 tháng 12 thuộc cung nào,ngày 22 tháng 12 là cung nào
Ngày khác: