mingss

(ninja rùa)
#scheme king
3.921
126 theo dõi 81 bạn
Thông tin
Link tài khoản:
Xem trên Lazigo
Thành tích: 25 câu hỏi | 39 trả lời
Điểm số: 20đ giải bài | 82đ tặng
Chưa đạt Huy hiệu Học tập
Số ngày hoạt động: 435 ngày
Huy hiệu Chuyên cần:
Khởi đầu
Khởi đầu
Thử thách
Thử thách
Hố đen
Hố đen
Mặt trời
Mặt trời
Huy hiệu (+)
Bí mật
Học lực: Giỏi
Cấp học: Trung học cơ sở
Môn học yêu thích:
Tình trạng: Phức tạp
Sở thích: Thể thao, Âm nhạc, Ảo thuật, Khám phá, Thú cưng, Nấu ăn, Truyện tranh, Hacker, Giải trí, vui chơi ngoài trời
Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hoá
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đăng nhập để xem thông tin
Đã tham gia: 07-08-2020
Số ngày hoạt động: 435 ngày
Báo cáo vi phạm
4.8
627 sao / 131 đánh giá
5 sao - 124 đánh giá
4 sao - 0 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 7 đánh giá
Điểm 4.8 SAO trên tổng số 131 đánh giá

Phòng - Thiết kế riêng của mingss

40
0 quà tặng | 25 câu hỏi | 39 trả lời
25 8
mingss
Link | Report
2020-08-19 09:11:56
Chat Online
nếu như các bn mang Mp3, Mp4 đến trường thì ko sao
nhưng mang Mp-5 đến trường là bị bắt, nếu vẫn còn thắc mắc thì cùng tìm hiểu nào

MP5 là súng tiểu liên 9 mm do Đức thiết kế, phát triển vào thập niên 1960 bởi nhóm kỹ sư thuộc nhánh công xưởng Tây Đức của Heckler & Koch GmbH (H&K). MP5 lần đầu tiên được giới thiệu năm 1966 với tên HK54. Tên MP5 xuất phát từ Maschinenpistole 5 (Súng tiểu liên mẫu số 5). Do sự thành công của mẫu súng trường tiến công Heckler & Koch G3, công ty H&K quyết định phát triển 4 nhóm súng với cỡ đạn khác nhau (về cơ bản là vẫn dựa trên thiết kế của khẩu G3): 7,62x51mm NATO, 7,62x39mm M43, 5,56x45mm NATO, 9x19mm Parabellum. Khẩu MP5 là mẫu thứ tư, có tên ban đầu là HK54.

MP5 là khẩu súng có uy lực không lớn (vì dùng đạn 9 mm của súng ngắn) nhưng bù lại, nó lại có độ giật rất thấp khi bắn ở tốc độ bắn nhanh, nhỏ gọn, trọng lượng súng nhẹ (chỉ khoảng 3 kg), tiện lợi và có thể lắp thêm phụ kiện như: Ống giảm thanh, kính ngắm laser... nên khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng như đặc nhiệm Hải quân Mỹ (Navy SEAL), đặc nhiệm SWAT (Mỹ), Hiến binh Pháp (GIGN), đặc nhiệm GSG-9 (Đức). Nhưng do có sức công phá yếu, tầm bắn ngắn nên MP5 không thể cạnh tranh với các khẩu súng trường tiến công nổi tiếng như AK-47M16 trên chiến trường rộng lớn.

Được nhà sản xuất Heckler & Koch phát triển trong khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, tính đến thời điểm hiện tại, MP5 với khả năng cơ động, gọn nhẹ đã trở thành sự lựa chọn của không ít những lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát trên toàn thế giới. Việt Nam cũng trang bị cho một số lực lượng cảnh sát đặc nhiệm phiên bản MP5KA4 (phiên bản rút gọn của MP5 trên chiến trường) và MP5A3
                         Súng MP5
 

MP5 là súng tiểu liên 9 mm đo Đức thiết kế, phát triển vào thập niên 1960 bởi một nhóm các kỹ sư thuộc nhánh công xưởng Tây Đức của Heckler & Koch GmbH (H&K). MP- 5 lần đầu tiên dược giới thiệu năm 1966 với tên HK54. Tên MP-5 xuất phát từ Maschinenpistole 5 (súng tiểu liên mẫu số 5). 

MP-5 là khẩu súng có uy lực bắn không lớn nhưng bù lại nó có độ giật thấp khi bắn tốc độ bắn nhanh; nhỏ gọn, nhẹ tiện lợi và có thể lắp thêm phụ kiện như ống hãm thanh, kính ngắm laser... nên khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng như đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy SEAL, đặc nhiệm SWAT (Mỹ), Hiến binh Pháp (GIGN), đặc nhiệm GSG-9 (Đức). Nhưng do có sức công phá yếu, nên MP5 không thể cạnh tranh với các khẩu súng nổi tiếng như AK47, M16 trên chiến trường. Sự thành công của MP-5 có thể nói là ngoài mong đợi của nhà sản xuất. Những yếu tố của thành công đó là chất lượng cao và độ tin cậy của súng, khả năng bắn phát một chính xác, rất linh hoạt.
 

MP5, về cơ bản giống với khẩu súng trường tấn công G3 với nòng rãnh xoắn, 3 chế độ bắn khác nhau và cơ chế búa điểm hỏa. Ban đầu MP5 sử dụng băng đạn thẳng với cơ chế nạp đạn chậm blowback, sau đó được cải tiến với băng đạn hơi cong có thể nạp 15 hoặc 30 viên và cơ cấu nạp đạn trích khí ngang. Khi viên đạn đi được từ 2/3 đến 3/4 nòng súng (tùy theo từng loại), một lượng khí nén nhất định thoát qua một lỗ nhỏ trên nòng súng, được dẫn vào một xi lanh đặt dọc theo thân súng, ép lên thoi đẩy nối liền với khóa nòng, đẩy khóa nòng lùi về phía sau. Vì lượng khí được trích ra rất nhỏ nên ảnh hưởng của nó không đáng kể đến sơ tốc đầu đạn. Hệ thống trích khí ngang có ưu điểm làm giảm đáng kể sức giật lên toàn bộ thân súng, giúp cho xạ thủ xạ kích ổn định, đạn bắn ra chụm hơn trên mục tiêu. 

Dùng cơ cấu móc vỏ đạn bằng then xoay. Cơ cấu này là cụm khóa nòng gồm then móc đạn và vỏ khóa nòng lắp đồng tâm, đồng trục. Trên then xoay móc đạn có 3 hoặc 4 mấu dương. Trên hộp chứa then móc đạn có 3 hoặc 4 rãnh âm, bước rãnh từ 15 cm đến 30 cm tùy theo cự li tiến-lùi của khóa nòng. Khi khóa nòng lùi sau, móc trên then móc đạn vừa lùi vừa xoay quanh gờ bám của vỏ đạn. Lực kéo tác động đều lên toàn bộ chu vi gờ móc của vỏ đạn, giúp cho việc thoát vỏ đạn dễ dàng hơn. Lực tác động lên vỏ đạn đồng đều và kéo thẳng về phía sau, hạn chế độ lệch khi móc vỏ đạn làm việc, giúp đường đạn đi thẳng đúng theo trục thước ngắm - nóng súng. Nhược điểm của cơ cấu này là nó làm giảm tốc độ bắn của súng do thời gian thải vỏ đạn và đẩy viên đạn mới vào buồng dạn dài hơn kiểu móc thẳng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta tăng lực đẩy của lò so và tăng khối lượng thuốc đạn, giảm kích thước đầu đạn để tăng thêm lượng khí đẩy khóa nòng lùi sau. Kết quả là làm tăng tốc độ bắn nhưng động năng của đầu đạn lại giảm đi, cự ly sát thương cũng giảm theo. 

MP5 sử dụng cơ cấu ngắm bắn  khe ngắm – đầu ruồi,  cơ cấu này dùng vật chuẩn thứ nhất (đầu ruồi) hình chữ I đặt trong khe ngắm hình chữ V, chia đôi khe sáng ở khe ngắm thành hai phần bằng nhau, đầu ruồi ngang bằng với vai ngắm. Đường ngắm cơ bản đi qua đầu ruồi. Tùy theo cấu tạo, yêu cầu tác xạ mà có loại súng dạng "ngắm đâu trúng đó" và có loại súng "ngắm dưới trúng trên". Phương pháp ngắm dưới trúng trên thường được hệ thống vũ khí khối Warsava (cũ) sử dụng, có độ lệch lên từ 12 đến 20 cm tùy theo loại súng. Cơ cấu này có ưu điểm là xạ thủ quan sát được toàn bộ phần trên (phần quan trọng nhất) của mục tiêu. Cách lấy đường ngắm cơ bản tuy phức tạp hơn nhưng nếu tập luyện tốt có thể đạt hiệu quả cao hơn phương pháp "vòng tròn đồng tâm" trong điều kiện tác chiến ác liệt, đối phương phát huy hỏa lực mạnh. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, không cần độ chính xác cao mà chỉ cần sát thương đối phương với yêu cầu tương đối chính xác, chỉ cần đặt đầu ruồi trong khe ngắm là đủ để xác định hướng bắn. Còn tầm đạn sẽ bị sức giật chi phối. Điều này đặc biệt hiệu quả khi dùng với súng có cơ chế giảm giật bằng đầu nòng vát xuống. Khi khe ngắm và đầu ruồi bị đất, bùn hoặc các chất bẩn bám vào, việc lau chùi và khôi phục khe sáng dễ dàng và nhanh, đáp ứng được điều kiện chiến đấu khẩn trương. Tuy nhiên có thể thay bằng ống ngắm quang học, kính nhìn đêm hay kính red-dot.

Súng có ba chế độ bắn, bao gồm: an toàn, bán tự động bắn 1 viên, tự động bắn liên tục. Trang bị loại đạn cỡ 10mm (10x25mm) và 40S&W (10x22mm). Tốc độ bắn 800 viên / phút, tốc độ đạn 400 m/s, tầm bắn hiệu quả 25m đến 100m, tầm bắn tối đa 150 m

3 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-18 21:38:36
Chat Online
ai chứng minh đc 1=2 thì tui tặng cho 10 xu nha
2 0
Tau Bị Thiểu Năng | Chat Online Report
x2 - x2 = x2 - x2
x (x - x) = (x + x) (x - x)
x = x + x
x = 2 x
1 x = 2x
1 =2
0 1
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-18 21:14:30
Chat Online
cho hỏi AK-47 có tức vói thg AK-74  tui sắp kể không ạ
AK-74 là phiên bản hiện đại hóa của AKM được phát triển từ năm 1974. AK-74 sử dụng loại đạn 5,43×39 mm thay vì loại đạn 7,62×39 mm như AK-47 để tăng độ chính xác khi bắn liên tục do giảm sức giật. So với AK-47, AK-74 nhẹ hơn giúp tăng khả năng cơ động. AK-74 bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1976.
Ban đầu, AK-74 được sản xuất hạn chế để trang bị cho các lực lượng đặc biệt. Súng được thay thế các bộ phận bằng gỗ (ở bản AK-47) bằng hỗn hợp nhựa đen (năm 1990) hoặc nâu (ở bản AK-74); một số bộ phận truyền động (thoi đẩy, khóa nòng, hộp tiếp đạn, vỏ súng) không dùng thép mà dùng hợp kim. Các cải tiến này làm cho trọng lượng nhẹ đi. Chiều dài của súng được nâng lên (943 mm so với 870 mm của AK-47) tăng khả năng chính xác, giảm đáng kể tiếng ồn cùng độ giật so với khẩu súng AK-47 ra đời trước nó.
                                          Ak74assault.jpg
Do súng nhẹ đi, đạn cỡ nhỏ hơn nên một xạ thủ có thể mang được lượng đạn gấp 1,5 lần so với việc sử dụng AK-47. Vì vậy, thời gian duy trì hỏa lực nhanh và mạnh hơn AK-47. Cũng do súng nhẹ nên binh sĩ sử dụng súng này dễ mang vác, xoay trở, cơ động hơn trên chiến trường hơn.
Do rút cỡ đạn từ 7,62 mm xuống 5,45 mm, thậm chí nhỏ hơn cỡ đạn tương tự của tiêu chuẩn NATO (5,56 mm), nên mặc dù sơ tốc đầu đạn lớn hơn AK-47 nhưng thời gian duy trì động năng của đạn ngắn hơn AK-47, dẫn đến tầm bắn và mức độ sát thương hạn chế. Tầm bắn sát thương có hiệu quả giảm xuống còn bằng 3/4 AK-47. Khả năng xuyên giáp của đạn bị giảm rất đáng kể. Trong cuộc đối đầu với quân phiến loạn ở Chechenia - Ingushetia năm 1996, nhược điểm của việc sử dụng AK-74 với loại đạn 5,45 mm có ưu thế hỏa lực vừa phải là nhiều so với AK-47 sử dụng đạn 7,62 mm. Mặt khác, sự tiến bộ khoa học đã giúp các bộ áo giáp chống đạn ngày càng chắc chắn hơn khiến các loại đạn cỡ vừa mất đi hiệu quả. Những điều này đã làm một số viên chức trong giới quân sự Nga có ý kiến muốn quay lại sử dụng loại đạn 7,62 mm
4 0
mingss | Chat Online Report
nhìn kĩ thì chi tiết của AK-74 vẫn đẹp hơn AKM và AK-47
0 0
Duong Phuong Anh | Chat Online Report
bợn hiểu bt nhiều ghê
like cho bn nè
trả tus đầu tớ nha
2 0
Lê Thị Hoàng Anh | Chat Online Report
cái này khá dài nhưng vẫn lười đọc -.- mà công nhận bn hiểu bt về súng thật đấy (:
1 0
mingss | Chat Online Report
 ๖ۣۜ๖ۣۜBẹρ ๖ۣۜLêッ bài này dài mấy đâu
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-18 20:26:55
Chat Online
lm theo yêu cầu của bn Çą₥:)?  nha, bây h cùng tìm hiểu về dòng súng tiểu liên mp40 nào

MP-40 (MP là 2 chữ viết tắt của cụm từ "Maschinenpistole", nghĩa là súng tiểu liên) là loại súng tiểu liên được quân đội Đức Quốc xã sử dụng rộng rãi trong suốt Thế chiến thứ Hai. Sau này, nó còn được rất nhiều các lực lượng vũ trang khác sử dụng trong suốt Chiến tranh Lạnh dưới dạng viện trợ quân sự.

MP-40 được kĩ sư Heinrich Vollmer thiết kế vào năm 1938. Quân Đồng minh thường gọi nó là "Schmeisser" theo tên của nhà thiết kế Hugo Schmeisser mặc dù trên thực tế thì nó không phải là mẫu thiết kế của kĩ sư này. Có một tờ báo ở Đức đã đăng bằng thiết kế MP 40 là của Hugo Schmeisser. Sau đó không lâu, kĩ sư Heinrich Vollmer đã lên tiếng phản bác bài báo đó đăng nội dung sai sự thật. Tờ báo đó đã phải đăng bài công khai xin lỗi ông Vollmer vì đã đưa tin sai sự thật.
                                       MP 40 AYF 2.JPG
 

Heinrich Vollmer đã làm việc với khẩu MP-36 của Berthold Geipel (Mẫu MP-36 được Berthold Geipel phát triển cho quân đội Đức) và đến năm 1938 thì ông đã giới thiệu khẩu MP-38 của mình để đáp ứng nhu cầu của quân đội Đức Quốc Xã về một loại súng tiểu liên chiến đấu cá nhân tiêu chuẩn dành riêng cho những người lính Đức. Mẫu MP-38 được kĩ sư Heinrich Vollmer thiết kế. Ông tổng hợp ưu điểm của 3 mẫu súng trước đó là: MP 36, VPM 1930 và EMP (trong đó VPM 1930 và EMP là do chính ông Heinrich Vollmer đã thiết kế trước đó) lại với nhau. MP-38 là mẫu đầu tiên và MP-40 là mẫu MP-38 đã được đơn giản hóa với nhiều sự thay đổi nhỏ lẻ nhằm để tiết kiệm một cách tối đa các chi phí sản xuất cũng như thời gian và công sức của những công nhân đã bỏ ra để sản xuất súng. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc súng được làm chủ yếu từ thép dập để cho rẻ và bền. Súng có thể được sản xuất hàng loạt một cách dễ dàng và nhanh chóng trong điều kiện sản xuất thời chiến.

Những thay đổi có liên quan trực tiếp đến khẩu súng tiểu liên này được lấy kinh nghiệm và ý kiến từ những lính Đức đã sử dụng khẩu MP-38 khi họ xâm lược Ba Lan vào năm 1939. Các thay đổi đã được thử nghiệm trong một mẫu trung gian được gọi là MP-38/40 và sau đó chuyển hẳn sang mẫu chính thức là MP-40. Có khoảng hơn 1 triệu khẩu MP 40 được chế tạo trong suốt chiến tranh thế giới thứ II diễn ra khốc liệt.

MP-40 thường được quân Đồng Minh gọi là "Schmeisser" theo tên nhà thiết kế vũ khí Hugo Schmeisser. Chính nhà thiết kế Schmeisser đã thiết kế nên khẩu tiểu liên MP 18. Khẩu MP 18 là loại súng tiểu liên đầu tiên được sản xuất hàng loạt và sử dụng trong những tháng ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ nhất trong tay lính StormTrooper - lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đội Đức trong Thế Chiến thứ I. Tuy nhiên ông lại không thiết kế khẩu MP-40, mặc dù cho là có một bài báo đã đăng bằng sáng chế của ông Schmeisser. Ông Schmeisser trên thực tế đã thiết kế khẩu MP-41 với báng súng bằng gỗ cũng như có nút chọn chế độ bắn giống như khẩu MP-28. MP-41 không được đưa vào sử dụng rộng rãi trong quân đội Đức nhưng nó lại được sử dụng bởi lực lượng SS và lực lượng cảnh sát. Chúng cũng được xuất sang cho đồng minh của Đức là Romania. Việc sản xuất của MP-41 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vì Erma đã thành công trong việc khởi kiện công ty Haenel (công ty Haenel nắm dây chuyền và công nghệ sản xuất MP-41) vì họ vi phạm bằng sáng chế mà Erma đã sở hữu từ trước trong việc sản xuất khẩu MP-40. Bên cạnh Erma, tập đoàn Steyr-Daimler-Puch (nay là Steyr Motors) cũng tham gia sản xuất MP-40 theo giấy phép của Erma và công nghệ riêng của họ.

Bắt đầu từ tháng 9 - 1943, quân đội Đức đã tiến hành sản xuất loạt những khẩu StG 44 của nhà thiết kế Hugo Schimeisser để bổ sung thêm vào kho súng bộ binh của Wehmarcht và Waffen-SS. Khẩu StG-44 đã nhanh chóng được đưa ra chiến trường và đồng hành với khẩu MP-40 ở cả hai mặt trận mà Quân Đức tham chiến: Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Đông từ tháng 11 năm 1943 cho đến khi người Đức đầu hàng vào năm 1945. Mặc dù đã có khẩu StG-44 nhưng người Đức vẫn duy trì việc sản xuất khẩu MP-40. Những khẩu MP-40 cuối cùng được sản xuất vào tháng 6 năm 1945, một tháng sau khi người Đức đã đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh.
 

MP-40 là loại súng tiểu liên hoàn toàn tự động, hoạt động theo nguyên tắc nạp đạn bằng phản lực bắn, với thiết kế được làm hoàn toàn bằng kim loại cùng báng gấp khá đẹp và gọn gàng.

Tuy vậy, khẩu MP-40 vẫn có những điểm yếu ở băng đạn 32 viên của nó. Với kiểu thiết kế băng đạn đẩy từng viên một từ hộp tiếp đạn lên nòng súng chứ không phải đẩy 2 viên một từ hộp tiếp đạn lên nòng súng (như khẩu Thompson của Mỹ chẳng hạn) nên điều này gây ra ma sát khá lớn giữa các viên đạn trong băng. Một nhược điểm nữa mà ta thường thấy đó là khi bắn thì xạ thủ thường nắm chặt tay của họ vào băng đạn của súng nhằm mục đích là để cố định cho băng đạn của súng được gắn chắc hơn vào súng để tránh việc khi đang bắn thì băng đạn bị tuột ra khỏi súng (vì khóa giữ hộp đạn của súng khá yếu). Trong chiến đấu thì điều này đặc biệt nguy hiểm. Lính Đức được huấn luyện giữ hộp tiếp đạn của súng khi đang bắn một cách rất tỉ mỉ và cẩn thận. Nó cũng chỉ có duy nhất chế độ bắn là bắn liên thanh nên nhiều lính Đức cảm thấy khó để kiểm soát được tốc độ bắn súng ngay từ lần đầu tiên. Nhưng bù lại, lực giật của đạn 9mm là khá yếu nên tính chính xác của súng vẫn giữ ở mức độ khá cao mặc dù ở chế độ bắn hoàn toàn tự động. Trong khi đó, Thompson (Mỹ), Sten (Anh) hay PPSh-41 (Liên Xô) có nút chọn chế độ bắn với 2 chế độ bắn là tự động và bán tự động.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai thì những khẩu MP-40 còn lại trong các kho vũ khí của Đức Quốc Xã đều được được mang ra chiến đấu tiếp dưới dạng viện trợ quân sự. Nó được tương đối nhiều các lực lượng khác nhau trên thế giới sử dụng trong các trận chiến lớn sau Thế chiến thứ hai. Quân Pháp ở Đông Dương sử dụng khẩu tiểu liên này với số lượng tới hàng trăm nghìn khẩu (nhất là những lính đặc kích của Hải quân Pháp và rất nhiều lính dù Pháp) trong giai đoạn đầu cuộc chiến (từ 1946 đến 1951) này. Từ sau năm 1951, quân Pháp thay nó bằng MAT-49
                                              MP40 sub-machine gun, Germany 1940 - Submachine gun - World War I ...
                                    ( khẩu Mp-40 không có băng súng)

3 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-16 19:24:41
Chat Online
hehe hôm nay tui đăng thêm súng nè
tìm hiểu về anh em của AKM thui Ak-47
 

Súng trường tự động Kalashnikov (Автомат Калашникова, viết tắt là АК) là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX, được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov. Tên gọi thông dụng của súng là AK-47 (АК-47). Theo phân loại của khối Xã hội chủ nghĩa, АК-47 thuộc loại tiểu liên, họ súng máy. Theo phân loại của NATO, АК-47 thuộc loại súng trường tấn công, cũng thuộc họ súng máy.

Cho đến thời điểm đầu thế kỷ XXI, dù đã có hơn 70 năm tuổi thọ song АК-47 và các phiên bản của nó vẫn là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn là vũ khí tiêu chuẩn bởi trên 50 quân đội, ngoài ra nó còn phục vụ rất nhiều các lực lượng vũ trang, du kích khác tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Chi phí sản xuất, chi phí bảo dưỡng đều rất thấp, độ tin cậy, hiệu quả, độ bền bỉ rất cao trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới. Tầm bắn hiệu quả nhất của АК-47 trong khoảng 400 mét, chuyên dùng để tác chiến tầm ngắn và tầm trung.[8], các phiên bản mới hơn có thể đạt tầm bắn hiệu quả xa hơn, khoảng 2 km.

Với những ảnh hưởng của mình, АК-47 được gọi là một biểu tượng trong quân sự, một thứ vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh. Hiện tại АК-47 đang là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội của hơn 60 quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác nữa sử dụng АК-47 cho các lực lượng cảnh sátbiên phòng. АК-47 còn là lựa chọn của các lực lượng nổi dậy và tội phạm trên khắp thế giới do độ bền rất cao và giá thành lại rẻ. Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi chế tạo ra loại súng đối thủ là M16, АК-47 cùng với SKS vẫn cứ "đắt như tôm tươi" trên thị trường súng dân sự Mỹ với số lượng hàng triệu khẩu được bán trong 1 năm, tương đương số lượng súng AK mà quân đội Nga và cảnh sát Nga đang sở hữu[10]

АК-47 là nền tảng để Liên Xô (nay là Nga) nghiên cứu phát triển thành các biến thể hiện đại hóa như: АКMRPKАК-74RPK-74AN-94АК-103АК-107АК-12RPK-16,... các phiên bản hiện đại hóa được làm nhẹ đi và được trang bị thanh ray để gắn thêm các phụ kiện. Các quốc gia khác cũng phát triển một loạt mẫu súng mới dựa trên nền tảng АК-47 như Galil ACE (Israel), Rk 95 Tp (Phần Lan), Karabinek szturmowy wz. 1996 Beryl (Ba Lan), Zastava M21 (Serbia)... Những loại súng này nhìn chung đều áp dụng cơ chế hoạt động là trích khí và khóa nòng xoay giống hệt như АК-47, chỉ khác về hình dáng bên ngoài và một số bộ phận phụ.

                              AK-47 assault rifle.jpg

Trong Chiến tranh thế giới thứ haiĐức Quốc Xã phát triển mẫu súng trường tấn công, dựa vào nghiên cứu cho thấy đa số cuộc đấu súng xảy ra ở cự ly gần, trong vòng 350 mét. Uy lực của loại súng trường bắn phát một Karabiner 98k là quá mạnh (tầm hiệu quả là 800m) nhưng tốc độ bắn lại quá chậm cho đa số cuộc đấu súng ở cự ly gần (tối đa 30 phát/phút). Súng tiểu liên như khẩu MP-40 chẳng hạn thì bắn nhanh, mật độ hỏa lực cao nhưng tầm bắn lại ngắn (chỉ khoảng 50-100 mét). Kết luận của các nhà quân sự Đức Quốc Xã là cần sáng chế một loại súng kết hợp giữa súng trường và súng ngắn liên thanh có các tính năng cơ bản như hộp tiếp đạn có sức chứa lớn, hỏa lực dày và chính xác với tầm bắn trung bình có hiệu quả đạt đến 350 mét. Loại súng tiểu liên StG 44 (MP-44) được ra đời, không dùng đạn nhẹ đầu tròn như MP-40 nữa mà chuyển sang dùng loại đạn 7,92x33 mm là loại đạn đầu nhọn có liều thuốc phóng lớn hơn.

Tuy nhiên, trong lịch sử, khẩu súng StG 44 (MP-44) không phải là loại súng đầu tiên có những tính năng này; khẩu Fedorov ra đời trước đó (từ 1916) đã có mang trong mình thiết kế của súng trường tấn công[cần dẫn nguồn]. Khẩu Fedorov sử dụng cỡ đạn trung bình 6,5x50mm giúp giảm giật, khiến cho khẩu súng bắn nhanh và có thể vừa chạy vừa bắn, nhưng vẫn đảm bảo sức công phá và tầm bắn hơn rất nhiều so với súng ngắn liên thanh. So với tiêu chuẩn của súng trường tấn công ngày nay, StG-44 vẫn chưa hoàn chỉnh: tầm bắn hiệu quả vào khoảng 300 mét (cao hơn súng tiểu liên nhưng thấp hơn súng trường tấn công tiêu chuẩn), không có ốp lót tay (xạ thủ phải nắm lấy băng đạn do không thể cầm vào phần đầu nòng súng dễ bị nóng khi bắn lâu, khiến việc lấy điểm ngắm ở cự ly xa trở nên khó khăn). Tuy nhiên, thiết kế của StG-44 đã là rất hoàn hảo trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra ưu thế cho lính Đức Quốc Xã trước các loại súng trường bắn phát một hoặc súng ngắn liên thanh thời đó của bộ binh đối phương. Điều này khiến ban lãnh đạo Liên Xô quyết định nghiên cứu, chế tạo ra mẫu súng trường tấn công của họ.
 

Mikhail Timofeyevich Kalashnikov (Михаил Тимофеевич Калашников) bắt đầu sự nghiệp thiết kế súng từ năm 1942, khi ông đang dưỡng thương trong bệnh xá trong thời gian diễn ra chiến dịch Bryansk[11]. Sau khi nhận thấy những bất ổn trong thiết kế súng tiểu liên, ông tham gia vào cuộc thi vũ khí mới sẽ sử dụng đạn 7,62x41 mm được phát triển bởi Elisarov và Semin vào năm 1943 (đạn 7,62x41 mm là loại đạn thử nghiệm sẽ phát triển thành loại đạn 7,62x39 mm hiện nay).[cần dẫn nguồn]

Lúc đó, Hồng Quân đang mở một cuộc thi thiết kế một loại súng mới với yêu cầu là đáng tin cậy trong môi trường lầy lội, ẩm ướt và giá lạnh của Liên Xô, Kalashnikov tham gia. Ông thiết kế một mẫu súng carbine dựa trên phần lớn thiết kế khẩu súng M1 Garand của Hoa Kỳ, và mẫu này thua mẫu của Sergei Gavrilovich Simonov (mẫu súng của Simonov sau này trở thành khẩu CKC). Cùng thời gian đó, quân đội Xô Viết cũng bắt đầu quan tâm với việc phát triển một loại súng trường tấn công thực thụ, sử dụng đạn M43 có kích thước ngắn hơn. Mẫu thiết kế đầu tiên của kiểu súng này được Aleksei Sudayev giới thiệu năm 1944 với tên AS-44. Tuy nhiên trong các cuộc thử nghiệm nó bị đánh giá là quá nặng nề và nòng súng của nó bị nóng lên rất nhanh. Hơn nữa, khẩu AS-44 có cấu tạo rất phức tạp nên Hồng Quân vốn yêu thích một mẫu vũ khí đơn giản, dễ sản xuất, dễ sử dụng, bền bỉ,...nên khẩu AS-44 bị "out" ngay là điều không có gì là khó hiểu.Sudayev qua đời vì bị ung thư dạ dày vào năm 1946 nên trước khi qua đời một thời gian thì ông đã chỉ định Kalashnikov tiếp quản chương trình này. Một cuộc thi thiết kế khác được tổ chức vào hai năm sau đó, và lần này đội thiết kế của Kalashinkov lại tiếp tục đăng ký tham gia. Đó là một khẩu súng trường hoạt động dựa trên nguyên tắc trích khí và khóa nòng mở để nạp đạn giống như mẫu carbine năm 1944 của ông cùng với một hộp đạn cong chứa 30 viên.

Các mẫu súng của ông (ký hiệu АК-1 và АК-2) đã tỏ ra đáng tin cậy và vượt lên mẫu của các đối thủ khác, lọt vào vòng 2 của cuộc thi cùng với các mẫu thiết kế là AB-47 của Bulkin và AD-47 của Dimentiev. Cuối năm 1946, khi các khẩu súng bắt đầu được thử nghiệm, một trong những trợ lý của Kalashnikov là Aleksander Zaytsev đề xuất một sự cải tổ lớn đối với thiết kế АК-1 của Kalashnikov với mục đích chính nhằm nâng cao độ tin cậy của súng. Lúc đầu, những người lính Hồng Quân nhận khẩu АК-1 từ Kalashnikov một cách miễn cưỡng. Họ đã quen đối phó với đối thủ bằng khẩu súng trường (hoặc súng tiểu liên) trong tay. Tuy nhiên, Aleksander Zaytsev đã thuyết phục được họ, kết quả là khẩu súng mới đã để lại một chùm lỗ thủng trên bia và vượt qua bài bắn kiểm tra tại trường bắn thử nghiệm. Cũng từ đây, súng trường tấn công Kalashnikov mẫu 1947 đã chứng tỏ được sự đáng tin cậy, tính đơn giản của nó và bắt đầu được trang bị cho Quân đội Xô Viết từ năm 1949 với cái tên Súng trường tự động Kalashnikov (Автомат Калашникова), gọi tắt là АК, cỡ nòng 7,62 mm
 

Mặc dù nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov đã phủ nhận rằng khẩu АК-47 được ông thiết kế dựa trên khẩu StG 44 của người Đức Quốc Xã, nhưng một số người vẫn cho rằng АК-47 đã chịu ảnh hưởng từ thiết kế của StG-44 khi xét về mặt bề ngoài, cả hai khẩu súng này đều đặt ống trích khí ở ngoài ốp tay trên trong khi M-16 của Mỹ thì để trong ốp tay trên. Trên thực tế, cơ chế đóng khóa nòng của АК-47 khác biệt hoàn toàn so với StG 44. АК-47 sử dụng khóa nòng xoay còn StG-44 dùng khóa nòng trượt. Sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, cả АК-47, M-16 và StG-44 đều trích lại một phần khí, phần khí này sẽ đẩy bệ khóa nòng ra sau; đối với АК-47 và M-16, bệ khóa nòng sau khi bị đẩy ra sau sẽ làm xoay thoi đẩy trước khi thoi đẩy đẩy nạp viên đạn tiếp theo vào ổ súng; đối với StG-44, bệ khóa nòng bị đẩy về sẽ kéo thoi đẩy về cùng 1 lúc để tạo khoảng trống để viên đạn tiếp theo được nạp vào ổ súng. Về hệ thống lò xo, kim hỏa và cơ chế tháo lắp hộp khóa nòng thì StG-44 thậm chí còn giống Mp-44 của Hoa Kỳ hơn là giống АК-47.

АК-47 đúng là đã tích hợp được những đổi mới công nghệ súng trường so với trước đó: quá trình điểm hỏa được thực hiện bằng bệ khóa nòng lùi có lò xo đẩy về, sử dụng cụm khóa nòng kiểu then xoay như khẩu M1 Garand/M1 Carbine. Nhóm thiết kế của Kalashnikov có điều kiện tiếp cận tất cả các loại vũ khí này và họ không việc gì phải "sáng chế lại cái bánh xe".

Kalashnikov kể lại:

Nhiều binh sĩ Quân đội Xô Viết hỏi tôi rằng làm thế nào để có thể trở thành một nhà thiết kế, và làm thế nào để thiết kế được vũ khí mới. Câu hỏi này quả là khó trả lời. Mỗi nhà thiết kế có con đường riêng của mình, những thành công và thất bại của riêng mình. Nhưng có một thứ rõ ràng: trước khi cố gắng tạo ra cái gì đó mới, hãy bằng cảm nhận xem nó quan trọng sống còn đối với mọi thứ đã có trong lĩnh vực này hay không. Chính tôi đã cảm nhận được như vậy qua rất nhiều trải nghiệm của bản thân.
 

Giai đoạn sản xuất ban đầu đã có những khó khăn. Trong mẫu súng đầu tiên, tấm kim loại mỏng của bộ phận đẩy khóa nòng thường hay bị bật ra. Khó khăn cũng xuất hiện khi thanh dẫn hướng được gia công bằng phương pháp hàn thường gây ra hiện tượng trượt lẫy. Những nhà sáng chế không dừng lại, họ thay tấm kim loại mỏng có tác dụng giảm giật bằng một khối kim loại nặng hơn. Quá trình thay thế này gây nên một số tốn kém nhất định nhưng bù lại, khi sử dụng bộ phận đẩy về bằng tay của khẩu Mosin-Nagant trước đây, nó vẫn hoạt động đủ nhanh và đủ chắc chắn. Bộ phận đẩy về của khẩu súng trường này được gia công lại và thay thế vào đó. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô không thể trang bị nhiều súng mới cho quân đội trước năm 1956. Trong thời gian này, súng trường CKC vẫn tiếp tục được sản xuất.[25]

Một khi những khó khăn trong sản xuất đã được khắc phục, phiên bản thiết kế lại có tên АКM (M là chữ cái đầu tiên của từ "Modernizirovanniy", có nghĩa "hiện đại hoá" hoặc "nâng cấp" theo phiên âm tiếng Nga. Tên đầy đủ của АКM theo tiếng Nga là: Автомат Калашникова Модернизированный [Avtomat Kalashnikova Modernizirovanniy]) được đưa vào sản xuất và trang bị năm 1959. Mẫu mới này sử dụng tấm kim loại che bộ phận đẩy về hình vát nghiêng, khuyết cạnh trên vị trí cuối nòng súng, lắp thêm bộ phận giảm giật ở miệng nòng. Ngoài ra, bộ phận hãm búa đập được chế tạo thêm để ngăn vỏ đạn không bắn vào xạ thủ khi chốt khóa nòng liên tục đóng mở trong chế độ bắn nhanh, tự động điểm hỏa. Đây là cũng là điều đôi khi xem như "giải pháp tình thế", hoặc là một "sự đánh đổi", có ảnh hưởng làm giảm nhịp bắn mỗi phút trong chế độ bắn tự động. Nó cũng làm cho súng nhẹ đi gần một phần ba so với mẫu trước đó.

Việc sản xuất АК ở nước ngoài kể cả có giấy phép và không có giấy phép diễn ra khá phổ biến, trong đó nhiều nhất là mẫu АКM. Một phần do thương hiệu sản phẩm dễ hấp dẫn khách hàng nên mẫu này thường có số lượng chế tạo lớn hơn. Tất cả súng trường dựa trên thiết kế súng АК thường bị quy là АК - 47S ở miền Tây, mặc dù đây chỉ là sửa đổi súng trường với 3 sản phẩm ban đầu đã được đưa ra sử dụng.Ở đa số các quốc gia thuộc khối Đông Âu, hiểu biết về vũ khí đơn giản chỉ cần là "súng АК". Tấm hình phía trên bên phải minh họa sự khác biệt giữa kiểu sản phẩm thứ 2 nguyên bản và kiểu sản phẩm thứ 4 có thương hiệu, bao gồm sử dụng đinh tán chứ không phải là mối hàn trên sản phẩm có thương hiệu, cũng như cách tạo những gân sóng nhỏ trên ổ đạn làm cho ổ đạn có độ bền tốt hơn.

Vào năm 1978, Liên bang Xô Viết bắt đầu thay АК-47 và АКM của họ bằng súng trường thiết kế mới hơn: khẩu АК-74. Loại súng trường mới này và đạn chỉ bắt đầu được xuất khẩu tại các quốc gia Đông Âu khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Sự kiện nghiêm trọng này đã làm chậm lại việc sản xuất các vũ khí này của các nước trong khối Liên Xô cũ.

                                             
5 0
mingss | Chat Online Report
bài này hơi dài
1 0
Lê Thị Hoàng Anh | Chat Online Report
lác mắt quá bn ạ :< lười đọc -.-
2 0
mingss | Chat Online Report
๖ۣۜ๖ۣۜBẹρ ๖ۣۜLêッ tùy bn thui
1 0
Người có hai chân | Chat Online Report
-Review MP40 với Shotgun M1887 đê bạn:))))
Like
#Cam_phèn
1 0
mingss | Chat Online Report
Çą₥:)? mp40 thì đc nhưng M1887 lại là súng mà ff nghĩ ra chứ ko có thật
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-16 09:40:12
Chat Online
bây giờ ai muốn tìm hiểu về súng thì vào trang cá nhân của tui nha
tìm hiểu về dòng súng trường AKM đầu tiên thui

AKM (tên đầy đủ là Avtomat Kalashnikova Modernizirovannyj)(tiếng Nga: Автомат Калашникова модернизированный) là súng trường tấn công rất nổi tiếng của Liên Xô. Nó là kết quả của việc cải tiến AK-47 vào thập niên 1950. Được trang bị cho Hồng Quân vào năm 1959, AKM được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi độ chính xác, hỏa lực mạnh, độ tin cậy cao, độ bền và thiết kế đơn giản của nó. Tại Liên Xô cũ và Nga, AKM được sản xuất tại các xưởng quân khí là Tula và Izhevsk. Súng được chính thức sử dụng trong quân đội Liên Xô vào cuối năm 1960, song hành cùng AK-47 cũ hơn. Hiện nay AKM vẫn còn được sử dụng tại Nga và nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới
                                      AKM – Wikipedia tiếng Việt

Những thay đổi chủ yếu của súng so với AK-47 việc ứng dụng loại thép mới bền hơn và cụm cò-búa được cải tiến bằng cách thiết kế thêm một chi tiết làm trễ búa đập. Những thay đổi khác là việc tái thiết kế lại báng súng, tay cầm và bộ ốp lót phía trước, đồng thời thay đổi nguyên liệu chế tạo các bộ phận của súng từ gỗ tiện sang gỗ ép cường độ cao và bakelite. Các cải tiến này làm súng nhẹ hơn 25% so với AK-47 nhưng lại chắc chắn hơn. Ốp lót tay dưới có mấu giữ giúp tăng cường khả năng nắm chắc súng của xạ thủ trong quá trình chiến đấu. Chụp đầu nòng bù giật từ phiên bản AK-47 1955 được gắn vào đầu nòng súng bằng ren nòng tăng độ chụm của loạt bắn liên thanh (sang phải lên trên, theo tư thế bắn và cách cầm súng tiêu chuẩn) và làm giảm khả năng tản mát. Ống bù giật có thể được tháo ra thay thế bằng thiết bị giảm thanh PBS-1, thường được biết tới với tên gọi ống giảm thanh. Thiết bị giảm thanh này đòi hỏi đạn cận âm để chức năng giảm thanh hiệu quả. AKM sử dụng loại đạn 7,62x39mm M43 tiêu chuẩn có lõi thép tăng khả năng xuyên giáp chống đạn.

Một thay đổi khác của AKM là việc cải tiến thước ngắm với các vạch chia tầm từ 100m đến 1.000m (AK-47 tối đa là 800m), dù rằng khả năng ngắm bắn ở khoảng cách 800 hay 1000 mét chỉ là trên lý thuyết vì quá xa với mục tiêu đơn lẻ (trừ trường hợp lính bộ binh địch đứng tập trung thành đám đông), tầm ngắm hiệu quả chung của xạ thủ với mục tiêu đơn lẻ chỉ vào khoảng 300 - 600m

Mặc dù AK-74 với loại đạn 5,45x39 mm được sản xuất và sử dụng tại các lực lượng vũ trang, song AKM chưa bao giờ bị Nga loại khỏi quân ngũ, và vẫn được cất giữ trong các kho quân giới của quân đội Nga, nhiều đơn vị vẫn được trang bị AKM của những năm 60. Một vài đơn vị đặc biệt của Nga (hầu hết là cảnh sát và lực lượng đặc biệt) tham chiến trực tiếp tại Chechnya đều sử dụng AK-47 thay vì AK-74, một phần vì đạn 7,62mm của AK-47 có sức xuyên phá mạnh hơn đạn 5,45mm của AK-74.

5 0
mchauw | Chat Online Report
?
0 0
mingss | Chat Online Report
Rɨɨ♥ ? j bn
1 0
꧁ Diana ★彡 | Chat Online Report
? j bn  
​:))
0 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-16 09:32:42
Chat Online
time for poem

Bình minh thức dậy chỉ biết la
Nằm hoài một chỗ khóc oa oa
Sáng dậy thì ta đi một chút
Đi được vài phút lại ngã ra

Trưa là thời gian cực khổ lắm
Phải học thật chăm để nên người
Chiều chiều từ lười càng xa lánh
Chỉ ngày Quốc Khánh mới nghỉ thôi

Làm việc chăm chỉ cho tới tối
Gia đình đầy đủ ổn định thôi
Đêm đêm mình tôi nằm lặng lẽ
Kèn trống lại nghe buồn quá đời

ai hiểu nghĩa tui tặng 10 xu
4 0
Ng Dingg | Chat Online Report

​Khổ 1: em bé hả?
Khổ 2: Lớn lên đi học xây dựng đất nước
Khổ 3: You die ?

Like 1 :) Trả vào tus ><
# Zinh
1 0
mingss | Chat Online Report
có phần đúng đó nhưng mỗi khổ có 2 ý nghĩa cơ
1 0
phạm oanh | Chat Online Report
(bình minh , sáng dậy)khổ 1 : - là khi sinh ra và là em bé                                                                - típ theo là nói về sự vấp ngã để trưởng thành hoặc vấp ngã do tập đi
(trưa , chiều chiều )khổ 2 : - bắt đầu đi học
 -bắt đầu trải sự đời mới thấy khó khăn
(tối ,đêm đêm) khổ 3 : -bắt đầu lập gia đình ,cuộc sống an nhàn,đầy đủ
  - bệnh rồi chết

4 TỪ ĐỂ MIÊU TẢ BÀI THƠ NÀY : SINH , LÃO , BỆNH , TỬ
1 0
mingss | Chat Online Report
tớ rất hay và ho đấy nhé ko chết vì bệnh nhưng cũng đúng
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

mingss
Link | Report
2020-08-15 22:38:11
Chat Online
hm so boring
4 0
Nguyễn Minh Thư | Chat Online Report

​Like cho cậu nà ~
Trả vô tus đầu hộ mik nha
Nếu rảnh thỳ cậu fl + tick 5* hộ mik nha
1 0
mingss | Chat Online Report
 Ħắc'☪ ℌoàn❡'ջ Ƀảo'❍ Ɱᵿᵰʑ'ح  tick mình 5 sao nha
1 0
Đăng nhập tài khoản để có thể bình luận cho nội dung này!

Đăng ký | Đăng nhập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư