nguyễn đức minh

(.)
#i look forward to making friends with you
433
20 theo dõi 26 bạn bè
Thông tin
Link tài khoản:
Xem trên Lazigo
Thành tích: 16 câu hỏi | 11 trả lời
Điểm số: 10đ giải bài | 31đ tặng
Chưa đạt Huy hiệu Học tập
Số ngày hoạt động: 674 ngày
Huy hiệu Chuyên cần:
Khởi đầu
Khởi đầu
Thử thách
Thử thách
Hố đen
Hố đen
Mặt trời
Mặt trời
Trái đất
Trái đất
Huy hiệu (+)
Bí mật
Học lực: Khá
Cấp học: Trên đại học
Môn học yêu thích: Toán học
Tình trạng: Một mình
Sở thích: Chưa xác định
Quận Ba Đình - Hà Nội
Đã tham gia: 30-04-2022
Số ngày hoạt động: 674 ngày
Ảnh nền
Báo cáo vi phạm
5
120 sao / 24 đánh giá
5 sao - 24 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 24 đánh giá
8 quà tặng | 16 câu hỏi | 11 trả lời
Santa Claus wall hanging
2
Santa Claus wall hanging
2
Christmas ginger cookies
2
Christmas ginger cookies
2
Mobile
2
Mobile
2
Pond reeds
7
Cacto
2
7 0
nguyễn đức minh
Link | Report
2023-01-26 19:20:06
Chat Online

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết - cái Tết cổ truyền của dân tộc.

Tôi còn nhớ màu xanh của lá dong, hình ảnh mà bố mẹ ngồi lau lá, gói bánh. Trông cái bánh vuông vức, xanh và rất đẹp và rồi cái giờ phút ngồi trông bánh chưng rất ấm áp và có cái gì đó đang reo trong lòng. Bây giờ đã lớn, tôi cũng tranh phần trông bánh với bố mẹ. Có năm tôi rủ mấy đứa bạn thân cùng ngồi vây quanh bếp để trông bánh chưng chín. Và ngồi bán tán về những sự kiện diễn ra năm sắp qua và những dự định cho một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười và có những thành công trên con đường học tập của năm tới. Tôi có cảm giác rất vui và hạnh phúc. Gần Tết công việc tất bật và bộn bề, ai cũng muốn giải quyết cho xong những công việc còn đang dở dang.

Ai mà chưa đi chợ Tết thì đã bỏ phí một nửa cái Tết rồi, chợ Tết mang hết cái hồn của nơi đây, trù phú hưng thịnh: nào hoa, nào hàng, cả người nữa hòa vào dòng nhộn nhịp vui tươi, có khi chả mua cái gì đâu thế mà người ta vẫn cứ đi, chủ yếu là muốn hít cái không khí vui tươi.

Đến khoảng 28 – 29 là trong nhà lại dọn chỗ cho một cây đào: năm cây to, cây nhỏ, năm nhiều hoa nhiều lộc, cũng có năm chả có nụ nào nhưng Tết nào cũng có đào Tết. Đèn nháy, đèn màu cũng được treo lên khắp nhà.

Tết có thể trôi qua đến vù nhưng ngày 30 là ngày dài nhất, mấy ngày Tết có thể chỉ đọng lại chút gì đó mờ nhạt cùng lắm là chút hương rau mùi rửa mặt cho sáng mùng 1. Bữa cơm tất niên ấm cúng quây quần cả nhà vui vẻ, đầm ấm. Có thể do ngày 30 có giao thừa nên đáng nhớ chăng? Từ chiều bố, mẹ và tôi đã tất bật chuẩn bị cho giao thừa: xếp mâm ngũ quả, bày bánh kẹo, nấu mâm cơm cúng, nấu chè (món này bây giờ được cắt giảm rồi, bận lắm).

