Rose

#hashtag
1.259
36 theo dõi 8 bạn bè
Thông tin
Link tài khoản:
Xem trên Lazigo
Thành tích: 29 câu hỏi | 462 trả lời
Điểm số: 612đ giải bài | 1.711đ tặng
Chưa đạt Huy hiệu Học tập
Số ngày hoạt động: 170 ngày
Huy hiệu Chuyên cần:
Khởi đầu
Khởi đầu
Thử thách
Thử thách
Huy hiệu (+)
7 - 5 - 2008
Học lực: Chưa xác định
Cấp học: Trung học cơ sở
Môn học yêu thích:
Tình trạng: Chưa xác định
Sở thích: Chưa xác định
Thành phố Vũng Tàu - Bà Rịa-Vũng Tàu
Đã tham gia: 13-12-2020
Số ngày hoạt động: 170 ngày
Báo cáo vi phạm
5
190 sao / 38 đánh giá
5 sao - 38 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 0 đánh giá
Điểm 5 SAO trên tổng số 38 đánh giá
0 quà tặng | 29 câu hỏi | 462 trả lời
14 0
Rose
Link | Report
2020-12-27 16:50:27
Chat Online

Bài thơ  “Cảnh khuya” được chủ tịch Hồ Chí Minhsáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947. Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vận giữ vững được phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động tinh thần đối với mình.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ngay từ hai câu đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Ngay từ nhan đề bài thơ: “Cảnh khuya”, ta cũng có thể đoán ra được khoảng thời gian trong bài, đó vào ban đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ “trong”, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: “trong như tiếng hát xa”. Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)

Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.

Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:

”Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bống trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ: “Cảnh khuya như vẽ”.

Điệp ngữ “chưa ngủ” cho thấy tâm trạng băn khoăn, thao thức của Bác. Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người.

Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự xếp sắp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một  về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.

11 0
Diệu Linh | Chat Online Report
Mới học bài này năm ngoái
2 0
Si mon | Chat Online Report
LIKE
2 1
Thư | Chat Online Report
đã trả
0 1
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập