Cơm thầy cơm cô - Chương 2. MUỐN BÁN MƯỜI SÁU NGƯỜI (Vũ Trọng Phụng)
Quỳnh Anh Đỗ | Chat Online | |
06/07/2019 10:50:14 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
- * Cơm thầy cơm cô - Chương 4. CUỐN TIỂU THUYẾT CỦA CON SEN ĐŨI (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Cơm thầy cơm cô - Chương 5. SỰ CÁM DỖ VỚI MẢNH HỒN NGÂY THƠ (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Cơm thầy cơm cô - Chương 3. CÁI GIÁ TRỊ LÀM NGƯỜI (Vũ Trọng Phụng) (Văn học trong nước)
- * Cổ học tinh hoa - Chương 87: Say, tỉnh, đục, trong (Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân) (Văn học trong nước)
Nếu có những chữ này kẻ thật đẹp vào một cái bảng để trước chỗ chúng tôi ngồi có lẽ những người đi đường mới thèm để ý và chúng tôi mới thoát khỏi nạn ngồi giơ mặt cho ruồi bâu. Theo lời mụ làm nghề đưa người ở, tôi đã ra góc phố Amiral Courbet từ 7 giờ. Thoạt đầu chỉ có bọn bẩy đứa chúng tôi ở hàng cơm ra. Về sau, cứ mỗi lúc lại thấy một vài đứa nữa, không biết từ đâu mà chui ra, dễ ở trên cao rơi xuống cũng chưa biết chừng, cũng đến họp ở ngã tư này, như ruồi thấy mùi mật vậy. Vì chưng tôi không cần có việc nên tôi thản nhiên được mà nhìn bọn người đến tranh cơm cướp áo nhau trong bọn họ. Còn cái thằng quít đã thức suốt đêm với tôi hôm qua ở hàng cơm thì mỗi lúc thấy một ai, bất cứ đực hay cái, đến giữ chỗ, là lại càu nhàu:
- Giời ơi! Lại cứ thêm thêm mãi thì bao giờ cho tôi mới có việc đây!
Thật vậy, bất cứ ở bực thang nào trong xã hội, một kẻ đồng nghiệp cũng là một kẻ đáng ghét. Mụ vú già cũng cấm cảu chửi một câu bâng quơ:
- Tiên nhân nhà nó ra! Cứ ùn mãi người lên thế này!
Cả đám người ấy ngồi tản mạn thành từng tốp nho nhỏ. Trẻ với trẻ, già với già, đàn bà với đàn bà, con trai với con trai. Mà mụ đưa người thì không ngồi, chỉ đi đi lại lại, nhìn người này, nhìn người nọ như một viên võ quan lúc điểm binh và mấp máy cái mồm, không hiểu là đếm hay là đánh giá những kẻ chịu lụy mụ. Người ta nói chuyện rì rầm huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau cho vui, và bắt chấy cho nhau cắn đỡ đói.
Tôi thấy mụ trùm ế hàng mà tôi lo cho bọn khốn nạn kia. Còn chính mụ, mụ lại ra ý sung sướng, tôi chưa hiểu vì lẽ gì. Rồi tôi nghĩ đến bọn thất nghiệp ở Cảng, hẹn nhau một chỗ nhất định, họp đông hơn đám biểu tình. Đằng này, Hà thành không có sự tổ chức, đám dân hạ lưu chia nhau ra khắp các phố, thành thử những người lịch sự tưởng Hà thành lịch sự, mà các nhà xã hội học - cũng tưởng là Hà thành không có chuyện gì bi thương...
Chính ra, nó rất là thương tâm...
Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo để đến đây chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho giá con người phải ngang hàng với giá loài vật; nó đã làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm!
Muốn bán mười sáu người!
Cả buổi sáng hôm nay không có một khách hàng nào muốn mua.
Vậy 16 kẻ kia đáng giá như thế nào? Đó là tại bán đắt nên ế hàng hay là bán rẻ mà cũng vẫn ế?
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!