Cái chết bí ẩn của Bao Công
Ngọc Văn | Chat Online | |
17/05/2017 14:10:23 |
1.208 lượt xem
Gần nghìn năm đã trôi qua, cái chết của Bao Công - vị quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo sách Tống sử, Bao Công (999-1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) đời Tống Nhân Tông.
Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.
Ông qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.
Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.
Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng “thuốc tốt” của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.
Hình vẽ Bao Công trong sách Tam tài đồ hội (1609).
Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?
Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập.
Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.
Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.
GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.
Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.
Theo Zing
Theo sách Tống sử, Bao Công (999-1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) đời Tống Nhân Tông.
Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.
Ông qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.
Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.
Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng “thuốc tốt” của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.
Hình vẽ Bao Công trong sách Tam tài đồ hội (1609).
Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?
Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập.
Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.
Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.
GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.
Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.
Theo Zing
Bình luận (4)
Hương Lê | Chat Online | |
22/07/2017 10:39:29 |
ồ
Hương Lê | Chat Online | |
22/07/2017 10:39:53 |
hay
Trần Duy Khánh | Chat Online | |
03/01/2018 21:19:09 |
vl
Nấm lùn cute | Chat Online | |
20/06/2018 11:34:35 |
hay
Những điều thú vị khác:
- Trong não bồ câu có "bản đồ không gian", bay đến đâu cũng biết đường
- Thành cổ Sigirya - vẻ đẹp "kinh đô" bí ẩn mà ít người dám khám phá
- Thảm họa biến cá voi xanh thành sinh vật lớn nhất hành tinh
- Vì sao ta không cảm nhận được Trái đất đang quay?
- 100 năm trước người xưa nghĩ gì về chúng ta?
- Độ sâu khó tin của biển xanh và những sự thật chẳng ai ngờ đến dưới đáy đại dương
- Phát hiện loài cá đang tiến hóa để chuẩn bị bỏ nước lên bờ sống
- Vì sao gia đình người Tây Tạng này có thể sống ở độ cao 4200m?
- Những bức ảnh "chụp lại giấc mơ", đẩy trí tưởng tượng lên cực độ
- Thời gian để con người rơi xuyên qua tâm Trái Đất
Bạn có thông tin hay, thú vị, bổ ích, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi những điều kỳ thú
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!