Cuối cùng thời khắc giao thừa cũng đã đến, cảm giác ấm áp và hạnh phúc, khi thời khắc giao thừa đến cả nhà cũng ra ngoài sân xem bắn pháo hoa. Nhưng chẳng biết có phải mấy năm gần đây nhà nước cấm pháo hay không mà chỗ tôi không còn cái khoản đốt pháo đón giao thừa nữa. Sau đó thì cả nhà cùng bước vào trong nhà chờ bố thắp hương cũng gia tiên, bố mẹ sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp và trân thành cho năm mới tới cả gia đình và lì xì. Rồi các con cũng gửi những lời chúc Tết đến bố mẹ mình. Cả nhà cùng ngồi ăn bánh kẹo đủ màu sắc.

Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hồng tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xưa, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh.

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòng một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kỳ vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu được ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

4 0
ngoc linh | Chat Online Report
?
2 2
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

nguyễn đức minh
Link | Report
2023-01-25 08:25:00
Chat Online

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện củaInternet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi thể thao luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi thể thao kéo co ..

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1, 2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

 

Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015. Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”.

Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”. Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.

Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015.

Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”. Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”.

Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.

Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy…cũng có tục trò kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy gỗ, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp…Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể. Nhạc sỹ Thao Giang, người dành nhiều năm nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật dân gian, nhận xét: “Trò chơi kéo co không phải các nước không có, nhưng cách chơi của người Việt từ xưa qua hình tượng các bức tranh cho đến ngày nay vẫn thấy toát lên bản sắc của người Việt đó là: rèn luyện sức khỏe, nhưng không bạo lực, không đặt nặng tính ăn thua, tranh chấp, mà trò chơi luôn thể hiện niềm vui”.

Trong xã hội hiện đại, trò kéo co vẫn là trò chơi phổ biến trong xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người lao động… Việc trình UNESCO công nhận Nghi lễ và trò kéo co là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ là cơ hội để Việt nam tăng cường phổ biến, nhân lên niềm đam mê, yêu thích trò chơi kéo co dân gian, một di sản văn hoá truyền thống.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

7 0
Sayara | Chat Online Report

đã like 
like hộ tus đầu

0 2
Phuong Anh | Chat Online Report
#tương tác chéo ko?
#rảnh ib làm quen :3
#Gia Hân
0 2
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

nguyễn đức minh
Link | Report
2023-01-24 21:43:14
Chat Online

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện củaInternet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi thể thao luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi thể thao kéo co ..

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1, 2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

 

Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015. Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”.

Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”. Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.

Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015.

Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”. Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”.

Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.

Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy…cũng có tục trò kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy gỗ, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp…Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể. Nhạc sỹ Thao Giang, người dành nhiều năm nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật dân gian, nhận xét: “Trò chơi kéo co không phải các nước không có, nhưng cách chơi của người Việt từ xưa qua hình tượng các bức tranh cho đến ngày nay vẫn thấy toát lên bản sắc của người Việt đó là: rèn luyện sức khỏe, nhưng không bạo lực, không đặt nặng tính ăn thua, tranh chấp, mà trò chơi luôn thể hiện niềm vui”.

Trong xã hội hiện đại, trò kéo co vẫn là trò chơi phổ biến trong xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người lao động… Việc trình UNESCO công nhận Nghi lễ và trò kéo co là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ là cơ hội để Việt nam tăng cường phổ biến, nhân lên niềm đam mê, yêu thích trò chơi kéo co dân gian, một di sản văn hoá truyền thống.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.
6 0
Sayara | Chat Online Report
#đã like
#like hộ tus đầu
0 2
Phuong Anh | Chat Online Report
#tương tác chéo ko?
#rảnh ib làm quen :3
#Gia Hân
0 3
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

nguyễn đức minh
Link | Report
2023-01-12 23:31:26
Chat Online

Bây giờ nhiều trò chơi của con trẻ ngày xưa không còn nữa. Những trò chơi luyện sức khỏe như đánh khăng, luyện khéo tay như đánh bi, đánh đáo, luyện cho đôi mắt tinh nhanh như rải ranh, chuyền chắt, tất cả không còn thấy chơi. Còn cách chơi thì chắc cũng không còn đứa trẻ nào biết. May ra chỉ còn ở một số vùng nông thôn hẻo lánh. Trong các trò chơi đó, có một trò luyện trí bây giờ cũng không còn, đó là trò chơi ô ăn quan đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn. Cho đến bây giờ trò chơi ấy cũng chưa thấy một nhà nghiên cứu xã hội học nào bàn đến… May mà trò chơi này được họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đưa vào bức tranh lụa nổi tiếng cùng tên nên mọi người còn biết, còn nhớ.

Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu chuyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi.

Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Tuy xuất hiện rất lâu đời nhưng kì thực nguồn gốc xuất xứ của nó lại cách Việt Nam khá xa, cụ thể là Châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển NgàNigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi. Tại Châu Phi, ô ăn quan được “khai sinh” với cái tên là Awale (nghĩa là túi hạt), tên ô ăn quan cũng xuất phát từ phiên âm của từ này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.

Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng…. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.

Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.

Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này … Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.

Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.

Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:

Thành ngữ: Một đập ăn quan – hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.

Trích bài thơ “Chơi Ô ăn quan” của Lữ Huy Nguyên:

Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế…
Tán bàng nghiêng bóng xanh…

Trích bài thơ “Thời gian trắng” của Xuân Quỳnh:

Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…

4 1
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

nguyễn đức minh
Link | Report
2022-12-11 15:50:06
Chat Online

     Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

       Hình ảnh những người bà, người mẹ qua bao năm tháng vẫn luôn là một điều gì đó thiêng liêng trong lòng mỗi đứa con xa quê. Nếu như Bằng Việt mang nỗi nhớ bà vào hình ảnh của bếp lửa thì Xuân Quỳnh lại nhớ về người bà của mình qua tiếng gà cục tác. Hình ảnh người bà tần tảo hiện lên trong bài thơ Tiếng gà trưa mang những nét đẹp vô ngần của người phụ nữ Việt Nam.

      Bài thơ Tiếng gà trưa được gợi mở bằng tiếng gà trên con đường hành quân của người chiến sĩ:

"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

          Tiếng gà ấy đã gọi dậy cả một tuổi thơ với những kỷ niệm êm đềm của người chiến sĩ giải phóng quân. Bao nhiêu cảm xúc, niềm vui, hoài niệm bùng lên trong phút giây ngắn ngủi được nghỉ ngơi. Tuổi thơ của người chiến sĩ trong thơ Xuân Quỳnh là một tuổi thơ với sự thiếu vắng người mẹ, xa bố và ở cùng với người bà tần tảo, phải bòn từng đồng bạc lo cho đứa cháu nhỏ. Tuổi thơ của người chiến sĩ ấy tuy không được sống trong tình yêu của mẹ nhưng lại được bao dung, bù đắp bởi tình yêu thương hết mực của người bà. Bà đã ôm ấp đứa cháu nhỏ, trao cho tất cả yêu thương, bồi đắp những thiếu hụt về tình cảm gia đình. Vậy nên tất cả những khó khăn, vất vả đều đè lên đôi vai gầy guộc của người bà.

          Ở bà, người ta thấy hiện lên tất cả những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của một người phụ nữ Việt Nam mà trước tiên là tình yêu thương cháu vô bờ bến. Hình ảnh người bà già cả nhưng luôn ở sát bên dạy bảo, chăm lo cho đứa cháu nhỏ. Tiếng mắng yêu của người bà vang lên trong tiếng gà ấy:

"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng"

        Dân gian vẫn lưu truyền rằng gà đẻ mà nhìn thì sẽ bị "lang" mặt. Chính vì thế, người bà trong tác phẩm Tiếng gà trưa đã mắng yêu đứa cháu của mình khi nó vô tình nhìn thấy cảnh "gà đẻ". Điều đó đã cho thấy sự quan tâm, chăm sóc sát sao của người bà dành cho đứa cháu của mình. Bà ở bên cạnh cháu mọi lúc, lo lắng cho người cháu, dạy bảo cháu những điều hay.

