Trường THCS Đoàn Thị Điểm

2.239 lượt xem
Trường THCS Đoàn Thị Điểm tiền thân là trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được thành lập từ năm 1979 và được xây dựng trên địa bàn Buôn Tah, xã EaĐrơng, Huyện Cư’Mgar, bao gồm 3 cấp học: Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Địa chỉ: Đường Mai Hắc Đế - Thành phố Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
Cấp học: Trung học cơ sở
Loại hình đào tạo: Chính quy
Nhóm trường: Tư thục
Năm thành lập: 1979
Website: http://doanthidiem.pgddtcumgar.edu.vn/
Email: doanthidiem@pgdcumgar.edu.vn
Điện thoại: 05003854286
Số fax:
Facebook: https://www.facebook.com/thcsdoanthidiembmt/
Hiệu trưởng: Vũ Văn Mùi
Đóng góp thông tin mới cho trường học
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
 Trường THCS Đoàn Thị Điểm tiền thân là trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được thành lập từ năm 1979 và được xây dựng trên địa bàn Buôn Tah, xã EaĐrơng, Huyện Cư’Mgar, bao gồm 3 cấp học: Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm học 1995 – 1996 cấp Mầm non được tách ra thành trường Mẫu giáo EaĐrơng và năm  học 1999 – 2000 nhà trường tiếp tục tách thành trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu và trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu và thành lập theo quyết định số……ngày…..tháng….năm 1999 củaChủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Cư’Mgar – Tỉnh Đắc Lắc. Trường thuộc địa bàn Buôn Tah B – Xã EaĐrơng – Huyện Cư’Mgar, một xã thuần nông với gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (Êđê) sinh sống. Điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, sự nhận thức của đồng bào chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục trên địa bàn.

Trường có tổng diện tích là 7777m2, cơ sở vật chất hàng năm được tu bổ, xây dựng và nâng cấp dần. Từ 6 phòng học cấp 4 dột nát khi mới tách ra đến nay nhà trường đã có 12 phòng học cao tầng được xây dựng theo chương trình 135 khang trang, sạch sẽ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục.

Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại điều lệ trường THCS và các quy định khác do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Năm học 2009 – 2010 số học sinh của trường là 593 em. Năm học 2010 – 2011 có 563 em. Năm học 2011 – 2012 số học sinh tăng lên 603 em trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 100% (603em) chia thành 18 lớp với đủ các khối lớp từ khối 6 đến khối 9.

Tổng số Cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường năm học 2011 – 2012 là 43 đồng chí trong đó có 34 giáo viên trực tiếp giảng dạy đủ tất cả các bộ môn. Có 55,8% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, còn lại đều đạt chuẩn đào tạo, hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên đang theo học đại học tại chức. Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, 100% giáo viên đạt kết quả chuyên môn từ loại khá trở lên, nhiệt tình trong giảng dạy và hoạt động phong trào. Ban giám hiệu có năng lực quản lý về chuyên môn và tài chính, nhiệt huyết với nhà trường, có bản lĩnh đổi mới, tác phong làm việc khoa học.


       Nhà trường tổ chức và quản lý phù hợp với quy định Điều lệ trường THCS: Có Hội đồng trường (đã thành lập nhưng chưa có quyết định của cấp trên), có chi bộ Đảng gồm 11 đảng viên, nhiều năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Tổ chức công đoàn liên tục đạt danh hiệu công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn thanh niên đạt chi đoàn tiên tiến xuất sắc. Tổ chức Đội thiếu niên là tổ chức mạnh của nhà trường, nhiều năm liền đạt Liên đội mạnh cấp Tỉnh, năm học 2010 – 2011 Liên đội được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp. Trường có Hội đồng thi đua và khen thưởng, các tổ chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.

      Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đặc biệt thực hiện chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, trường THCS Đoàn Thị Điểm đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Năm học 2009 – 2010 có 2 giáo viên đạt giải B và C Hội thi thiết kế giáo án điện tử cấp Huyện. Năm học 2010 – 2011 có 1 giáo viên đạt giải C Hội thi thiết kế bài giảng điện tử cấp Huyện. Đến nay đã có 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định, mỗi năm học nhà trường thực hiện có hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên giỏi các cấp. Sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học hiện có, khuyến khích giáo viên, các tổ chuyên môn tự làm đồ dùng dạy học. Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp về các hoạt động giáo dục theo từn chủ điểm. Giáo viên chủ nhiệm có đầy đủ hồ sơ, sổ sách hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém đạt hiệu quả, thực hiện đầy đủ hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường, địa phương, thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hàng năm, nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động, học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khóa và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường đề ra.


Về tài chính, nhà trường thực hiện quản lý theo quy định và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục. Thư viện nhà trường đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện hoạt động giáo dục.

         Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, sự tin yêu của nhân dân xã EaĐrơng, năm học 2011 – 2012 và những năm học tiếp theo nhà trường thực hiện triệt để và nghiêm túc Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kì kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông. Nhà trường xác định, trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục theo thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.

         Nhà trường đã xác định tự đánh giá chất lượng giáo dục trong Kiểm định chất lượng giáo dục sẽ tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục của nhà trường.

         Mục đích của tự đánh giá là nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD & ĐT ban hành.

         Về phạm vi tự đánh giá nhà trường bao quát toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo 47 tiêu chí được quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT.

         Về phương pháp và công cụ đánh giá: Để tiến hành tự đánh giá nhà trường căn cứ vào thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Từ đó mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí của các tiêu chuẩn. Tất cả các bước trên nhà trường đều thực hiện đúng Hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học.

         Để thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục đạt hiệu quả, nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm 06 thành viên với đầy đủ các thành phần: cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, cốt cán tổ chuyên môn, phụ trách các tổ chức đoàn thể trong trường. Hội đồng tự đánh giá phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, năng lực mỗi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá là: Báo cáo được trình bày lần lượt từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí được mô tả rõ ràng, cụ thể hiện trạng của nhà trường cần đạt được trong mỗi tiêu chí. Sau khi mô tả hiện trạng báo cáo còn đề cập đến những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường và đặc biệt đó là kế hoạch cải tiến, phát huy những điểm mạnh, đề ra các biện pháp khắc phục điểm yếu một cách rõ ràng và có tính khả thi.
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
0
0 sao / 0 đánh giá
5 sao - 0 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 0 SAO trên tổng số 0 đánh giá
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×