         Không chỉ thế, ở bà, người ta còn thấy một sự tần tảo, chịu thương chịu khó vô cùng - một trong những phẩm chất đáng tự hào của người phụ nữ Việt. Gia cảnh nghèo khó, bà đã phải chắt chiu cho cháu từng chút một, dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những quả trứng gà mà con gà mái đẻ, bà cũng để dành, “chắt chiu” từng quả:

"Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp"

        Những quả trứng gà ấy là cả một tương lai với đàn gà nhỏ khác, tiếp nối để lo thêm cho đứa cháu nhỏ. Mỗi quả trứng là một chú gà, là một tương lai của cháu, vậy nên bà nâng niu, trân trọng vô cùng. Đàn gà là kế sinh nhai, là bộ quần áo mới của đứa cháu nhỏ khi tết đến xuân về, chính vì thế, bà luôn chăm lo, cẩn thận chăm sóc đàn gà:

"Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới"

         Tất cả những điều bà làm, bà lo đều hướng về đứa cháu, chưa từng có phút giây nào bà nghĩ tới bản thân mình. Cả đời bà là sự tần tảo, hy sinh vì con vì cháu. Bà là hình ảnh của biết bao người bà khác ở đất nước Việt Nam ta, cả một đời ngậm đắng nuốt cay hy sinh cho con cái, cháu chắt.

          Tiếng gà trưa vang lên gợi lại cho người chiến sĩ - người cháu tất cả những gì đẹp nhất, êm đềm nhất của tuổi thơ. Hình ảnh người bà in đậm trong tâm trí người chiến sĩ bởi cả tuổi thơ anh đã đi qua cùng bà. Mỗi lúc bà nâng niu từng quả trứng là nâng niu từng ước mơ, khát vọng và hạnh phúc của anh. Cả cuộc đời bà đã dành cho anh hết thảnh những gì tốt đẹp nhất trong những năm tháng bình yên nhất của cuộc đời nơi làng quê nghèo. Cũng chính vì thế, tình cảm bà cháu của anh đã hòa chung với tình yêu đất nước, đó chính là lý do để anh lên đường chiến đấu vì Tổ quốc:

"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"

           Tiếng gà nhảy ổ, tiếng bà chỉ dạy bảo ban, những quả trứng hồng của một tuổi thơ em đềm tươi đẹp đã trở thành nguồn động lực to lớn để người chiến sĩ ra đi để chiến đấu.

           Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

         Nếu viết về bà thì tác giả Hữu Thỉnh có viết:

“Bà ơi mùa hạ đi đâu?

Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây

Tiếng sấm trốn lẩn vào mây

Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà

Sông gầy, đê doãi chân ra

Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa

Khoai sọ mọc chiếc răng thưa

Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều

Nghe bà, cháu mặc đã nhiều

Mà sao cái rét vẫn theo vào nhà

Cháu sà vào lòng của bà

Đôi tai đã buốt, tay xoa ấm dần

Cái lạnh chạy khỏi đôi chân

Hàm răng thôi khỏi va nhầm vào nhau

Bà ơi cháu đã thấy rồi:

Mùa hạ vào ở trong đôi tay bà”.

          Bài thơ “Mùa hạ đi đâu” đã thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ, mùa đông và qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả. Bằng cách dùng tính từ chỉ con người để nói về cảnh vật, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình khiến cảnh vật trở nên sống động và có hồn hơn. Câu thơ đọc lên đến đâu là gợi mở cảm xúc cho con người đến đó. Tác giả mượn lời bà để miêu tả thiên nhiên khi mùa hạ đi qua. Qua đó cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về. Cuối cùng tất cả những khoảnh khắc đấy đều nằm trong đôi tay của người bà kính yêu.

           Bài thơ Tiếng gà trưa được viết bằng thể thơ năm chữ, với nhịp thơ linh hoạt, giọng thơ giản dị, mộc mạc nhưng đã để lại trong lòng chúng ta những cảm xúc thật khó diễn tả nên lời. Những hình ảnh tươi sáng về tuổi thơ người chiến sĩ mà Xuân Quỳnh miêu tả có thể khiến cho bất cứ ai cũng phải rưng rưng xúc động. Hình ảnh người bà cả đời tần tảo vì con cháu đã khắc hoạ rõ nét những phẩm chất cao đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam ta.

5 0
Châu | Chat Online Report
like = trả tuss đầu , rảnh tt chéo
0 2
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập